Kiến nghị đối với Quốc hội, Chính phủ

Một phần của tài liệu Tham gia vụ tranh chấp với tư cách là bên thứ ba tại các thiết chế tài phán quốc tế (Trang 151 - 165)

6. Kết cấu của luận án

4.2. Một số kiến nghị, đề xuất nhằm tăng cƣờng và nâng cao hiệu quả của

4.2.1. Kiến nghị đối với Quốc hội, Chính phủ

4.2.1.1. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư

Hiện nay căn cứ theo quy định tại Luật Luật sƣ năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sƣ năm 2012 thì Việt Nam vẫn chƣa có quy định về “Luật sư công” (State’s Attorney) [28][29]. Ở nhiều quốc gia, đội ngũ luật sƣ công là một khái niệm khá phổ biến. Đội ngũ này là những luật sƣ chuyên trách đƣợc đào tạo và làm việc cho các cơ quan Nhà nƣớc sở tại. Họ đƣợc biết đến với vai trò là luật sƣ đại diện cho cơ quan Nhà nƣớc tham gia vào quá trình tranh tụng để bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nƣớc vào các tranh chấp quốc tế tại các

thiết chế tài phán quốc tế. Tại Việt Nam, hiện nay nghề luật sƣ đƣợc xếp vào nhóm tổ chức xã hội – nghề nghiệp và đƣợc định vị thuộc khối tƣ nhân không thuộc biên chế trong Nhà nƣớc. Thậm chí, theo các quy định tại khoản 4, Điều 17 Luật Luật sƣ năm 2006 thì công chức, viên chức thuộc một trong những nhóm không đƣợc cấp chứng chỉ hành nghề luật sƣ [28]. Do vậy trong giai đoạn tới khi Quốc hội xem xét về việc sửa đổi, bổ sung Luật Luật sƣ, tác giả luận án kiến nghị Quốc hội bổ sung quy định về luật sƣ công. Đây là có thể đƣợc xem là một trong những giải pháp cụ thể để bổ sung và tạo cơ sở pháp lý cho đội ngũ luật sƣ trong nƣớc của Việt Nam có thể tham gia vào vụ việc tranh chấp quốc tế tại các thiết chế tài phán quốc tế không chỉ với tƣ cách là bên tranh chấp mà còn với tƣ cách là bên thứ ba để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam.

4.2.1.2. Kiến nghị sửa đổi, bổ sungLuật Tổ chức Chính phủ

Hiện nay, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng năm 2019 đã có quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong đối ngoại và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, vấn đề tham gia giải quyết các tranh chấp quốc tế của Việt Nam (Chính phủ là đại diện) vẫn chƣa đƣợc quy định một cách cụ thể gắn với trách nhiệm của Chính phủ. Do vậy, nghiên cứu sinh đề xuất sửa đổi, bổ sung tại Điều 22 của Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong đối ngoại và hội nhập quốc tế theo hƣớng bổ sung nội dung cụ thể về việc phân công trách nhiệm cho Chính phủ trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế phát sinh giữa Việt Nam với các quốc gia khác tại các thiết chế tài phán quốc tế [30, Điều 22]. Bằng việc phân công trách nhiệm cho Chính phủ trong Luật này sẽ giúp cho Chính phủ chỉ đạo, phân công các Bộ/ngành có liên quan trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp quốc tế của Việt Nam khi tham gia với tƣ cách là bên tranh chấp hoặc bên thứ ba để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tại các thiết chế tài phán quốc tế hiện nay.

4.2.1.3. Hoàn thiện thể chế và cơ chế tham gia giải quyết tranh chấp

Ngày 23/4/2014, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 596/QĐ- TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế (tên giao dịch

quốc tế tiếng Anh viết tắt NASCIN). NASCIN là cơ quan phối hợp liên ngành, giúp

Trung ƣơng đến địa phƣơng về việc triển khai các chủ trƣơng, chính sách lớn về hội nhập quốc tế; giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành liên quan đến hội nhập quốc tế về những ngành, lĩnh vực cụ thể nhƣ: chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ và giáo dục, đào tạo. NASCIN đƣợc cơ cấu gồm có 03 Ban Chỉ đạo liên ngành gồm [38]:

- Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về chính trị, an ninh, quốc phòng;

- Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế;

- Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ và giáo dục, đào tạo.

Trong đó, các cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng là cơ quan giúp việc cho từng Ban Chỉ đạo nhƣ Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thƣơng, Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. Mỗi Ban chỉ đạo liên ngành hoạt động theo quy chế riêng đƣợc ban hành.

NASCIN là cơ quan có tính chất liên Bộ, ngành, giúp Thủ tƣớng trong chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng về hội nhập quốc tế trong đó có những vấn đề liên quan đến các tranh chấp quốc tế. Cơ quan này có quy chế làm việc cụ thể và nhiệm vụ chính của cơ quan này là chủ trì, chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan liên quan áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế và khu vực mà Việt Nam tham gia [3].

Trƣớc đó, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 51/2009/QĐ- TTg ngày 08/4/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Phái đoàn đại diện thƣờng trực của CHXHCN Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thƣơng mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva. Theo đó, Phái đoàn thƣờng trực của Việt Nam đƣợc tổ chức thành 02 phòng chính đó là Phòng Liên hợp quốc và các Tổ chức quốc tế khác và Phòng WTO và các vấn đề hợp tác thƣơng mại đa phƣơng. Phái đoàn đại diện thƣờng trực có nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam tại các tổ chức quốc tế [42].

Tuy nhiên, để có thể tăng cƣờng và nâng cao hiệu quả việc tham gia của Việt Nam vào quá trình giải quyết tranh chấp tại các thiết chế tài phán quốc tế, Chính phủ cần tiếp tục thực hiện những nội dung sau:

Thứ nhất, kiến nghị Chính phủ bổ sung nội dung liên quan đến việc chỉ đạo, định hƣớng tham gia giải quyết các tranh chấp quốc tế của Việt Nam có liên quan đến các Ban chỉ đạo liên ngành trực thuộc Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế (NASCIN). Những nội dung này cần đƣợc cụ thể hóa trong những chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các Ban chỉ đạo liên ngành và trách nhiệm thực hiện của những bộ, ngành có liên quan. Đặc biệt là đối với những chức năng, nhiệm vụ có liên quan đến việc chỉ đạo thực hiện việc tham gia vào những tranh chấp quốc tế của Việt Nam với tƣ cách bên thứ ba để bảo vệ quyền là lợi ích hợp pháp có liên quan tại các thiết chế tài phán quốc tế.

Thứ hai, kiến nghị Chính phủ xây dựng cơ chế quốc gia trong việc phòng,

xử lý các tranh chấp quốc tế để giải quyết các vấn đề cơ bản nhƣ: trách nhiệm bộ, ngành liên quan; các biện pháp, cơ chế phòng và cảnh báo sớm các tranh chấp; quy trình phát hiện, xử lý tranh chấp; xác định cơ quan chủ trì, phối hợp và tham gia giải quyết tranh chấp; nguồn nhân lực tham gia giải quyết tranh chấp; vấn đề huy động và sử dụng nguồn tài chính để tham gia giải quyết tranh chấp v.v..

Thứ ba, kiến nghị Chính phủ tiếp tục hoàn thiện thể chế về vai trò của các

doanh nghiệp, hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ, ý kiến chuyên gia, nhà khoa học… theo hƣớng tạo điều kiện tối đa cho các tổ chức này cũng nhƣ các chuyên gia, nhà khoa học đƣợc tham gia sâu, tiếp cận sớm với hồ sơ, tài liệu của vụ kiện để có ý kiến tƣ vấn, lập luận, giúp cho các cơ quan chính phủ có thêm cơ sở pháp lý, khoa học để có nhận xét đánh giá việc tham gia của các vụ tranh chấp hiện tại và cả các vụ tranh chấp trong tƣơng lai với vai trò là nguyên đơn, bị đơn hoặc bên thứ ba. Có thể lấy ví dụ nhƣ trong vụ kiện Tôm của Việt Nam tại Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO, tiếng nói của chuyên gia đã đóng góp một phần đáng kể vào thắng lợi quan trọng cho thắng lợi của Việt Nam khi đƣơng đầu với cƣờng quốc kinh tế nhƣ Hoa Kỳ trong tranh chấp thƣơng mại quốc tế tại Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO [54].

4.2.1.4. Xác định những vấn đề và mục tiêu cụ thể khi tham gia giải quyết tranh chấp với tư cách bên thứ ba

Từ thực tiễn tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp thƣơng mại tại Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO và những tranh chấp quốc tế mà Việt Nam có thể

phải sẵn sàng tham gia tại các thiết chế tài phán quốc tế khác trong giai đoạn sắp tới, Việt Nam cần rút kinh nghiệm trong việc xác định những vấn đề và mục tiêu cụ thể để lựa chọn hình thức tham gia phù hợp, đặc biệt là tham gia với tƣ cách bên thứ ba tại các thiết chế tài phán quốc tế để có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp nhƣ sau:

a) Đối với những tranh chấp quốc tế về kinh tế, thương mại tại Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO

Thứ nhất, Việt Nam cần xây dựng một cơ chế nội bộ riêng về việc tham gia

vào các vụ kiện với tƣ cách bên thứ ba tại Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO với một số nội dung cụ thể nhƣ sau:

- Đƣa ra các tiêu chí rõ ràng các lĩnh vực có liên quan đến các Hiệp định của WTO mà Việt Nam nên tham gia giải quyết tranh chấp với tƣ cách bên thứ ba (ví dụ nhƣ: Hiệp định AD, SPS, SCM, TBT,…). Các tiêu chí có thể liên quan đến vấn đề trong vụ tranh chấp dự kiến tham gia bên thứ ba mà Việt Nam đang quan tâm và chú trọng bảo vệ lợi ích thƣơng mại có liên quan của mình.

- Không chỉ tham gia để theo dõi tiến trình giải quyết các tranh chấp tại Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO với tƣ cách là bên thứ ba, Việt Nam cần tham gia thực chất hơn với tƣ cách này vào vụ tranh chấp bằng việc chuẩn bị và đệ trình các văn bản, lập luận, ý kiến pháp lý trong quá trình tranh tụng trƣớc Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO. Đây cũng có thể coi nhƣ một sự chuẩn bị sẵn sàng cho các vụ kiện sau này mà Việt Nam có thể là nguyên đơn hoặc bị đơn trong vụ tranh chấp.

- Thực hiện các báo cáo định kỳ về kết quả của các hoạt động mà Việt Nam tham gia với tƣ cách bên thứ ba liên quan đến các vụ tranh chấp tại Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO. Trong đó đề cập đến những bài học kinh nghiệm rút ra từ việc quan sát, tham gia các vụ tranh chấp của Việt Nam với tƣ cách này. Việc thực hiện này là điều hết sức cần thiết bởi qua quá trình thực tiễn tại WTO, thông thƣờng thì các nghiên cứu của chuyên gia chỉ có thể quan sát các vụ việc từ bên ngoài thông qua các báo cáo của Ban Hội thẩm, Cơ quan phúc thẩm mà không thể quan sát từ bên trong các vụ việc. Kết quả của từng vụ việc đã tham gia này cần đƣợc phân tích đầy đủ, để từ đó có khuyến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan chức năng có những chỉ đạo phù hợp trong các vấn đề liên quan khi tham gia vào

những vụ việc tranh chấp sắp tới.

- Mở rộng phạm vi lĩnh vực mà Việt Nam có thể tham gia với tƣ cách là bên thứ ba trong các vụ tranh chấp tại Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO. Từ kinh nghiệm thực tiễn của các thành viên và kinh nghiệm của Việt Nam trong quá trình tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, Việt Nam cần tích cực tham gia hơn nữa trong các tranh chấp với tƣ cách là bên thứ ba ở những lĩnh vực khác ngoài những lĩnh vực “truyền thống” mà Việt Nam đã từng tham gia với tƣ cách là bên thứ ba tại Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO. Những lĩnh vực khác có thể kể đến nhƣ: sở hữu trí tuệ (có liên quan hiệp định TRIPs), đầu tƣ liên quan đến thƣơng mại (liên quan đến hiệp định TRIMs), công nghệ cao,… Việc tham gia với tƣ cách thứ ba trong những vụ tranh chấp sẽ giúp cho Việt Nam có sự chuẩn bị, tập dƣợt và tích lũy kinh nghiệm để sẵn sàng chuẩn bị tham gia những vụ tranh chấp trong thời gian tới.

Thứ hai, Việt Nam cần xác định những vấn đề và mục tiêu cụ thể làm căn

cứ tiến hành khởi xƣớng hoặc tham gia vụ kiện với tƣ cách bên thứ ba tại Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO. Những nội dung này cần đƣợc xem xét và đánh giá tổng thể từ nhiều góc độ khác nhau nhƣ sau:

- Nhìn từ góc độ kinh tế: Hiện nay trong quá trình hội nhập kinh tế, các doanh nghiệp của Việt Nam gặp phải khó khăn hoặc bị thiệt hại do các biện pháp mà các thành viên của WTO áp dụng. Tuy nhiên, không phải vì thế mà bất thì thiệt hại nào cũng đƣa ra để giải quyết tranh chấp tại Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO. Xuất phát từ những lý do để theo đuổi một vụ tranh chấp tại WTO là tốn kém kinh phí, thời gian, nhân lực,… Việc theo đuổi vụ kiện cần đƣợc xem xét một cách thận trọng trên cơ sở đánh giá sơ bộ kết quả mà nó đem lại. Do đó, cần xác định vấn đề ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích của Việt nam ở quy mô thế nào thì mới xem xét đến việc khởi kiện hoặc tham gia vụ tranh chấp với tƣ cách là bên thứ ba.

- Nhìn từ góc độ pháp lý: Thực tiễn trong các vụ kiện tại Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO, để nắm chắc phần thắng trƣớc hết Việt Nam cần phải nắm chắc các cơ sở pháp lý liên quan đến vụ việc. Đặc biệt những án lệ của WTO hiện nay đƣợc Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO áp dụng một cách phổ biến trong quá trình giải quyết tranh chấp (vụ Việt Nam kiện Hoa kỳ áp dụng các biện

pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nƣớc ấm đông lạnh của Việt Nam –

mã vụ kiện DS404 là một trong những ví dụ điển hình về việc sử dụng án lệ). Do

vậy, để đảm bảo việc tham gia và giành thắng lợi trong các vụ kiện, các cơ quan chịu trách nhiệm về pháp lý liên quan đến vụ kiện cần chuẩn bị các cơ sở pháp lý cũng nhƣ cần đẩy mạnh nghiên cứu, vận dụng các án lệ và thực tiễn của Cơ quan giải quyết tranh chấp WTO. Để từ đó cơ quan này có thể đƣa ra các đánh giá, xác định khả năng thắng kiện nếu Việt Nam tham gia với tƣ cách là các bên trong tranh chấp nói chung hoặc tham gia với tƣ cách là bên thứ ba nói riêng để bảo vệ lợi ích thiết thực của mình.

- Nhìn từ góc độ ngoại giao: Việc tham gia bất kỳ một vụ kiện nào tại Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO cũng cần xem xét trên cả khía cạnh này. Một vụ việc tranh chấp có thể gây ảnh hƣởng trên nhiều mặt chính trị, ngoại giao, kinh tế,… giữa các thành viên của WTO. Điều này có tác động không nhỏ tới quan hệ đối với thành viên liên quan cũng nhƣ ảnh hƣởng trên bình diện quốc tế. Do vậy, việc đánh giá, xem xét từ góc độ ngoại giao có ý kiến hết sức quan trọng trong việc xác định những vấn đề và tiêu chí để Việt Nam có thể tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp với tƣ cách bên thứ ba bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

b) Đối với những tranh chấp quốc tế ở Biển Đông

Hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với những tranh chấp quốc tế đặc

Một phần của tài liệu Tham gia vụ tranh chấp với tư cách là bên thứ ba tại các thiết chế tài phán quốc tế (Trang 151 - 165)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)