6. Kết cấu của luận án
2.3. Cơ sở lý luận về việc tham gia vụ tranh chấp với tƣ cách là bên thứ ba
2.3.3. Địa vị pháp lý của bên thứ ba
2.3.3.1. Điều ước quốc tế
a) Thỏa thuận về các Quy tắc và Thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp (DSU)
Một trong những Điều ƣớc quốc tế điển hình ghi nhận về địa vị pháp lý của
“bên thứ ba” đó là Thỏa thuận về các Quy tắc và Thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp (DSU). Bằng văn bản này, các thành viên của WTO đã ghi nhận quyền và nghĩa vụ pháp lý của “bên thứ ba” với những nội dung cụ thể nhƣ sau:
“bên thứ ba” có những quyền đƣợc ghi nhận một cách cụ thể cụ thể nhƣ sau: (i)
quyền đƣợc Ban hội thẩm xem xét, cân nhắc đầy đủ về lợi ích lợi nhƣ đối với các bên tranh chấp trong cùng một hiệp định có liên quan đến tranh chấp (khoản 1, Điều 10); (ii) quyền đƣợc trình bày vấn đề và ghi nhận ý kiến bằng văn bản cho Ban hội thẩm (khoản 2, Điều 10); (iii) quyền đƣợc gửi ý kiến pháp lý thông qua Ban hội thẩm tới các bên tranh chấp trong vụ việc (khoản 2, Điều 10); (iv) quyền đƣợc nhận các văn bản đệ trình của các bên tranh chấp trong phiên họp đầu tiên đƣợc xem xét bởi Ban hội thẩm (khoản 3, Điều 10); (v) quyền khởi kiện khi cho rằng việc giải quyết của Ban hội thẩm có thể làm triệt tiêu hoặc ảnh hƣởng tới quyền lợi của bên thứ ba (khoản 4, Điều 10); (vii) quyền đƣợc tham gia xét xử phúc thẩm và trình bày hoặc đệ trình văn bản cho Cơ quan phúc thẩm (Khoản 4, Điều 17); (viii) những quy định về trình tự, thủ tục về quyền tham gia của bên thứ ba trong phiên xét xử đƣợc ghi nhận đầy đủ tại Phụ lục 3 của DSU.
b) Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
Hiệp định CPTPP đề cập “bên thứ ba” dƣới góc độ là bên không phải bên tranh chấp mà có văn bản thông báo về sự tham gia bên thứ ba Hội đồng trọng tài để giải quyết tranh chấp giữa các thành viên. Quyền và nghĩa vụ của thành viên đề nghị tham gia với tƣ cách là “bên thứ ba” đƣợc ghi nhận tại Điều 28.13 của Hiệp định này. Theo đó, “bên thứ ba” đƣợc quy định có một số quyền cụ thể nhƣ sau:
(i) quyền tham dự vào quá trình xét xử của Hội đồng trọng tài; (ii) quyền đệ trình văn bản trƣớc Hội đồng trọng tài ; (iii) quyền trình bày quan điểm bằng lời nói trƣớc Hội đồng trọng tài; (iv) quyền đƣợc nhận văn bản đệ trình từ các bên tranh chấp gửi tới Hội đồng trọng tài [49, Điều 28.13].
2.3.3.2. Quy chế xét xử của Tòa án
Địa vị pháp lý của “bên thứ ba” cũng đƣợc ghi nhận trong Quy chế xét xử của Tòa án (rule of court). Một trong những trƣờng hợp điển hình quy định về
“bên thứ ba” đƣợc ghi nhận tại Quy chế của Tòa án Công lý quốc tế. Theo đó,
“bên thứ ba” đƣợc ghi nhận các quyền cụ thể nhƣ: (i) quyền yêu cầu Tòa án cho
phép tham gia nếu có căn cứ cho rằng quyền và lợi ích của mình có thể bị ảnh hƣởng bởi phán quyết của tòa án [26, khoản 1 Điều 62]; (ii) quyền đƣợc nhận thông báo về vụ việc trong trƣờng hợp Tòa giải thích điều ƣớc liên quan đến các quốc gia khác [26, khoản 1 Điều 63]; (iii) quyền đƣợc tham gia vào vụ việc trong trƣờng hợp đƣợc nhận thông báo của Tòa án về việc giải thích điều ƣớc có liên quan [26, khoản 2 Điều 63].
