Đặc điểm thiết chế tài phán quốc tế

Một phần của tài liệu Tham gia vụ tranh chấp với tư cách là bên thứ ba tại các thiết chế tài phán quốc tế (Trang 53 - 57)

6. Kết cấu của luận án

2.2. Những vấn đề tổng quan về thiết chế tài phán quốc tế

2.2.2. Đặc điểm thiết chế tài phán quốc tế

Các thiết chế tài phán quốc tế ra đời đã khẳng định vai trò và vị trí của một phƣơng thức để thức giải quyết tranh chấp quốc tế giữa các thành viên dựa trên cơ sở pháp luật quốc tế. Một hình thức đem lại sự công bằng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Việc sử dụng các thiết chế tài phán đã giúp giải quyết triệt để các tranh chấp quốc tế tránh đƣợc sự căn thẳng, xung đột thậm chí cả các xung đột vũ trang giữa các chủ thể của luật quốc tế. Các thành viên có quyền đƣợc bảo vệ lợi ích của mình thông qua các thiết chế tài phán quốc tế để giải quyết khi có tranh chấp, bất đồng với các thành viên khác.

Trên thực tế, các thiết chế tài phán quốc tế đƣợc thành lập trên cơ sở các điều ƣớc quốc tế và hoạt động dựa trên quy chế riêng của mình. Tuy nhiên, các thiết chế tài phán quốc tế còn có những đặc điểm cơ bản để có thể đƣợc nhận diện nhƣ sau:

a) Các thiết chế tài phán quốc tế được thành lập dựa trên thỏa thuận và thừa nhận của các chủ thể luật quốc tế

Các thiết chế tài phán quốc tế đƣợc thành lập dựa trên sự thỏa thuận và thừa nhận trong trƣờng hợp gia nhập hoặc tuyên bố chấp nhận thẩm quyền đối với các cơ quan này của các chủ thể luật quốc tế. Hình thức của sự thỏa thuận, thừa nhận này chính là điều ƣớc quốc tế đƣợc các chủ thể luật quốc tế ký kết, tuyên bố thừa nhận dựa trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng của mình. Các thành viên tham gia thỏa thuận, công nhận việc thành lập và thẩm quyền của các thiết chế tài phán quốc tế. Do vậy, các quốc gia cần thực hiện những cam kết, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với các thiết chế tài phán quốc tế mà mình là thành viên.

b) Các thiết chế tài phán quốc tế có cơ cấu tổ chức và bộ máy giúp việc để thực hiện chức năng của mình

Các thiết chế tài phán mang đặc điểm chung là các cơ quan có chức năng giải quyết tranh chấp quốc tế giữa các thành viên. Do vậy, các thiết chế tài phán quốc tế mang đặc trƣng là một cơ quan, tổ chức bao gồm các yếu tố cấu thành cơ bản nhƣ:

Thứ nhất, có cơ quan xét xử đƣợc thành lập trên cơ sở quy định, quy chế

hoạt động của các thiết chế tài phán quốc tế này. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, các cơ quan chuyên môn hoặc hội đồng xét xử sẽ đƣợc thành lập gồm các

thẩm phán, trọng tài. Ngoài ra, các thiết chế tài phán quốc tế còn có thể có quy định về việc tham gia của các thẩm phán ad hoc, trọng tài ad hoc đƣợc hiểu là thẩm phán hoặc trọng tài đặc biệt theo vụ việc đƣợc lựa chọn bởi các bên theo thỏa thuận quy chế của các thiết chế tài phán quốc tế để giải quyết các tranh chấp quốc tế phát sinh giữa các thành viên.

Thứ hai, các thẩm phán, trọng tài chuyên trách của các thiết chế tài phán đƣợc lựa chọn theo những nguyên tắc nhất định. Những thẩm phán, trọng tài đƣợc bổ nhiệm theo nhiệm kỳ nhất định tùy vào quy chế riêng của mỗi một thiết chế tài phán quốc tế.

Thứ ba, các thiết chế tài phán quốc tế có các bộ phận giúp việc nhƣ: văn phòng, thƣ ký, chuyên môn, tài chính, truyền thông, tin học, xuất bản v.v.. làm nhiệm vụ giúp việc cho tổ chức này. Bộ phận giúp việc có vai trò giúp cho các thiết chế tài phán quốc tế hoạt động một cách hiệu quả trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ riêng của từng bộ phận giúp việc này.

c) Thiết chế tài phán quốc tế có chức năng chính là giải quyết tranh chấp quốc tế

Thiết chế tài phán quốc tế có chức năng chính là giải quyết tranh chấp quốc tế. Giải quyết tranh chấp thông qua cơ quan tài phán quốc tế là biện pháp giải quyết tranh chấp đƣợc các chủ thể luật quốc tế lựa chọn sử dụng, với tính chất là công cụ pháp lý khi nhu cầu bảo vệ lợi ích của mình đƣợc đặt ra. Khi một trong các thành viên có yêu cầu cơ quan tài phán quốc tế giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên, các thiết chế tài phán quốc tế sẽ căn cứ theo quy trình, thủ tục tố tụng giải quyết tranh chấp để xem xét việc giải quyết các vụ kiện phát sinh giữa các bên. Nói một cách khác, chức năng giải quyết tranh chấp là một trong những chức năng cơ bản và quan trọng nhất của các thiết chế tài phán quốc tế trong việc thể hiện vai trò, vị trí của mình trong việc xét xử và đƣa ra phán quyết để giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các thành viên.

d) Thiết chế tài phán quốc tế có thẩm quyền xét xử giải quyết các tranh

chấp quốc tế dựa trên sự công nhận của các bên

Một trong những chức năng và đặc điểm cơ bản và đặc biệt quan trọng của các thiết chế tài phán quốc tế đó là đó là chức năng xét xử để giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể của luật quốc tế. Các thiết chế tài phán quốc tế có

thẩm quyền xét xử giải quyết các tranh chấp quốc tế dựa trên cơ sở sự công nhận của các bên tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của thiết chế tài phán quốc tế. Các thiết chế tài phán quốc tế sẽ căn cứ vào sự thỏa thuận công nhận thẩm quyền, quy chế hoạt động hoặc thỏa thuận cơ chế về giải quyết tranh chấp (đã đƣợc các thành viên tham gia ký kết và công nhận cho thi hành hiệu lực) để thực hiện chức năng xét xử và giải quyết tranh chấp của các thành viên.

Trong thực tiễn, khi xảy ra tranh chấp mà các bên tranh chấp không thể thực hiện đạt đƣợc một thỏa thuận chung để giải quyết vụ việc. Việc sử dụng các thiết chế tài phán quốc tế là một xu hƣớng hiện đại, văn minh và có tính chất pháp lý cao để có thể giải quyết một cách triệt để các các tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể của luật quốc tế.

e) Sử dụng luật quốc tế để giải quyết các tranh chấp quốc tế

Một đặc điểm nổi bật của các thiết chế tài phán quốc tế đó chính là việc giải quyết các tranh chấp quốc tế dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật quốc tế. Các thiết chế tài phán quốc tế căn cứ và áp dụng các quy phạm pháp luật quốc tế để giải quyết các tranh chấp giữa các chủ thể của luật quốc tế. Trong quá trình tố tụng, các thiết chế tài phán sẽ căn cứ trên cơ sở lập luận của các bên tranh chấp gồm nguyên đơn, bị đơn, bên thứ ba liên quan, các quy phạm pháp luật quốc tế liên quan (điều ƣớc quốc tế, tập quán quốc tế, án lệ ..), các ý kiến pháp lý tham khảo của các tổ chức, cá nhân phát biểu ý kiến về vụ tranh chấp theo cơ chế

“amicus curiae” để xem xét và đƣa ra phán quyết giải quyết các tranh chấp phát

sinh giữa các bên.

g) Phán quyết và bảo đảm thực thi phán quyết

Chức năng của các thiết chế tài phán quốc tế là giải quyết tranh chấp bằng việc đƣa ra các phán quyết trong quá trình xét xử các vụ tranh chấp xảy ra các bên. Trong đó, phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế đƣợc hiểu là văn bản thể hiện lập luận và kết luận của các thẩm phán hoặc trọng tài của các thiết chế tài phán quốc tế về vụ việc tranh chấp cụ thể [9]. Trong quá trình giải quyết các vụ việc, các thiết chế tài phán quốc tế sẽ xem xét và lựa chọn quy phạm pháp luật để áp dụng. Tuy nhiên, quy phạm pháp luật nhiều khi mới chỉ mang tính nguyên tắc, chƣa thể áp dụng vào một trƣờng hợp cụ thể để giải quyết vụ việc, chƣa mang tính cụ thể. Khi đó, vai trò của các thiết chế tài phán quốc tế là rất quan trọng bởi các

thiết chế này không chỉ xem xét lựa chọn quy phạm nào để áp dụng mà phải giải thích ý nghĩa của các quy phạm đó. Từ đó, các thiết chế tài phán quốc tế sẽ đƣa ra các lập luận và kết luận về vụ việc tranh chấp. Sự giải thích trong các phán quyết của các thiết chế tài phán quốc tế có thể đƣợc sử dụng để viện dẫn áp dụng và giải quyết các vụ việc tƣơng tự sau này.

Các thiết chế tài phán quốc tế khi xem xét các vụ việc thuộc thẩm quyền của mình để đƣa ra các phán quyết thƣờng xem xét cả các quy phạm điều ƣớc quốc tế và quy phạm tập quán quốc tế, thƣờng xét quy phạm điều ƣớc trƣớc, nếu vụ việc trên thực tế chƣa có quy định nào trong điều ƣớc điều chỉnh thì sẽ xét đến các quy phạm tập quán quốc tế. Khi phán quyết áp dụng quy phạm trong một điều ƣớc quốc tế, quy phạm đó nếu đƣợc áp dụng nhiều lần trong giải quyết các vụ việc sau này dần dần có thể trở thành tập quán quốc tế và ngƣợc lại, khi sử dụng tập quán để giải quyết vụ việc thì sau này các nhà làm luật sẽ có thể pháp điển hóa và biến quy phạm tập quán trở thành quy phạm điều ƣớc quốc tế. Trong trƣờng hợp nếu không có cả điều ƣớc quốc tế và tập quán quốc tế thì sẽ áp dụng án lệ để giải quyết vụ việc.

Thông thƣờng phán quyết của các thiết chế tài phán quốc tế là chung thẩm và có giá trị pháp lý bắt buộc đối với các bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có trách nhiệm tuân thủ, tự nguyện và thực hiện các nghĩa vụ trong việc thi hành phán quyết của các thiết chế tài phán quốc tế. Thông qua phán quyết của các thiết chế tài phán quốc tế có những vai trò cụ thể nhƣ:

Một là, các phán quyết của thiết chế tài phán quốc tế khi đƣợc viện dẫn có

ý nghĩa quan trọng làm sáng tỏ nội hàm của một khái niệm pháp lý trong luật quốc tế. Đây là vai trò cơ bản và rõ rệt nhất của các phán quyết của cơ quan tài phán. Việc giải thích các khái niệm pháp lý sẽ làm cơ sở để các thiết chế tài phán ra những phán quyết trong quá trình giải quyết tranh chấp giữa các bên. Ví dụ vụ kiện “Corfu Channel” (vụ kiện “eo biển Corfu” giữa Vương quốc Anh, Bắc Ireland với Albania), Tòa án Công lý quốc tế đã giải thích và làm rõ khái niệm pháp lý “eo biển quốc tế” và nguyên tắc “quyền qua lại không gây hại qua eo biển quốc tế” [79].

Hai là, thông qua các phán quyết của các thiết chế tài phán quốc tế những

các điều ƣớc quốc tế đƣợc làm rõ. Từ một quy tắc, quy phạm chƣa đƣợc giải thích, còn có những cách hiểu chung chung, chƣa rõ ràng, thì sau khi đƣợc giải thích chúng đƣợc định hình thành các quy tắc, quy phạm đã đƣợc giải thích một cách chi tiết, có căn cứ pháp lý và đặc biệt là có tác động với cả các quốc gia ký kết điều ƣớc nhƣng không tham gia vụ tranh chấp.

Ba là, các án lệ đóng vai trò quan trọng là nguồn bổ trợ của luật quốc tế. Trong quá trình giải quyết các tranh chấp quốc tế, các cơ quan giải quyết tranh chấp của các thiết chế tài phán quốc tế sẽ xem xét các án lệ liên quan để có những vận dụng, lập luận đối với các khía cạnh pháp lý trong suốt quá trình xét xử và ban hành phán quyết của mình.

Tuy nhiên trong một số trƣờng hợp, không phải phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp quốc tế đều có giá trị chung thẩm. Ví dụ nhƣ Báo cáo ban đầu của hội đồng trọng tài theo quy định Điều 28.16 của Hiệp định CPTPP không mang tính chung thẩm; Báo cáo của Ban hội thẩm của Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO; Báo cáo của Ban hội thẩm của Cơ quan giải quyết tranh chấp của ASEAN v.v..)

Về nguyên tắc, các quốc gia là những chủ thể của luật quốc tế bảo đảm thực hiện phán quyết của các thiết chế tài phán quốc tế. Nói một cách khác, các quốc gia có trách nhiệm tuân thủ và thực thi các phán quyết của các thiết chế tài phán quốc tế trên cơ sở thực hiện các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế trong đó có nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế (nguyên tắc Pacta sunt

servanda). Trong trƣờng hợp một quốc gia từ chối thi hành phán quyết đã có hiệu

lực đƣợc coi là hành vi vi phạm cam kết quốc tế và làm phát sinh trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia [19].

Một phần của tài liệu Tham gia vụ tranh chấp với tư cách là bên thứ ba tại các thiết chế tài phán quốc tế (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)