7. Kết cấu của đề tài
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI THƢỜNG
3.2.5. Hoàn thiện hoạt động giám sát
Hiện nay tại KBNN Hoài Ân chƣa có bộ phận giám sát chuyên trách ở khâu kiểm soát chi thƣờng xuyên và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ kiểm tra, giám sát
còn hạn chế. Để khắc phục hạn chế này, cần phải:
- Tăng cƣờng công tác tự kiểm tra bằng cách xây dựng kế hoạch kiểm tra giám sát các mặt nghiệp vụ hàng quý. Các tồn tại, lỗi phát hiện trong quá trình kiểm tra giám sát sau khi đƣợc lãnh đạo đơn vị đánh giá nguyên nhân, tìm ra biện pháp khắc phục cần đƣợc thông báo đến các phòng bộ phận để từng cá nhân học tập không để xảy ra sai sót tƣơng tự.
Trong quá trình giám sát cần độc lập khách quan, các hoạt động rủi ro trong nghiệp vụ cần tìm ra các nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra giúp cho bộ phận kiểm tra kiểm soát có thể giám sát rủi ro và đề xuất các phƣơng hƣớng nhằm hạn chế nó. Công tác giám sát phải đặt ra những quy định nhƣ toàn bộ máy tính khi đƣa vào sử dụng tại các Kho bạc đều phải đƣợc cài hệ điều hành có bản quyền hợp lệ, cấu hình, phân hoạch ổ đĩa đặt địa chỉ và tên máy tính theo đúng quy định của ngành. Cài đặt toàn bộ phần mềm hệ thống, ứng dụng tiện ích các phần mềm phòng chống mã độc hại cần thiết cho công việc hằng ngày lên máy chủ và máy trạm trƣớc khi đƣa vào sử dụng và đƣợc kiểm tra cập nhật thƣờng xuyên. Để phát hiện những yếu kém của hệ thống KSNB, cần tiến hành nghiên cứu các báo cáo tự kiểm tra của các bộ phận; báo cáo kiểm tra của đơn vị cũng nhƣ tham khảo báo cáo kiểm tra của thanh tra KBTP, cùng chƣơng trình kiểm tra, sổ điều chỉnh tại các với việc phỏng vấn các kế toán viên, kiểm ngân viên, thanh toán viên, chuyên viên về những vấn đề có khó khăn, vƣớng mắc trong công việc hàng ngày để tìm ra các nhân tố chính ảnh hƣởng đến hệ thống KSNB, phát hiện các rủi ro và từ đó có biện pháp khắc phục giúp hoàn thiện hệ thống.
Cuối cùng là, lãnh đạo KBNN thƣờng xuyên tổ chức và theo dõi chặt chẽ việc kiểm tra chéo các nghiệp vụ của các bộ phận, việc kiểm tra này có thể thực hiện định kỳ và đột đột xuất để nhằm phát hiện những rủi ro sai phạm để xử lý kịp thời, tránh gây lãng phí và thiệt hại cho tài sản của nhà nƣớc.
- Thanh tra kiểm tra nội bộ cần phải tạo lập quy trình thanh tra, kiểm tra nội bộ định kỳ. Để có thể thực hiện tốt hơn về vấn đề này thì cần phải thiết lập quy trình thanh tra, kiểm tra nội bộ định kỳ, ít nhất là một quý một lần để có thể kịp thời phát hiện những sai sót trong quá trình xử lý kiểm soát chi thƣờng xuyên của cán bộ.
Thông qua việc thanh tra các vấn đề về nghiệp vụ cần có các biện pháp để xử lý các sai sót nếu có.