6. Kết cấu của luận án
4.1. Những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam nhằm tăng cƣờng hiệu
4.1.4. Vai trò của doanh nghiệp, hiệp hội trong việc tham gia giải quyết tranh
tranh chấp tại các thiết chế tài phán quốc tế
Trong quá trình tham gia giải quyết tranh chấp tại các thiết chế tài phán quốc tế, doanh nghiệp, hiệp hội đóng vai trò thực sự quan trọng trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp. Sự phối hợp chặt chẽ giữa khối nhà nƣớc và tƣ nhân trong việc tham gia giải quyết tranh chấp quốc tế là một trong những cách thức để sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của các thiết chế tài phán quốc tế này một cách hiệu quả và nhanh chóng. Đặc biệt là đối với những tranh chấp kinh tế, thƣơng mại, lợi ích của doanh nghiệp cũng gắn liền với lợi ích Nhà nƣớc. Để thực hiện đƣợc cơ chế này cần sự phối hợp từ cả hai phía đặc biệt cần sự chủ động từ các cơ quan nhà nƣớc bởi các cơ quan này mới là những ngƣời chịu trách nhiệm, phụ trách chính về vấn đề này. Việc chủ động phối hợp có thể thể hiện bằng những cách thức nhƣ sau:
- Xây dựng kênh thông tin thƣờng xuyên giữa các cơ quan đầu mối chuyên trách với doanh nghiệp, hiệp hội. Kênh thông tin này sẽ là nơi tiếp nhận, xem xét và phản hồi lại những ý kiến, đề xuất của doanh nghiệp, hiệp hội về việc có nên khởi kiện hoặc tham gia với tƣ cách là bên thứ ba vào vụ việc tại các thiết chế tài
phán quốc tế hay không. Trƣờng hợp cụ thể trong những tranh chấp thƣơng mại quốc tế tại Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO, doanh nghiệp, hiệp hội mới chính là những đối tƣợng chịu ảnh hƣởng trực tiếp bởi các biện pháp có khả năng vi phạm các Hiệp định WTO của thành viên khác. Do đó đề xuất của doanh nghiệp, hiệp hội là một yếu tố quan trọng cần đƣợc xem xét để có thể tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO với tƣ cách là bên tranh chấp nói chung và với tƣ cách là bên thứ ba nói riêng một cách chủ động và hiệu quả. Cũng chính doanh nghiệp, hiệp hội là ngƣời cung cấp chứng cứ, thực hiện nghĩa vụ chứng minh cũng nhƣ đề xuất các ý kiến, lập luận pháp lý hỗ trợ cho các cơ quan chức năng của Chính phủ tham gia vụ kiện [54].
- Tạo điều kiện để đại diện các doanh nghiệp, hiệp hội tham gia với tƣ cách thành viên trong phái đoàn của Chính phủ về giải quyết tranh chấp quốc tế. Dù doanh nghiệp hay hiệp hội không thể là bên chính thức trong một vụ giải quyết tranh chấp nhƣng rõ ràng nếu đƣợc sự chấp thuận của Chính phủ thì việc làm này hoàn toàn hợp pháp. Đây là một việc làm cần thiết, bởi đại diện doanh nghiệp, hiệp hội chính là những chuyên gia về những tranh chấp liên quan trực tiếp đến các lĩnh vực mà họ có nhiều hiểu biết và kinh nghiệm thực tiễn. Việc tham gia của các doanh nghiệp, hiệp hội trong phái đoàn của Chính phủ sẽ giúp cho Việt Nam đƣa ra đƣợc các báo cáo có số liệu, bằng chứng, ý kiến pháp lý xác đáng hơn trong các vụ tranh chấp tại các thiết chế tài phán quốc tế.
- Trong quá trình theo đuổi các vụ kiện quốc tế, cơ quan đầu mối có thể nhận sự hỗ trợ tài chính từ chính các doanh nghiệp, hiệp hội có lợi ích trực tiếp từ các vụ kiện. Trên thực tế, việc ủng hộ, đóng góp này là hết sức cần thiết đối với Chính phủ liên quan đến các vụ việc kéo dài, nguồn lực tham gia lớn, chi phí tốn kém,… trong quá trình tham gia tranh tụng tại các thiết chế tài phán quốc tế.
4.1.5. Những bài học kinh nghiệm quốc tế đối với Việt Nam để chuẩn bị sử dụng hiệu quả cơ chế giải quyết tranh chấp của các thiết chế tài phán quốc tế
Việc tham gia giải quyết tranh chấp tại các thiết chế tài phán quốc tế với tƣ cách là bên thứ ba trở thành một xu thế mới đƣợc nhiều nƣớc áp dụng, đặc biệt là những nƣớc đang phát triển, kém phát triển và chƣa có kinh nghiệm tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp của các thiết chế tài phán quốc tế. Xu
thế mới này sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh trong giai đoạn sắp tới khi các nƣớc có những tranh chấp quốc tế phát sinh từ việc bảo vệ lợi ích của mình là không thể tránh khỏi. Từ thực tiễn và kinh nghiệm của các nƣớc trong quá trình tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp tại các thiết chế tài phán quốc tế với tƣ cách là bên thứ ba, Việt Nam cần rút ra một số kinh nghiệm để có thể chuẩn bị sẵn sàng cho việc sử dụng hiệu quả các cơ chế tranh chấp tại các thiết chế tài phán quốc tế mà Việt Nam có thể tham gia trong thời gian sắp tới nhƣ sau:
Thứ nhất, việc tham gia với tƣ cách là bên thứ ba vào các cơ chế giải quyết tranh chấp tại các thiết chế tài phán quốc tế nói chung thƣờng không đòi hỏi phức tạp nhƣ các bên tranh chấp liên quan đến thủ tục tham gia vụ việc, hồ sơ, tài liệu, nghĩa vụ chứng minh, chứng cứ,…
Thứ hai, việc tham gia với tƣ cách là bên thứ ba không những để bảo vệ
lợi ích của mình mà còn đƣợc xem là một cách thức để học hỏi kinh nghiệm từ các thành viên, cũng nhƣ tập dƣợt để chuẩn bị tham gia với vai trò là nguyên đơn hoặc bị đơn trong tƣơng lai. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam chƣa có nhiều năng lực, kinh nghiệm tham gia quy trình, thủ tục tố tụng tại các thiết chế tài phán quốc tế.
Thứ ba, việc tham gia với tƣ cách là bên thứ ba không đòi hỏi nhiều nguồn nhân lực để theo đuổi vụ tranh chấp nhƣ khi tham gia với tƣ cách là nguyên đơn hay bị đơn trong cùng vụ việc. Cơ quan chức năng có thể cử đội ngũ cán bộ pháp lý chuyên trách, đội ngũ luật sƣ trong nƣớc, chuyên gia từ các doanh nghiệp, hiệp hội,… đảm nhiệm trong việc chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, cơ sở pháp lý, tham gia trình bày quan điểm trƣớc các cơ quan giải quyết tranh chấp quốc tế với tƣ cách là bên thứ ba.
Thứ tư, từ kinh nghiệm thực tiễn tham gia tại Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO để giải quyết các tranh chấp thƣơng mại, cơ chế tham gia và phối hợp giữa các cơ quan chức năng của Việt Nam và các doanh nghiệp, hiệp hội đóng có ý nghĩa quan trọng đến kết quả của quá trình giải quyết tranh chấp. Các doanh nghiệp, hiệp hội đóng vai trò là “đối tác” của các cơ quan chức năng trong việc cung cấp hồ sơ, chứng cứ, cơ sở pháp lý, thực hiện nghĩa vụ chứng minh khi có yêu cầu từ phía các cơ quan xét xử,… Thậm chí chính các doanh nghiệp, hiệp hội này còn có thể chủ động hỗ trợ kinh phí, giới thiệu đội
ngũ luật sự tranh tụng,... cho các cơ quan chức năng của Chính phủ để có thể tham gia vào các vụ tranh chấp kéo dài, kinh phí tốn kém, đòi hỏi nguồn nhân lực khi tham gia tại các thiết chế tài phán quốc tế.
Thứ năm, Việt Nam trong quá trình tham gia giải quyết tranh chấp nói chung và tham gia với tƣ cách là bên thứ ba nói riêng tại các thiết chế tài phán quốc tế, cần khuyến khích và tạo điều kiện tham gia vụ việc tranh chấp của các tổ chức phi chính phủ, chuyên gia, nhà khoa học v.v... cùng tham gia vào các vụ việc tranh chấp này. Những ý kiến pháp lý từ các tổ chức, cá nhân này sẽ có ý nghĩa quan trọng góp phần cung cấp thông tin, chứng cứ và tạo ảnh hƣởng nhất định trong quá trình xem xét, giải quyết của các cơ quan giải quyết tranh chấp thuộc các thiết chế tài phán quốc tế.
Tóm lại, từ thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp của các thành viên với tƣ cách là bên thứ ba tại Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO đã có những gợi mở hết sức quan trọng đối với Việt Nam trong việc chuẩn bị tham gia với tƣ cách là bên thứ các tại Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO mà còn tham gia các thiết chế tài phán quốc tế khác. Thực tiễn khi tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp với tƣ cách là bên thứ ba tại Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO và một số thiết chế tài phán quốc tế khác sẽ giúp cho Việt Nam tiếp tục chuẩn bị tham gia chủ động, sáng tạo và sử dụng hiệu quả các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế để bảo vệ quyền lợi thiết thực trong giai đoạn sắp tới.