Tiếp theo đó, Tòa án Luật biển quốc tế (ITLOS) cũng có quy định đối với thành viên với vai trò là “bên thứ ba” có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong giải quyết tranh chấp. Căn cứ theo Quy chế của Tòa án quốc tế về Luật biển (Phụ lục VI của UNCLOS), “bên thứ ba” có những quyền và nghĩa vụ cụ thể đƣợc ghi nhận gồm: (i) quyền yêu cầu tham gia vụ tranh chấp khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hƣởng bởi vụ tranh chấp [24, khoản 1 Điều 31]; (ii) quyền đƣợc thông báo của các thành viên trong trƣờng hợp một vấn đề đƣợc Tòa án giải thích hay áp dụng liên quan đến Công ƣớc của Liên hợp quốc về Luật biển [24, khoản 1 Điều 32]; (iii) quyền can thiệp của các nƣớc trong trƣờng hợp Tòa án giải thích hay áp dụng một điều ƣớc quốc tế mà những nƣớc này là thành viên [24, khoản 2 Điều 32]; (iv) quyền đƣợc đƣa vấn đề ra Tòa án để giải quyết nếu có tranh chấp [24, Điều 20]; (v) nghĩa vụ tuân thủ quyết định có các nội dung liên quan đến vụ tranh chấp đối với bên thứ ba đã có đơn yêu cầu xin tham gia [24, khoản 3 Điều 31]; (vi) nghĩa vụ tuân thủ việc giải thích các nội dung trong bản án của Tòa án [24, khoản 3 Điều 32].
2.3.4. Ý nghĩa tham gia với tư cách bên thứ ba
trên thực tế có nhiều quan điểm khác nhau về ý nghĩa tham gia của hình thức này. Một số nhà nghiên cứu khoa học pháp lý có quan điểm cho rằng nếu một nƣớc nhận định quyền lợi bị ảnh hƣởng bởi một bên khác thì phải tham gia việc giải quyết tranh chấp một cách trực tiếp với tƣ cách bên tranh chấp là nguyên đơn, bị đơn để có khả năng tham gia ở mức tối đa và không bị giới hạn các quyền của mình trong quá trình tố tụng của cơ quan giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu lại có quan điểm khác khi cho rằng để bảo vệ quyền lợi của mình, không nhất thiết phải lựa chọn cách thức tham gia giải quyết tranh chấp với tƣ cách là bên tranh chấp. Một nƣớc vừa có thể tham gia vụ tranh chấp khi cho rằng mình có quyền lợi liên quan vừa có thể tham gia đƣợc hƣởng những lợi ích thiết thực bằng việc tham gia với tƣ cách là bên thứ ba tại các thiết chế tài phán quốc tế.
Trên thực tế, ý nghĩa và vai trò của việc tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp với tƣ cách là bên thứ ba đã đƣợc đề cập trong các nghiên cứu, đánh giá và các quy định cụ thể về việc tham gia với tƣ cách này tại các thiết chế tài phán quốc tế. Chẳng hạn nhƣ:
Tác giả Lauren Konken từ những nghiên cứu và thực tiễn tham gia giải quyết tranh chấp thƣơng mại của các thành viên với tƣ cách là bên thứ ba tại WTO, đã đƣa ra một số nhận định về mục đích và ý nghĩa của một thành viên sau quyết định trở thành bên thứ ba tại các vụ tranh chấp tại WTO. Những thành viên này sẽ quyết định việc chủ động hoặc giữ im lặng trong quá trình giải quyết tranh chấp với tƣ cách tham gia này. Tác giả cho rằng sự lựa chọn tham gia với tƣ cách là bên thứ ba với ý nghĩa giúp cho những thành viên này có thể theo đuổi vụ kiện với vai trò là bên quan sát, hoặc là những thành viên này tham gia một cách chủ động theo đuổi một sự giải thích hay phán quyết cụ thể của cơ quan giải quyết tranh chấp. Đây là yếu tố đƣợc xác định ngay từ ban đầu khi các thành viên quyết định trở thành bên thứ ba. Tuy nhiên, điều này chỉ đƣợc thể hiện ra bên ngoài căn cứ vào các hoạt động của những thành viên này sau khi thực tế tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp. Tác giả đề cập tham gia với tƣ cách là bên thứ ba có những điều kiện, ƣu điểm, thuận lợi phù hợp với sự tham gia của các thành viên, đặc biệt đối với những thành viên là những nƣớc đang phát triển tại WTO [85, tr.14]. Để giải thích cho trƣờng hợp một thành viên tham gia với tƣ cách là bên thứ ba trong tranh chấp theo cách thức năng động (active third party participation)
hay cách thức im lặng (silent third party participation), tác giả đƣa ra mô hình khái quát về sự ảnh hƣởng của lợi ích hệ thống (systemic interest) [85, tr.21] đến việc quyết định của một thành viên tham gia với tƣ cách là bên thứ ba. Cụ thể, nếu một thành viên có lợi ích hệ thống ở mức cao (high systemic interest) gắn liền với những lĩnh vực quan trọng của thành viên này bị ảnh hƣởng bởi vụ tranh chấp, những thành viên này sẽ có xu hƣớng tham gia theo cách thức tích cực trong quá trình tố tụng để giải quyết tranh chấp này. Trƣờng hợp, nếu những thành viên xét thấy lợi ích hệ thống ở mức thấp (low systemic interest) gắn với những lĩnh vực không phải là thế mạnh hoặc ít bị ảnh hƣởng bởi vụ tranh chấp, họ sẽ có xu hƣớng tham gia theo cách thức giữ im lặng [85, tr.21].
