6. Kết cấu của luận án
4.2. Một số kiến nghị, đề xuất nhằm tăng cƣờng và nâng cao hiệu quả của
4.2.3. Kiến nghị đối với tổ chức phi chính phủ, chuyên gia
Tổ chức phi chính phủ (NGO), chuyên gia không thuộc nhóm đối tƣợng có lợi ích liên quan và bị ảnh hƣởng từ việc giải quyết tranh chấp quốc tế của các thiết chế tài phán quốc tế. Tuy nhiên trong thực tiễn xét xử, các Cơ quan giải quyết tranh chấp đã khuyến khích sự tham gia tích cực của các tổ chức NGO, chuyên gia vào quá trình giải quyết tranh chấp thông qua cơ chế amicus curiae. Thông qua cơ chế đƣợc vận dụng này, Cơ quan giải quyết tranh chấp đã tạo điều kiện để các tổ chức NGO, chuyên gia có cơ hội tham gia phát biểu, trình bày quan điểm của mình có liên quan đến nội dung của vụ tranh chấp mặc dù không phải là đối tƣợng có lợi ích trực tiếp. Bằng tiếng nói của các tổ chức NGO, chuyên gia, cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ có thêm thông tin, cơ sở để xem xét và giải quyết vụ việc liên quan. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong việc giải quyết các tranh chấp thƣơng mại quốc tế tại Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO. Từ thực tiễn về việc vận dụng quy định tại Điều 13 của DSU về quyền tìm kiếm thông tin, các Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO đã dần từng bƣớc tạo điều kiện cho các tổ chức NGO, chuyên gia tham gia tích cực trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO. Trƣờng hợp trong vụ kiện tôm DS404 của Việt Nam
tại WTO cũng là một trong những ví dụ điển hình về việc tham gia của chuyên gia thông qua cơ chế amicus curiae.
Không những vậy, việc tham gia của các tổ chức NGO, chuyên gia sẽ góp phần khuyến khích sự đa dạng và tích cực của các thành phần tham gia giải quyết tranh chấp vào vụ việc tại các thiết chế tài phán quốc tế. Do đó, các tổ chức NGO, chuyên gia cần đƣợc khuyến khích, tăng cƣờng khả năng tham gia để thể hiện ý kiến, quan điểm của mình trong các vụ tranh chấp, đặc biệt là đối với các vụ tranh chấp thƣơng mại quốc tế của Việt Nam tại Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO trong thời gian sắp tới.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Từ việc nghiên cứu phƣơng hƣớng, giải pháp nâng cao hiệu quả tham gia vụ tranh chấp với tƣ cách bên thứ ba tại các thiết chế tài phán quốc tế có thể rút ra những kết luận nhƣ sau:
1. Tham gia với tƣ cách bên thứ ba trong giải quyết tranh chấp quốc tế tại các thiết chế tài phán quốc tế là một định hƣớng đúng đắn và lựa chọn phù hợp với tình hình và điều kiện của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Việt Nam cần rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn tham gia giải quyết tranh chấp của một số quốc gia trong đó có Việt Nam với tƣ cách là bên thứ ba trong tranh chấp. Những bài học kinh nghiệm và phƣơng hƣớng thực hiện đƣợc tập trung chủ yếu vào các vấn đề cụ thể nhƣ: xây dựng đội ngũ luật sƣ tham gia tố tụng; vấn đề hỗ trợ pháp lý từ Trung tâm tƣ vấn luật quốc tế; chủ động và tăng cƣờng tham giá vào quá trình giải quyết tranh chấp; vai trò của các thành phần tham gia giải quyết tranh chấp nhƣ khối doanh nghiệp, hiệp hội; và những kinh nghiệm khác đƣợc đúc rút từ quá trình tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp tại các thiết chế tài phán quốc tế với tƣ cách bên thứ ba nhƣ: chi phí vụ kiện, hồ sơ, tài liệu, chứng cứ; nguồn nhân lực; khuyết khích sự tham gia của các thành phần khác doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức phi chính phủ, chuyên gia, nhà khoa học v.v.. Từ những kinh nghiệm thực tiễn tham gia này sẽ góp phần giúp cho Việt Nam có thể sẵn sàng tham gia và giành thắng lợi trong các vụ tranh chấp quốc tế không chỉ với tƣ cách bên tranh chấp mà còn với tƣ cách bên thứ ba.
2. Từ những kinh nghiệm và thực tiễn tham gia giải quyết tranh chấp với tƣ cách là bên thứ ba tại các thiết chế tài phán quốc tế của các quốc gia trong đó có Việt Nam, tác giả luận án cũng đƣa ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả đối với Việt Nam tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp với tƣ cách là bên thứ ba tại các thiết chế tài phán quốc tế cụ thể nhƣ:
Thứ nhất,kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ những biện pháp cụ thể nhƣ:
hoàn thiện thể chế và cơ chế tham gia giải quyết tranh chấp; xác định vấn đề và mục tiêu tham gia với tƣ cách bên thứ ba đối với các tranh chấp quốc tế; nâng cao năng lực đội ngũ luật sƣ tham gia tố tụng, trong đó có kiến nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung quy định đối với Luật Luật sƣ; tăng cƣờng nguồn nhân lực và năng lực
pháp lý cho cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế của Việt Nam; xây dựng và tăng cƣờng năng lực cho hệ thống cảnh báo sớm về các tranh chấp thƣơng mại quốc tế v.v..
