6. Kết cấu của luận án
1.3. Những kết quả nghiên cứu về đề tài mà luận án kế thừa và những vấn
1.3.1. Nhận xét, đánh giá chung tình hình nghiên cứu
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu các công trình khoa học trong nƣớc và nƣớc ngoài có liên quan đến đề tài luận án nhƣ đã đề cập ở phần trên, nghiên cứu sinh nhận thấy những vấn đề có liên quan đến bên thứ ba trong giải quyết tranh chấp tại các thiết chế tài phán quốc tế vẫn chƣa đƣợc đề cập, nghiên cứu một cách toàn diện cả về cơ sở lý luận và thực tiễn đối với hình thức tham gia này. Cụ thể, những vấn đề còn tồn tại chƣa đƣợc giải quyết nhƣ sau:
Một là, những công trình nghiên cứu nêu trên chƣa đề cập một cách toàn diện đến những vấn đề lý luận về tranh chấp quốc tế và giải quyết tranh chấp quốc tế. Trong đó, nội dung tranh chấp quốc tế và giải quyết tranh chấp quốc tế đƣợc đánh giá là một trong những cơ sở hình thành và phát sinh việc tham gia của bên thứ ba trong giải quyết tranh chấp quốc tế. Nhìn từ góc độ khái quát về lý luận
nghiên cứu bên thứ ba tại các thiết chế tài phán quốc tế, nếu không tồn tại tranh chấp và giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể của công pháp quốc tế thì sẽ không có xuất hiện của bên thứ ba tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp quốc tế với tƣ cách là bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Do vậy, những vấn đề lý luận về tranh chấp quốc tế và giải quyết tranh chấp quốc tế cần đƣợc nghiên cứu để làm sáng tỏ những nội dung liên quan đến cơ sở lý luận về việc hình thành và tham gia của bên thứ ba trong tranh chấp quốc tế.
Hai là, những công trình nghiên cứu nêu trên vẫn chƣa hoàn toàn tiếp cận,
giải quyết các nội dung lý luận về bên thứ ba trong giải quyết tranh chấp quốc tế một cách triệt để. Trong đó, những vấn đề lý luận đƣợc đặt ra nhƣ khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa hình thức tham gia của bên thứ ba trong vấn đề giải quyết tranh chấp quốc tế cụ thể nhƣ thế nào. Đặc biệt là hình thức tham gia bên thứ ba có những đặc điểm gì giống nhau và khác nhau khi so sánh với các hình thức tham gia giải quyết tranh chấp quốc tế khác.
Ba là, những công trình nghiên cứu đƣợc đề cập nêu trên chƣa thực sự đi
sâu làm rõ nội dung thiết chế tài phán quốc tế từ góc độ lý luận nhƣ khái niệm, đặc điểm, cách thức phân loại các thiết chế tài phán quốc tế.
Bốn là, những công trình nghiên cứu nêu trên chƣa đề cập hoặc phân tích
một cách đầy đủ và toàn diện về các cơ sở pháp lý quy định việc tham gia với tƣ cách bên thứ ba tại các thiết chế tài phán quốc tế.
Năm là, những công trình nghiên cứu trên chƣa thực sự đi sâu phân tích và
đánh giá cụ thể tình hình thực tiễn tham gia với tƣ cách là bên thứ ba của một số quốc gia thông qua một số vụ việc điển hình đƣợc thụ lý và giải quyết tại các thiết chế tài phán quốc tế. Việc nghiên cứu thực tiễn và kinh nghiệm tham gia với hình thức này sẽ là những gợi mở cho các quốc gia trong đó có Việt Nam nhằm tăng cƣờng và nâng cao hiệu quả tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế với tƣ cách bên thứ ba tại các thiết chế tài phán quốc tế.