Tác giả Serena Forlati đƣa ra nhận định của mình khi cho rằng Tòa án Công lý quốc tế ICJ trong quá trình xét xử đã lƣu ý đối với các tình huống mà quyền và lợi ích của bên thứ ba có thể bị ảnh hƣởng bởi vụ kiện. Đặc biệt là đối với những điều khoản thi hành đƣợc nêu trong phán quyết của Tòa, Tòa phải nhận thức đƣợc những nội dung này có thể có ảnh hƣởng đến bên thứ ba dựa trên cơ sở quyền và lợi ích của bên thứ ba trong vụ kiện [109, tr.130]. Nói một cách khác, ý nghĩa của việc tham gia với tƣ cách bên thứ ba đóng vai trò quan trọng đƣợc thể hiện trong quá trình xét xử cũng nhƣ trong giai đoạn ra phán quyết của Tòa. Tòa án đảm bảo trong quá trình giải quyết tranh chấp giữa các bên phải ghi nhận, xem xét, đảm bảo quyền và lợi hợp pháp của các nƣớc tham gia với tƣ cách là bên thứ ba trong vụ kiện có liên quan. Đây cũng xem là nguyên tắc chung không chỉ tại ICJ mà còn ở các thiết chế tài phán quốc tế khác khi xem xét những quyền và lợi ích của các thành viên tham gia với tƣ cách là bên thứ ba trong vụ tranh chấp. Từ thực tiễn quy định của các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế cũng cho thấy việc tham gia với tƣ cách là bên thứ ba còn có ý nghĩa liên quan đến việc bảo lƣu quyền khởi kiện của bên thứ ba. Một thành viên tham gia với tƣ cách là bên thứ ba trong vụ kiện sẽ không làm mất đi quyền tham gia với tƣ cách là bên tranh chấp trong vụ kiện có cùng tính chất nếu cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị ảnh hƣởng bởi quá trình xem xét và giải quyết của các cơ quan xét xử. Nói một cách khác, tham gia với tƣ cách là bên thứ ba của thành viên sẽ không tự làm triệt tiêu hoặc mất đi quyền khởi kiện trong vụ việc có cùng tính chất để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình. Đây đƣợc xem là một trong những ý nghĩa quan
trọng đối với các thành viên khi xem xét về mức độ và cách thức tham gia vụ tranh chấp tại các thiết chế tài phán quốc tế. Chẳng hạn nhƣ theo quy định của WTO tại khoản 4, Điều 10 DSU: “Nếu một bên thứ ba cho rằng một biện pháp là đối tượng của việc giải quyết tại ban hội thẩm đã triệt tiêu hoặc làm phương hại đến quyền lợi của bên đó theo bất cứ hiệp định có liên quan nào, thì Thành viên đó có thể sử dụng thủ tục giải quyết tranh chấp thông thường theo bản Thỏa thuận này. Tranh chấp như vậy phải được chuyển cho ban hội thẩm ban đầu mỗi khi có thể.” [46, Điều 10]. Theo quy định này, một thành viên là bên thứ ba trong vụ tranh chấp có thể bên thứ ba có quyền bắt đầu một vụ kiện mới nếu cho rằng quyền lợi của mình bị “triệt tiêu” hoặc “ảnh hưởng” bởi các khuyến nghị hoặc quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp liên quan theo bất cứ hiệp định nào có liên quan. Ví dụ điển hình về trƣờng hợp này có thể kể đến là trƣờng hợp của Trung Quốc tham gia giải quyết tranh chấp với tƣ cách là bên thứ ba trong 07 vụ kiện tại WTO: DS248, DS249, DS251, DS253, DS254, DS258-United States –
Definitive Safeguard Measures on Imports of Certain Steel Products. Các vụ kiện
đƣợc tiến hành lần lƣợt bởi EC, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thụy Sỹ, Na Uy, New Zealand kiện Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp tự vệ đối với việc nhập khẩu các sản phẩm thép (Mã vụ kiện DS248, DS249, DS251, DS252, DS253, DS254, DS258). Trong nội dung liên quan đến tranh chấp này, Trung Quốc đã nộp đơn tham gia với tƣ cách vừa là nguyên đơn khởi kiện Hoa Kỳ trong vụ kiện DS252 có cùng tính chất.