Thứ hai, kiến nghị đối với doanh nghiệp, hiệp hội về biện pháp tăng cƣờng
và nâng cao về những nội dung nhƣ: công tác pháp chế; khả năng chủ động tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp; và phối hợp với Chính phủ, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nƣớc ngoài để tăng cƣờng và nâng cao hiệu tham gia của nhóm doanh nghiệp, hiệp hội hỗ trợ, phối hợp với Chính phủ vào cơ chế giải quyết tranh chấp tại các thiết chế tài phán quốc tế với tƣ cách bên thứ ba.
Thứ ba, kiến nghị với các tổ chức phi, chuyên gia tăng cƣờng, tham gia vào
cơ chế giải quyết tranh chấp tại các thiết chế tài phán quốc tế bằng cơ chế amicus
curiae. Một cách thức cung cấp thông tin, hỗ trợ và tạo ảnh hƣởng nhất định tới cơ
quan giải quyết tranh chấp của các thiết chế tài phán quốc tế. Đây đƣợc xem là mọt trong những biện pháp góp phần tăng cƣờng, nâng cao hiệu quả đối với Việt Nam trong việc tham gia giải quyết tranh chấp quốc tế nói chung và tham gia vụ tranh chấp với tƣ cách là bên thứ ba nói riêng.
KẾT LUẬN CHUNG
Trong dự thảo Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ƣơng khóa XII trình Đại hội Đảng lần thứ XIII, Đảng và Nhà nƣớc ta đã đƣa ra những định hƣớng phát triển đất nƣớc trong giai đoạn 2021 – 2030 trong đó có đề cập đến chủ trƣơng, đƣờng lối của Việt Nam nhƣ sau: “Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nâng cao không ngừng uy tín, vị thế quốc tế của Việt Nam.” [2].
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng nhƣ hiện nay, việc xảy ra tranh chấp quốc tế giữa các quốc gia là điều không thể tránh khỏi. Do vậy, để thực hiện chủ trƣơng, đƣờng lối chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc, Việt Nam cần chuẩn bị sẵn sàng để tham gia vào các tranh chấp quốc tế. Đặc biệt, việc tham gia vào các tranh chấp quốc tế với tƣ cách là bên thứ ba là một sự lựa chọn đúng đắn, hiệu quả và phù hợp với điều kiện và tình hình hiện nay của Việt Nam. Tham gia với tƣ cách bên thứ ba không những để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam tại các thiết chế tài phán quốc tế, mà còn làm gia tăng vị thế và vai trò của nƣớc ta trên trƣờng quốc tế.
Từ những nội dung nghiên cứu của luận án về đề tài “tham gia vụ tranh chấp với tư cách là bên thứ ba tại các thiết chế tài phán quốc tế” có thể rút ra những kết luận sau đây:
Thứ nhất, vấn đề tranh chấp quốc tế phát sinh dựa trên cơ sở sự bất đồng
quan điểm giữa các chủ thể của công pháp quốc tế có tranh chấp. Các quốc gia có tranh chấp quốc tế phải tuân thủ triệt để và áp các nguyên tắc biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp trong đó có biện pháp tài phán. Các thiết chế tài phán quốc tế giải quyết tranh chấp quốc tế ngoài việc quy định việc tham gia của các bên tranh chấp với tƣ cách là nguyên đơn, bị đơn còn có quy định một hình thức tham gia vụ tranh chấp với tƣ cách là bên thứ ba. Việc quy định hình thức tham gia bên thứ ba này giúp cho các thành viên có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình có liên quan đến việc giải quyết tranh chấp tại các thiết chế tài phán quốc tế.
Thứ hai, tham gia vụ tranh chấp với tƣ cách là bên thứ ba tại các thiết chế tài phán quốc tế đƣợc hiểu là việc một thành viên không phải là bên tranh chấp tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp quốc tế để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình tại các thiết chế tài phán quốc tế. Việc quy định cách thức tham gia với tƣ cách là bên thứ ba đƣợc quy định cụ thể trong cơ chế giải quyết tranh chấp của mỗi một thiết chế tài phán quốc tế. Một cách thức tham gia mà bên thứ ba có thể trình bày quan điểm, lập luận pháp lý, tham gia vào quá trình tố tụng nhằm tạo ảnh hƣởng đến cơ quan giải quyết tranh chấp của các thiết chế tài phán quốc tế. Tham gia với tƣ cách bên thứ ba đƣợc đánh giá là một hình thức tham gia có nhiều ƣu điểm, trong đó bên thứ ba đƣợc hƣởng nhiều quyền lợi thiết thực để bảo vệ quyền và lợi ích của mình tại các thiết chế tài phán quốc tế.
Thứ ba, từ thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế tham tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp với tƣ cách là bên thứ ba của một số quốc gia, vùng lãnh thổ thuế quan riêng biệt tại các thiết chế tài phán quốc tế cho thấy rằng việc tham gia với tƣ cách là bên thứ ba có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giải quyết tranh chấp quốc tế. Việt Nam cần xem xét và lựa chọn các cách thức tham gia phù hợp trong đó ƣu tiên cách thức tham gia bên thứ ba vào cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế tại các thiết chế tài phán quốc tế với mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam.
Thứ tư, từ những cơ sở lý luận và thực tiễn tham gia giải quyết tranh chấp
quốc tế, tác giả luận án đã đƣa ra những phƣơng hƣớng, giải pháp nâng cao hiệu quả tham gia vụ tranh chấp với tƣ cách bên thứ ba tại một số các thiết chế tài phán quốc tế. Đồng thời, tác giả cũng đƣa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm tăng cƣờng và nâng cao hiệu quả tham gia của Việt Nam vào cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế khi tham gia với tƣ cách là bên thứ ba tại các thiết chế tài phán quốc tế.
Nhìn chung, tình hình thế giới hiện nay tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra xung đột, tranh chấp quốc tế giữa các quốc gia. Trong tƣơng lai gần, Việt Nam có thể phải đối mặt với những tranh chấp quốc tế tại các thiết chế tài phán quốc tế. Câu hỏi đƣợc đặt ra là Việt Nam sẽ lựa chọn và quyết định cách thức tham gia phù hợp với từng loại hình, vụ việc tranh chấp quốc tế cụ thể. Do vậy, những kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận, cơ sở pháp lý cũng nhƣ thực tiễn nhằm đƣa ra những giải pháp cụ thể phù hợp đối với Việt Nam khi
tham gia với tƣ cách là bên thứ ba để giải quyết tranh chấp tại các thiết chế tài phán quốc tế trong thời gian sắp tới.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Vũ Quốc Khánh (2017), “Thực tiễn tham gia giải quyết tranh chấp của Việt Nam trong khuôn khổ WTO” Tạp chí Lao động và Xã hội, (548), tr.10-13.
2. Vũ Quốc Khánh (2019), “Tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp trong các FTA thế hệ mới: Những thách thức và cơ hội đối với Việt Nam”, Tạp chí Lao động và Xã hội, (599), tr.5-7.
3. Vũ Quốc Khánh (2020), “Tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp tại Tòa án Công lý quốc tế với tƣ cách là bên thứ ba - Những gợi mở đối với Việt Nam”, Tạp chí Lao động và Xã hội, (626), tr.4-6.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI (2016), Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
2. Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XII (2020), Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
3. Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế (2014), Quyết định số 27/QĐ- BCĐHNQT ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế, Hà Nội.
4. Bộ Chính trị (2013), Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế.
5. Bộ Ngoại giao (2007), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Bộ Ngoại giao (2014), Tuyên bố của Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gửi cho Tòa Trọng tài trong vụ việc giữa Cộng hòa
Philippines và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Hà Nội.
7. Nguyễn Hùng Cƣờng (2017), Giải quyết tranh chấp về thềm lục địa trong pháp luật quốc tế, Luận án tiến sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Nguyễn Bá Diến (2015), “Tranh chấp Biển Đông và các phƣơng thức giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế trong Luật Quốc tế hiện đại”, Tạp chí Khoa
học Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học, (3), tr.11-25.
9. Nguyễn Bá Diến, Nguyễn Hùng Cƣờng (2009), “Cơ chế giải quyết tranh chấp trên biển theo Công ƣớc luật biển năm 1982”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học, (25), tr.19-26.
10. Nguyễn Bá Diến (chủ nhiệm đề tài) (2013), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội: Cơ chế giải quyết tranh chấp chủ quyền biển, đảo trong luật quốc tế hiện đại và việc vận dụng với Việt Nam.
11. Trần Việt Dũng (2013), “Phân tích quy chế Amicus Curiae trong giải quyết tranh chấp WTO”, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam,(1), tr.33-38.
12. Dự án hỗ trợ thƣơng mại đa biên (2007), Vị trí, vai trò và cơ chế hoạt động của Tổ chức Thương mại thế giới trong hệ thống thương mại đa phương,
NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.
13. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (1967), Tuyên bố Băng Cốc.
14. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (2007), Hiến chương Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
15. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (2004), Nghị định thư về tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN.
16. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (2010), Nghị định thư của Hiến chương ASEAN về các cơ chế giải quyết tranh chấp.
17. Nguyễn Thị Thanh Hải (2018), “Luật Quốc tế và vai trò của các thiết chế phi nhà nƣớc”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học, (3), tr.81- 87.
18. John H.Jacson (2001), Hệ thống thương mại thế giới, NXB Thanh niên, Hà Nội.
19. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2013), Giáo trình Công pháp quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
20. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2014), Giáo trình Luật thương mại
quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
21. Vũ Quốc Khánh (2016), Tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại
tại WTO với tư cách là bên thứ ba, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc
gia Hà Nội.
22. Trần Khánh (2016), “Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông: Vụ kiện Thế kỷ”, Báo điện tử VOV-Đài Tiếng nói Việt Nam. Truy cập tại: