6. Kết cấu của luận án
2.1. Khái niệm tranh chấp quốc tế và giải quyết tranh chấp quốc tế
2.1.4. Các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế
Dựa trên cơ sở nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp đối với các tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể của luật quốc tế, ta có thể phân chia các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế thành ba nhóm biện pháp giải quyết cơ bản nhƣ sau [19]:
2.1.4.1. Nhóm các biện pháp phi tài phán
Nhóm biện pháp phi tài phán đƣợc sử dụng khá phổ biến trong thông lệ quốc tế giải quyết các tranh chấp giữa các chủ thể. Nhóm các biện pháp phi tài phán bao gồm các biện pháp cụ thể nhƣ sau:
a) Đàm phán
Đàm phán là biện pháp đƣợc hình thành từ rất lâu đời và phổ biến trong giải quyết tranh chấp quốc tế. Pháp luật quốc tế không có quy định cụ thể về thủ tục, cách thức đàm phán giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, biện pháp này lại đƣợc các quốc gia sử dụng một cách thƣờng xuyên nhằm giải quyết các tranh chấp pháp sinh trong quan hệ giữa các bên. Biện pháp này có những ƣu điểm riêng nhƣ các bên có thể bày tỏ quan điểm, lập trƣờng những yêu cầu cụ thể một cách thẳng thắn, rõ ràng và trực tiếp nhất. Hai bên tranh chấp có thể ký kết để đạt đƣợc thỏa thuận có giá trị pháp lý ràng buộc đối với các bên.
b) Môi giới
Biện pháp môi giới có nguồn gốc tập quán và đƣợc pháp điển hóa trong các điều ƣớc quốc tế. Cụ thể, biện pháp này đƣợc quy định trong Công ƣớc La Haye năm 1899 và năm 1907 về giải quyết các tranh chấp quốc tế. Trong đó, môi giới là biện pháp thông qua một bên thứ ba đối với quan hệ tranh chấp dựa trên ảnh hƣởng, uy tín của mình giúp các bên tranh chấp tiếp xúc, gặp gỡ, trao đổi với nhau để tìm ra các giải pháp giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các bên. Biện pháp môi giới đƣợc biết đến là một trong những biện pháp phi tài phán nhằm giải quyết tranh chấp. Biện pháp này cũng hạn chế tối đa việc tham gia của bên thứ ba can thiệp vào tranh chấp. Bên thứ ba trong tranh chấp chỉ đóng vai trò là xúc tác, cầu nối giúp các bên cùng nhau đƣa ra những giải pháp để giải quyết những bất đồng trong tranh chấp. Với vai trò và tính chất đặc trƣng của biện pháp này, bên môi giới có thể là một quốc gia, một tổ chức quốc tế, một nhân vật chính trị, ngoại giao có uy tín, đóng vai trò là vị trí trung lập trong quan hệ với các bên tranh chấp.
c) Trung gian
Tƣơng tự nhƣ biện pháp môi giới, biện pháp trung gian cũng là một trong những biện pháp giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba đƣợc ghi nhận Công ƣớc La Haye năm 1899 và năm 1907 về giải quyết các tranh chấp quốc tế. Biện pháp trung gian có nội dung và tính chất tƣơng tự nhƣ biện pháp môi giới. Tuy nhiên, điểm khác nhau thể hiện ở chỗ, biện pháp trung gian ở việc sự can thiệp của bên thứ ba vào tranh chấp sâu hơn và kéo dài trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp giữa các bên. Bên trung gian trong tranh chấp đƣa ra những sáng kiến, kiến nghị, đề xuất để các bên tranh chấp thu hẹp khoảng cách và tiến tới đạt đƣợc những giải pháp thiết thực nhằm giải quyết tranh chấp.
d) Ủy ban điều tra
Ủy ban điều tra là một trong những hình thức giải quyết tranh chấp và đƣợc ghi nhận trong Công ƣớc La Haye năm 1907 và đƣợc ghi nhận trong Điều 33 của Hiến chƣơng Liên hợp quốc. Ủy ban điều tra không có vai trò trực tiếp trong việc đƣa ra giải pháp mà chỉ giới hạn ở việc tìm kiếm, xác định sự kiện, tình huống và hoàn cảnh phát sinh tranh chấp giữa các bên. Trong trƣờng hợp các bên tranh chấp đồng ý ký kết thỏa thuận trong đó xác định cách thức thành lập, thành phần của Ủy ban và xác định phạm vi, giới hạn và thời hạn điều tra. Trên cơ sở hình thành, Ủy ban điều tra sẽ lập báo cáo và gửi kết quả cho các bên tranh chấp và kết quả này không có giá trị ràng buộc đối với các bên. Kết quả điều tra giúp cho các bên có thêm thông tin cụ thể, cơ sở để đƣa ra nhận định và giải pháp phù hợp để giải quyết tranh chấp.
e) Ủy ban hòa giải
Ủy ban hòa giải là một trong những biện pháp lâu đời và hình thành từ thực tiễn giải quyết các tranh chấp quốc tế. Đây cũng làm một trong những biện pháp giải quyết tranh chấp đƣợc ghi nhận trong Công ƣớc La Haye năm 1907 và Điều 33 của Hiến chƣơng Liên hợp quốc và trong các điều ƣớc song phƣơng, đa phƣơng giữa các nƣớc. Ủy ban hòa giải đƣợc xem là một trong những hình thức thể hiện rõ nét nhất của bên thứ ba trong việc giải quyết tranh chấp giữa các bên. Ủy ban hòa giải có nhiệm vụ xem xét toàn bộ các vấn đề của tranh chấp. Từ đó, Ủy ban hòa giải sẽ đƣa ra các giải pháp có tính khuyến nghị đối với các bên liên quan đến vụ tranh chấp. Ủy ban hòa giải có thể là một cơ quan thƣờng trực đƣợc
thành lập từ trƣớc đƣợc các bên lựa chọn hoặc một Ủy ban đƣợc thành lập có tính chất vụ việc. Giải pháp mà Ủy ban hòa giải đƣa ra mang tính chất khuyến nghị và không có giá trị bắt buộc đối với các bên tranh chấp.
2.1.4.2. Nhóm các biện pháp tài phán
Sự thành lập và phát triển của các thiết chế trọng tài, tòa án quốc tế trong những thập niên vừa qua đã cho thấy sự cần thiết của một trong những biện pháp trong việc giải quyết tranh chấp mang tính chấp pháp lý ràng buộc đối với các bên tranh chấp. Cùng với sự ra đời của nhóm các biện pháp phi tài phán về giải quyết tranh chấp, nhóm các biện pháp tài phán đem lại cho các quốc gia có phát sinh tranh chấp có thêm sự lựa chọn về hình thức giải quyết tranh chấp bằng biện pháp pháp lý.
Nhóm các biện pháp tài phán đƣợc biết tới là nhóm biện pháp thông qua hoạt động tƣ pháp, xét xử với hình thức trọng tài, tòa án để giải quyết tranh chấp. Kết quả của biện pháp tài phán là cơ quan xét xử sẽ ra phán quyết có giá trị pháp lý ràng buộc đối với các bên tranh chấp. Tuy nhiên, cũng tƣơng tự nhƣ nhóm các biện pháp phi tài phán, việc sử dụng nhóm biện pháp tài phán để giải quyết tranh chấp cũng đòi hỏi phải có sự thỏa thuận, đồng ý của tất cả các bên tranh chấp.
Một số các thiết chế tài phán điển hình cho nhóm các biện pháp tài phán có thể kể đến nhƣ Tòa Trọng tài thƣờng trực (PCA), Tòa án Công lý quốc tế (ICJ), Tòa án Công lý châu Âu (ECJ), Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS), Tòa Trọng tài thành lập theo phụ lục VII Công ƣớc của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 v.v..
2.1.4.3. Nhóm các biện pháp thông qua cơ chế của tổ chức quốc tế
Tổ chức quốc tế có chức năng quan trọng trong việc điều hòa, giải quyết tranh chấp giữa các thành viên trong các lĩnh vực hoạt động mà tổ chức quốc tế đảm nhiệm. Các tổ chức quốc tế có đặc điểm chung có cơ chế đặc thù để giải quyết tranh chấp giữa các thành viên. Các cơ chế này đƣợc hình thành trên cơ sở thỏa thuận của các thành viên dƣới dạng điều ƣớc quốc tế, thỏa thuận quy tắc giải quyết tranh chấp…, và có hiệu lực áp dụng đối với các thành viên này. Các cơ chế giải quyết tranh chấp của các tổ chức quốc tế tuân thủ các nguyên tắc cơ bản luật quốc tế và phù hợp với các quy định của Hiến chƣơng Liên hợp quốc.
tổ chức quốc tế có thể kể đến là Cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO), Cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).