Từ những nội dung đƣợc trình bày và phân tích nên trên, việc tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp tại các thiết chế tài phán quốc tế với tƣ cách là bên thứ ba đƣợc đánh giá có những ý nghĩa quan trọng đối với các nƣớc tham gia bao gồm cả những nƣớc phát triển và nƣớc đang phát triển. Tác giả luận án cho rằng những ý nghĩa của việc tham gia với tƣ cách là bên thứ ba có thể đƣợc đề cập đến nhƣ sau:
Thứ nhất, việc một nƣớc tham gia với tƣ cách bên thứ ba có thể nhằm theo
dõi một cách có hệ thống quá trình giải thích, áp dụng các quy định của không những bởi các thành viên khác tham gia với tƣ cách là bên tranh chấp, mà còn bởi cả các cơ quan giải quyết tranh chấp của cơ quan xét xử của các thiết chế tài phán quốc tế.
Thứ hai, tham gia với tƣ cách là bên thứ ba đƣợc hƣởng nhiều quyền lợi trong quá trình tham gia tố tụng tại các thiết chế tài phán quốc tế nhƣ: đƣợc quyền nhận tài liệu, hồ sơ, chứng cứ đƣợc đệ trình bởi các bên tranh chấp; đƣợc quyền gửi ý kiến pháp lý và trình bày quan điểm pháp lý của mình tại các cơ quan xét xử của các thiết chế tài phán quốc tế (những ý kiến này đƣợc ghi nhận trong các báo cáo, phán quyết của cơ quan xét xử); đƣợc quyền tham gia trực tiếp trong các phiên xét xử với tƣ cách là bên thứ ba và đƣợc hƣởng những quyền lợi khác có liên quan đến bên thứ ba.
Thứ ba, bằng việc tham gia với tƣ cách là bên thứ ba, đặc biệt trong giai đoạn xem xét bởi cơ quan xét xử, một thành viên tham gia với tƣ cách này có thể hy vọng tạo ảnh hƣởng của mình đến quan điểm và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của các thiết chế tài phán quốc tế. Theo quy định chung, quan điểm và quyền lợi của bên thứ ba phải đƣợc cân nhắc đầy đủ trong quá trình giải quyết tranh chấp tại các thiết chế tài phán quốc tế.
Thứ tư, cơ chế tham gia với tƣ cách là bên thứ ba cũng có thể đƣợc sử dụng, đặc biệt bởi các nƣớc đang phát triển, kém phát triển nhƣ một biện pháp tập dƣợt, làm quen với các thủ tục, quy trình tố tụng giải quyết tranh chấp tại thiết chế tài phán quốc tế này.
Thứ năm, các nƣớc đang phát triển, kém phát triển có thể có cơ hội tham
gia những vụ tranh chấp quốc tế bằng hình thức bên thứ ba với chi phí thực sự hiệu quả, tiết kiệm và thấp hơn nhiều so với hình thức tham gia là bên tranh chấp trong cùng vụ kiện. Vấn đề án phí cũng làm một trong những rào cản đối với các nƣớc đang phát triển và kém phát triển có cơ hội tham gia để bảo vệ lợi ích thiết thực của mình tại các thiết chế tài phán quốc tế.
Thứ sáu, tham gia với tƣ cách là bên thứ ba trong vụ tranh chấp quốc tế thƣờng không đòi hỏi nhiều về hồ sơ, thủ tục tố tụng, nguồn nhân lực, và các điều kiện tham gia khác nhƣ yêu cầu đối với các bên tranh chấp. Việc tham gia vào tranh chấp với hình thức là bên thứ ba sẽ trở nên thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả đối với các nƣớc chƣa có nhiều kinh nghiệm tố tụng tại các thiết chế tài phán quốc tế.
Tuy nhiên bên cạnh những ý nghĩa nêu trên, việc tham gia với tƣ cách bên thứ ba cũng có những điểm hạn chế về các quyền trong quá trình tham gia giải
quyết tranh chấp tại một số thiết chế tài phán quốc tế. Ví dụ nhƣ tại Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO, Cơ quan giải quyết tranh chấp của ASEAN có quy định về thủ tục xem xét bởi Cơ quan phúc thẩm, thành viên tham gia với tƣ cách là bên thứ ba không có quyền kháng cáo đối với phán quyết của Ban hội thẩm.