Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chi thường xuyên tại kho bạc nhà nước hoài ân, tỉnh bình định (Trang 44 - 48)

7. Kết cấu của đề tài

1.3.3. Bài học kinh nghiệm

Có thể thấy, nhà nƣớc với cấu trúc quyền lực bao gồm lập pháp, hành pháp và tƣ pháp đã đi vào từng cơ quan, tổ chức, đơn vị; trong đó nhấn mạnh vai trò KSNB nhƣ: Ban kiểm tra, Thanh tra các Bộ, Ngành, Địa phƣơng. Hoạt động KSNB ngày càng đa dạng, phù hợp, có trách nhiệm minh bạch hóa hoạt động của đơn vị, đảm bảo kỷ cƣơng, pháp luật của Nhà nƣớc, hài hòa lợi ích công tƣ.

Ở Trung Quốc, chế độ KSNB ra đời từ thập kỷ 70 của thế kỷ 20 và đƣợc gọi là “Kiểm toán cơ sở chế độ” hoặc “Phƣơng pháp kiểm toán trình tự”. Theo đó, KSNB chú trọng vào việc kiểm soát thực hiện quy trình, chế độ quản lý các nguồn lực nhƣ: tài sản, nhân sự,… [6]; hay ở Mỹ, Đạo luật Sarbanes-Oxley ban hành năm 2002 buộc các công ty đại chúng “Phải lập ra Ban giám sát Kế toán của công ty mình, trong đó có thẩm quyền đặc biệt quan trọng đó là giám sát công tác và các công ty làm kiểm toán cho công ty đó với các quy định và tiêu chuẩn mới đƣợc ban hành. Trong bộ báo cáo hàng năm của công ty phải có một Báo cáo KSNB trong đó thể hiện các vấn đề liên quan đến hoạt động KSNB khá toàn diện. Báo cáo này phải có chứng thực của công ty kiểm toán” [12].

Từ đó cho thấy, KSNB rất đƣợc quan tâm tại nhiều nƣớc trên thế giới và KSNB đƣợc xem là công cụ hiệu quả để giám sát và kiểm soát các hoạt động – nhất là khu vực công, điển hình nhƣ:

* Tại Mỹ:

Các Bộ, ngành, địa phƣơng (bang) có một Tổng Thanh tra do Quốc hội (Hạ viện) bổ nhiệm là ngƣời đứng đầu bộ phận KSNB về sử dụng ngân sách, tài sản nhà nƣớc của Bộ, ngành, địa phƣơng và hoạt động độc lập; thực hiện KSNB theo chuẩn mực KSNB của Liên bang do Kiểm toán Nhà nƣớc ban hành. Các Tổng Thanh tra hoạt động độc lập và phối hợp công tác qua Hội đồng Tổng Thanh tra (gồm các Tổng Thanh Tra) để cập nhật, chia s kinh nghiệm, kiến thức về KSNB...

Các Bộ, ngành, địa phƣơng ở Mỹ sử dụng bộ phận KSNB tự nguyện (không bắt buộc) với cán bộ kiêm nhiệm do ngƣời đứng đầu Bộ, ngành, địa phƣơng thành lập; có nhiệm vụ KSNB đối với các bộ phận khác (kiểm tra chéo) nhằm đánh giá hiệu quả hệ thống KSNB và quản lý rủi ro mà Bộ trƣởng phải chịu trách nhiệm trƣớc Tổng thống và Tổng Kiểm toán Nhà nƣớc. “Để chống lại chủ nghĩa bằng hữu, cơ chế quyền đƣợc biết ở Mỹ gồm đạo luật Tự do thông tin và quyền đòi hỏi thông tin về việc sử dụng nguồn lực công” [5], bộ phận KSNB thực hiện kiểm soát tuân thủ, kiểm soát hoạt động, lập báo cáo KSNB, và Báo cáo của Tổng thanh tra gửi ngƣời đứng đầu Bộ, ngành, địa phƣơng và gửi Tổng Thanh tra. Các Bộ, ngành, địa phƣơng cũng đƣợc thuê chuyên gia, công ty kiểm toán chuyên nghiệp để thực hiện KSNB trong phạm vi không thuộc danh mục bí mật quốc gia.

Nhƣ vậy, KSNB ở Mỹ gồm ba bộ phận: Văn phòng Tổng thanh tra chuyên ngành; Tổng Kiểm toán Nhà nƣớc và KSNB tự nguyện của các Bộ, ngành, địa phƣơng [19].

* Tại Hàn Quốc:

Các Bộ, ngành và chính quyền địa phƣơng phải thành lập bộ phận KSNB về sử dụng ngân sách, tài sản nhà nƣớc và bổ nhiệm ngƣời đứng đầu bộ phận KSNB theo luật Kiểm toán công đƣợc ban hành.

Bộ phận KSNB thực hiện KSNB theo Chuẩn mực KSNB và Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cho kiểm soát viên nội bộ ở các cơ quan Nhà nƣớc do Kiểm toán Nhà nƣớc ban hành. Văn phòng Chính phủ cũng ban hành riêng quy định về KSNB cho các cơ quan Nhà nƣớc cấp Trung ƣơng và một số Bộ, ngành, địa phƣơng cũng ban hành riêng quy định về KSNB trong phạm vi Bộ, ngành, địa phƣơng cho phù

hợp với đặc thù hoạt động. Các loại hình KSNB là kiểm soát toàn bộ hoạt động sử dụng ngân sách, tài sản nhà nƣớc, kiểm soát chuyên đề (ngân sách của chƣơng trình, dự án), kiểm soát hoạt động (đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực…); trong đó: Tập trung nguồn lực và đặt trọng tâm cho kiểm soát hoạt động, quy định về xác định trách nhiệm tổ chức, cá nhân có liên quan [2].

* Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

- Thứ nhất, cần có sự thống nhất nhận thức về t nh tất yếu khách quan và vai trò quan trọng của hoạt động K NB

Từ kinh nghiệm các nƣớc cho thấy, dù KSNB mang tính bắt buộc hay khuyến khích, hoạt động KSNB có tính độc lập, chuyên trách (Mỹ, Hàn Quốc) hay thiết lập các mối quan hệ theo hƣớng hợp tác giải trình trách nhiệm (Mỹ) và xã hội hóa hoạt động KSNB thông qua thuê công ty tƣ vấn, chuyên gia độc lập thực hiện (Mỹ) nhƣng đều kh ng định hoạt động KSNB là tất yếu, khách quan, cần thiết, là công cụ quản lý có hiệu quả, hoạt động KSNB luôn đƣợc hiện cùng hoạt động sử dụng ngân sách, tài sản nhà nƣớc của các cơ quan Nhà nƣớc.

- Thứ hai, hoạt động K NB cần được quy định bởi các văn bản pháp l cao và có hệ thống các văn bản pháp luật hướng dẫn đầy đủ.

Các nƣớc đều có Luật quy định về hoạt động KSNB; các cơ quan quản lý nhà nƣớc (chủ yếu là Kiểm toán Nhà nƣớc và Bộ Tài chính) đều ban hành đầy đủ hệ thống văn bản pháp luật hƣớng dẫn thực hiện, trong đó nhấn mạnh: (1) Quy định về phân cấp giữa các cơ quan về hoạt động KSNB và trách nhiệm báo cáo, giải trình (nhƣ Mỹ: bộ phận KSNB chịu trách nhiệm giải trình với Tổng Thanh tra). (2) Trách nhiệm hƣớng dẫn trình tự, thủ tục, quy trình KSNB (nhƣ Mỹ: Kiểm toán Nhà nƣớc ban hành chuẩn mực KSNB; Hàn Quốc: kiểm toán Nhà nƣớc ban hành chuẩn mực KSNB, Chính phủ ban hành quy định KSNB đối với các cơ quan Nhà nƣớc cấp Trung ƣơng, một số Bộ ban hành quy định KSNB trong phạm vi Bộ).

- Thứ ba, cần tăng cường phối hợp giữa K NB với bộ phận ngoại kiểm.

Ở các nƣớc đều có sự phân định rõ giữa hoạt động ngoại kiểm và KSNB. Tuy nhiên, bộ phận KSNB về sử dụng ngân sách, tài sản nhà nƣớc đều có mối quan hệ mật thiết với các cơ quan ngoại kiểm (nhƣ Thanh tra, Kiểm toán của Nhà nƣớc)

thông qua việc cơ quan ngoại kiểm xác định rủi ro (nhƣ Mỹ: Kiểm toán nhà nƣớc xác nhận rủi ro làm cơ sở lập kế hoạch KSNB). Trong tổ chức hoạt động KSNB luôn song hành với công tác ngoại kiểm, các hoạt động này không thể thay thế, cản trở nhau và luôn có tác dụng phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau. Không có độc quyền đơn phƣơng kiểm soát mà phối hợp phân quyền rõ ràng ngoại kiểm và KSNB.

- Thứ tư, chú trọng cảnh báo rủi ro, nguy cơ tiềm ẩn, tăng cường kiểm soát hiệu quả của công tác sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước.

Hoạt động KSNB không chỉ dừng lại ở việc xem xét, kết luận và xử lý vụ việc cụ thể mà tập trung nghiên cứu tài liệu, nghe giải trình để đƣa ra những đánh giá, kiến nghị để điều chỉnh những chủ trƣơng, chính sách có tính vĩ mô, góp phần phòng ngừa rủi ro có thể trong tƣơng lai, kịp thời điều chỉnh những công việc chƣa phù hợp, tăng cƣờng kiểm soát hoạt động (nhƣ Mỹ: đƣa ra 10 danh mục rủi ro lớn nhất để lựa chọn kế hoạch KSNB; Hàn Quốc: chú trọng kiểm soát hoạt động để đánh giá tính kinh tế, hiệu quả…).

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Nhƣ đã trình bày, Chƣơng 1 luận văn chủ yếu khái quát những cơ sở lý luận cơ bản về kiểm soát nội bộ và kiểm soát nội bộ chi thƣờng xuyên NSNN tại KBNN. Tác giả đi từ việc đƣa ra các khái niệm và một số nội dung liên quan đến kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN và kiểm soát nội bộ chi NSNN. Từ đó, dần đi sâu vào nội dung kiểm soát nội bộ chi thƣờng xuyên NSNN tại KBNN nhƣ Kiểm soát hình thức chi trả; kiểm soát phuong thức chi trả và kiểm soát điều ki n thanh toán của các khoản chi thƣờng xuyên từ ngan sách Nhà nuớc.

Đồng thời, ở Chƣơng này, tác giả cũng đã trình bày các nhân tố ảnh hƣởng đến kiểm soát nội bộ chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tại Kho bạc Nhà nƣớc. Đây chính là những nội dung cơ bản làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng công tác kiểm soát nội bộ chi thƣờng xuyên NSNN tại Kho bạc Nhà nƣớc Hoài Ân đƣợc đề cập ở Chƣơng 2 và đề ra các giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ chi thƣờng xuyên NSNN tại KBNN Hoài Ân, tỉnh Bình Định ở Chƣơng 3.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI THƢỜNG XUYÊN TẠI KHO BẠC NHÀ NƢỚC HOÀI ÂN, TỈNH

BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chi thường xuyên tại kho bạc nhà nước hoài ân, tỉnh bình định (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)