6. Kết cấu của luận án
4.1. Những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam nhằm tăng cƣờng hiệu
4.1.3. Chủ động tham gia vào giai đoạn đầu của cơ chế giải quyết tranh chấp tạ
chấp tại các thiết chế tài phán quốc tế
Từ thực tiễn tham gia các tranh chấp thƣơng mại theo số liệu thống kê tại WTO tính đến thời điểm hiện tại, hầu hết các vụ việc mà Việt Nam tham gia với tƣ cách là bên thứ ba chỉ tập trung ở giai đoạn xem xét bởi Ban hội thẩm. Căn cứ theo quy định của WTO về việc tham gia với tƣ cách là bên thứ ba có thể tham gia ở bất cứ giai đoạn tố tụng nào của DSU. Từ thực tiễn kinh nghiệm của các thành viên và thực tiễn tham gia của Việt Nam với tƣ cách là bên thứ ba, chúng ta cần chủ động, tích cực tham gia ngay từ giai đoạn tham vấn giữa các bên trong vụ tranh chấp. Giai đoạn tham vấn là giai đoạn khởi đầu của quá trình giải quyết tranh chấp, thực tiễn cho thấy nhiều tranh chấp khi mới phát sinh đã đƣợc các bên giải quyết ngay từ giai đoạn này. Việc giải quyết một cách nhanh chóng và hiệu quả các tranh chấp là mục tiêu hƣớng tới của các bên. Tham gia với tƣ cách là bên thứ ba ở giai đoạn khởi đầu này sẽ giúp cho Việt Nam có thể nhanh chóng tiếp cận thông tin, cơ sở pháp lý, lập luận của bên có yêu cầu tham vẫn lẫn bên đƣợc tham vấn. Từ đó, Việt Nam có thể đƣa ra những nhận định, phân tích hồ sơ vụ việc để có những đánh giá sơ bộ ban đầu về tính chất vụ việc và rút kinh nghiệm cho mình đối với các vụ việc có thể đƣợc giải quyết ngay ở giai đoạn tham vấn này. Không những vậy, Việt Nam cần tích cực tham gia với tƣ cách là bên thứ ba ở các giai đoạn tiếp theo nhƣ ở giai đoạn xem xét bởi Cơ quan phúc thẩm và giai đoạn thực thi phán quyết. Đây đƣợc xem là những giai đoạn quan trọng trong quá trình giải quyết tranh chấp của DSU. Tham gia với tƣ cách bên thứ ba ở giai đoạn này, Việt Nam tiếp tục có cơ hội thể hiện ý kiến pháp lý của mình về vụ việc trƣớc cơ quan xét xử tranh chấp nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của mình. Nếu nhƣ tiếp tục tham gia ở giai đoạn thực thi phán quyết, Việt Nam có thể khẳng định vai trò là một thành viên của DSB đồng thời cũng là nƣớc tham gia với tƣ cách là bên thứ ba trong vụ tranh chấp bằng cách yêu cầu cơ quan này duy trì và giám sát việc thực
thi phán quyết đã đƣợc thông qua và có giá trị pháp lý ràng buộc đối với các bên tranh chấp. Thêm vào đó, Việt Nam tiếp tục đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình bằng việc khởi động một vụ kiện mới với theo thủ tục của DSU với tƣ các là nguyên đơn nếu có căn cứ cho rằng quyền lợi của mình bị triệt tiêu hoặc ảnh hƣởng bởi các khuyến nghị hoặc quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp liên quan theo bất cứ hiệp định nào có liên quan.
Từ thực tiễn và kinh nghiệm của các quốc gia tham gia vào các tranh chấp quốc tế với tƣ cách bên thứ ba tại các thiết chế tài phán quốc tế khác cho thấy, việc chủ động tham gia sớm vào giai đoạn đầu của cơ chế giải quyết tranh chấp tại các tranh chấp quốc tế với tƣ cách là bên thứ ba sẽ giúp cho Việt Nam có nhiều lợi thế trong việc bảo vệ quyền và lợi ích có liên quan. Ví dụ nhƣ bên thứ ba có quyền tiếp cận thông tin, hồ sơ khởi kiện, lập luận pháp lý của các bên tranh chấp và nhiều quyền lợi liên quan khác. Từ đó, Việt Nam có thể chủ động, sớm đƣa ra các ý kiến pháp lý về vụ việc trƣớc cơ quan xét xử của các thiết chế tài phán quốc tế xem xét, đánh giá những lập luận này trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp.