Xu thế phát triển của giáo dục đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học quy nhơn giai đoạn 2021 2025 (Trang 38)

8. Cấu trúc luận văn

1.6.1.Xu thế phát triển của giáo dục đại học

Thế giới đã và đang diễn ra cuộc cách mạng khoa học - công nghệ với sự chuyển đổi mạnh mẽ từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin, phát triển kinh tế tri thức và kinh tế số. Trong bối cảnh đó, NNL có chất lƣợng cao về phẩm chất, năng lực và kỹ năng đã trở thành lợi thế quyết định đối với mỗi quốc gia.

Các xu thế lớn của phát triển giáo dục đƣợc nhìn nhận ở nhiều bình diện. Đó là giáo dục mang tính đại chúng mạnh mẽ hƣớng vào “xã hội học tập”, phát triển NNL, hình thành những năng lực cơ bản mà thời đại mới, định hình sứ mạng mới của ngƣời thầy, quan hệ mới về dạy và học, đổi mới mạnh mẽ QLGD: yêu cầu về văn hóa đánh giá, văn hóa điều hành, văn hóa tự quản, tự chịu trách nhiệm ở cơ sở GDĐH.

Để giáo dục thực hiện đƣợc vai trò mới, cần hƣớng đến bốn trụ cột của giáo dục. Học để biết, bằng cách kết hợp một cơ sở văn hóa chung và đủ rộng với khả năng làm việc sâu trên số lƣợng nhỏ chủ đề. Học để làm, nhằm nắm đƣợc không những một kỹ năng nghề nghiệp mà còn ứng dụng kiến thức, tạo năng lực theo nghĩa rộng hơn là những kỹ năng sống. Học để làm ngƣời, khuyến khích sự phát triển đầy đủ nhất tiềm năng sáng tạo của mỗi ngƣời. Học để cùng chung sống với nhau, bằng cách phát triển sự hiểu biết của ngƣời

khác thông qua sự hiểu của chính mình, thông qua sự cam kết làm việc theo cộng đồng, cảm nhận sự phụ thuộc lẫn nhau.

Trong xu thế phát triển giáo dục, các trƣờng đại học đang xây dựng chiến lƣợc mới và tiến hành đồng thời nhiệm vụ phát triển ĐNGV. Trong những năm học gần đây, Trƣờng Đại học Quy Nhơn tăng cƣờng các giải pháp để xây dựng NNL đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ, đảm bảo công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế trong tình hình mới.

1.6.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước

Các văn kiện quan trọng của Đảng, Nhà nƣớc trong nhiệm kỳ đại hội XI, XII, XIII khẳng định rõ chủ trƣơng đổi mới GD&ĐT. Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT là một yêu cầu khách quan và cấp bách, đòi hỏi phải: đổi mới tƣ duy, đổi mới mục tiêu đào tạo; hệ thống tổ chức, loại hình giáo dục và đào tạo; nội dung, phƣơng pháp dạy và học; cơ chế quản lý; xây dựng đội ngũ giáo viên, CBQL; CSVC, nguồn lực, điều kiện đảm bảo.., trong toàn hệ thống, tiếp tục cần đƣợc cụ thể hóa trong từng giai đoạn.

Để tiếp tục đẩy mạnh phát triển giáo dục, khắc phục những tồn tại trong thời gian qua, Đảng và Nhà nƣớc đã có những định hƣớng:

Thứ nhất, xác định rõ mục tiêu của GD&ĐT trong giai đoạn tới, nhằm xây dựng con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện, có sức khoẻ, năng lực, trình độ, có ý thức, trách nhiệm cao đối với bản thân, gia đình, xã hội và Tổ quốc và chú trọng giáo dục phẩm chất, năng lực sáng tạo và các giá trị cốt lõi, nhất là giáo dục tinh thần yêu nƣớc, tự hào, tự tôn dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gắn giáo dục tri thức, đạo đức, thẩm mỹ, kỹ năng sống với giáo dục thể chất, nâng cao tầm vóc con ngƣời Việt Nam, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thứ hai, đẩy mạnh phát triển NNL, nhất là nhân lực chất lƣợng cao. Phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành; chú trọng đội ngũ nhân lực kỹ thuật, nhân lực số, nhân lực quản trị công nghệ, nhân lực quản lý,

quản trị doanh nghiệp; nhân lực quản lý xã hội và tổ chức cuộc sống, chăm sóc con ngƣời. Đồng thời, đổi mới và nâng cao chất lƣợng giáo dục nghề nghiệp theo hƣớng mở, linh hoạt; bảo đảm thống nhất với chủ trƣơng đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.

Thứ ba, hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân, sắp xếp lại hệ thống trƣờng học, phát triển hài hòa giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền, ƣu tiên các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo và các đối tƣợng chính sách. Thúc đẩy xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời.

Thứ tư, thực hiện cơ chế tự chủ đối với đào tạo bậc đại học phù hợp với xu thế chung của thế giới. Có chính sách đột phá phát triển, nâng cao chất lƣợng GDĐH. Có cơ chế hỗ trợ xây dựng một số trƣờng đại học lớn và đại học sƣ phạm trở thành những trung tâm đào tạo có uy tín trong khu vực và thế giới. Thúc đẩy phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lƣợng cao. Thứ năm, chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất ngƣời học; từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý dạy và học trực tuyến, qua Internet, truyền hình, các hoạt động xã hội, ngoại khoá, nghiên cứu khoa học; giáo dục nhà trƣờng kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Đào tạo con ngƣời theo hƣớng có đạo đức, kỷ luật, kỷ cƣơng, ý thức trách nhiệm công dân, xã hội; có kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, ngoại ngữ, CNTT, công nghệ số, tƣ duy sáng tạo và hội nhập quốc tế.

Thứ sáu, xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển giáo dục Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế. Lấy chất lƣợng và hiệu quả đầu ra làm thƣớc đo. Xây dựng và triển khai thực hiện lộ trình tiến tới miễn học phí đối với học sinh phổ thông, trƣớc hết là đối với học sinh tiểu học và trung học cơ sở.

theo hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh đổi mới đồng bộ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc, quản lý và quản trị nghiệp vụ chuyên môn trong GD&ĐT, từng bƣớc thực hiện có hiệu quả cơ chế tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình của các cơ sở GD&ĐT.

Thứ tám, hoàn thiện cơ chế, chính sách để đẩy mạnh và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả NCKH và chuyển giao công nghệ của các cơ sở giáo dục và đào tạo. Gắn kết chặt chẽ GD&ĐT với nghiên cứu, triển khai, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ mới; hình thành các trung tâm nghiên cứu xuất sắc, các nhóm đổi mới sáng tạo mạnh“.

1.6.3. Môi trường quản lí

a. Môi trường bên ngoài

- Điều kiện KT-XH tác động trực tiếp đến sự phát triển nhà trƣờng, đồng thời còn tác động đến đời sống giảng viên, từ đó cho thấy điều kiện KT- XH cũng đã gián tiếp tác động đến phát triển ĐNGV thông qua bản thân giảng viên và nhà trƣờng.

- Thành tựu KH&CN cũng là nhân tố tác động đến sự phát triển ĐNGV: KH&CN phát triển, đòi hỏi lực lƣợng lao động phải có trình độ kiến thức tay nghề cao, kéo theo yêu cầu giảng viên phải nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực thực hành,… Từ những cơ sở thực tiễn đó, trong xu thế phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, là nhân tố khách quan có tác động tích cực đến quá trình phát triển ĐNGV.

- Cơ chế, chính sách quản lý của nhà nƣớc, của bộ - ngành là yếu tố có tính pháp lý và có tác động trực tiếp tạo động lực thúc đẩy phát triển ĐNGV. b. Môi trường bên trong

- Môi trƣờng sƣ phạm nhà trƣờng có tác động trực tiếp đến sự phát triển ĐNGV; bầu không khí làm việc trong nhà trƣờng tốt là động lực thúc đẩy mọi hoạt động trong nhà trƣờng nhất là phát triển ĐNGV.

- Văn hóa tổ chức nhà trƣờng là hệ thống các chuẩn mực, giá trị giúp các CBQL nhà trƣờng, các thầy cô, các vị phụ huynh và các em sinh viên - học viên có các cách thức suy nghĩ, tình cảm, hành động tốt đẹp. Yếu tố văn hóa học đƣờng góp phần tạo lập đƣợc môi trƣờng giáo dục tích cực thúc đẩy các lực lƣợng trong nhà trƣờng phát triển hƣớng đến những giá trị tốt đẹp. Đó cũng là một trong những nhân tố quan trọng tác động tích cực đến sự phát triển ĐNGV.

- Uy tín, thƣơng hiệu của nhà trƣờng: nhà trƣờng có uy tín lớn và thƣơng hiệu mạnh sẽ có tác động thu hút đông đảo giảng viên làm cho số lƣợng giảng viên không ngừng đƣợc gia tăng một cách có chọn lọc, qua đó chất lƣợng giảng viên cũng không ngừng đƣợc nâng cao, tạo động lực cho việc phát triển ĐNGV. Khi nhà trƣờng đã có uy tín lớn và thƣơng hiệu mạnh thì mối quan hệ giữa giảng viên với nhà trƣờng càng gắn bó, làm cho công tác phát triển ĐNGV càng gặp đƣợc nhiều thuận lợi hơn.

- Chính sách của nhà trƣờng trong quản lý phát triển ĐNGV: cơ chế chính sách tốt sẽ tạo động lực cho đội ngũ cán bộ, giảng viên tích cực tự giác tham gia góp phần phát triển ĐNGV nhà trƣờng.

1.6.4. Bản thân giảng viên

Bản thân giảng viên vừa là khách thể, đồng thời cũng vừa là chủ thể trong việc phát triển ĐNGV; bởi vì nếu theo quan điểm phát triển ĐNGV coi cá nhân giảng viên là trọng tâm thì giảng viên là chủ thể, nhƣng ngƣợc lại nếu theo quan điểm phát triển ĐNGV coi mục tiêu nhà trƣờng là trọng tâm thì giảng viên là khách thể. Dù ở vai trò là chủ thể hay khách thể thì yếu tố bản thân ngƣời giảng viên đều có tác động đến sự phát triển ĐNGV, cụ thể:

- Về nhận thức của giảng viên: Trình độ nhận thức và thái độ tích cực củagiảng viên ảnh hƣởng đến phát triển ĐNGV.

- Về phẩm chất, thái độ nghề nghiệp của giảng viên: Ngƣời giảng viên có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và thái độ nghề nghiệp đúng đắn là

tiền đề cần thiết để phát triển ĐNGV; ĐNGV phải đƣợc phát triển dựa trên nền tảng của những chuẩn mực về phẩm chất nhà giáo nhƣ vậy thì mới đảm bảo sự phát triển bền vững.

- Về năng lực (trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm) của giảng viên: Đây là điều kiện đủ để phát triển ĐNGV, vì ĐNGV khi đƣợc đáp ứng đƣợc yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm theo chuẩn giảng viên, đây là chuẩn quan trọng nhất nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển ĐNGV. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về điều kiện hoàn cảnh cá nhân giảng viên: Giảng viên khi giảng dạy trong tâm thế thoải mái, gia đình có điều kiện kinh tế ổn định, cuộc sống hạnh phúc,… những nhân tố đó cũng có tác động tích cực đến phát ĐNGV,… Tóm lại, việc phát triển ĐNGV ở trƣờng đại học trong bối cảnh đổi mới giáo dục đang đứng trƣớc những yêu cầu mới, chịu sự tác động của chủ thể quản lý nhằm đảm bảo ĐNGV đạt chuẩn chức danh nghề nghiệp, đạt yêu cầu về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu theo qui định. Bên cạnh đó, phát triển ĐNGV cũng chịu tác động của yếu tố về môi trƣờng quản lý, chủ thể quản lý và bản thân ngƣời giảng viên trong nền kinh tế thị trƣờng, hội nhập quốc tế. Từ đó đòi hỏi các nhà trƣờng đại học cần tìm ra các biện pháp và vận dụng các biện pháp một cách hiệu quả nhất.

Tiểu kết chƣơng 1

Trên cơ sở tìm hiểu tổng quan lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài, chƣơng 1 đã xây dựng đƣợc khung lý thuyết làm cơ sở của đề tài phát triển ĐNGV Trƣờng Đại học Quy Nhơn, gồm:

- Làm rõ các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài nhƣ: quản lí, quản lí giáo dục, quản lí trƣờng đại học; giảng viên, ĐNGV, phát triển ĐNGV.

- Xác định đƣợc vai trò và nhiệm vụ của giảng viên trƣờng đại học trong bối cảnh đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế hiện nay.

lƣợng, cơ cấu, chất lƣợng để có thể đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới. - Xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển ĐNGV, trong đó nhấn mạnh đến xu thế phát triển của GDĐH, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc, môi trƣờng quản lí và sự nỗ lực của giảng viên.

Đây là những vấn đề lý luận làm cơ sở để chúng tôi nghiên cứu thực trạng và đƣa ra các biện pháp phát triển ĐNGV Trƣờng Đại học Quy Nhơn. Những vấn đề này chúng tôi tiếp tục đề cập ở chƣơng 2 và chƣơng 3.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên gồm 13 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng. Diện tích đất tự nhiên của khu vực khoảng 98.895 km2, chiếm 29,8% diện tích cả nƣớc, trong đó khoảng 60% là rừng núi, có bờ biển dài gần 850km. Dân số năm 2019 khoảng 15 triệu ngƣời,chiếm 15,4% của cả nƣớc.

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên là vùng có cấu trúc địa chất phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, nhƣng đây là vùng có tài nguyên thiên nhiên phong phú để phát triển đa dạng các ngành kinh tế: công nghiệp, nông nghiệp, du lịch và dịch vụ. Tuy nhiên, thực tế đây vẫn là vùng chậm phát triển so với hai đầu của đất nƣớc. Sự phát triển chậm của khu vực có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản là sự yếu kém về NNL.

Với NNL đông đảo về số lƣợng, lại sống trong vùng đất có truyền thống cần cù, chịu khó và hiếu học, nếu đƣợc đào tạo tốt thì đây là động lực cơ bản và to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Dù vậy, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó NNL còn yếu kém về nhiều mặt nên NNL chƣa đóng góp hết tiềm năng và chƣa tạo động lực để phát triển khu vực.

Tính đến năm 2020, số lao động đƣợc đào tạo có chuyên môn và kĩ thuật của khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên chỉ khoảng 68,56%, số lao động chƣa qua đào tạo chiếm tỷ lệ khá cao so với các khu vực khác của cả nƣớc. Vì chất lƣợng nguồn lao động còn thấp nên số ngƣời lao

động thất nghiệp chiếm tỷ lệ cao và phần đông phải tìm về các trung tâm công nghiệp lớn phía Nam để mƣu sinh. Đây cũng là một nguyên nhân quan trong làm cho khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên chƣa phát triển KT-XH tƣơng xứng với tiềm năng và chậm hơn so với hai đầu của đất nƣớc.

Riêng về lĩnh vực GD&ĐT, khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên dần hình thành tƣơng đối đầy đủ hệ thống các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp để đào tạo NNL với nhiều ngành nghề khác nhau. Thực tế, NNL có trình độ chuyên môn và kĩ thuật đƣợc đào tạo ngày càng nhiều hơn, tạo động lực thúc đẩy KT-XH vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Tây Nguyên; trong đó, Trƣờng Đại học Quy Nhơn là cơ sở đào tạo có đóng góp hết sức quan trọng cho khu vực. Đội ngũ NNL chất lƣợng cao, có đủ chuyên môn và kĩ thuật do Trƣờng Đại học Quy Nhơn đào tạo là động lực to lớn để đƣa khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên phát triển tƣơng xứng với tiềm năng và lợi thế của nó.

2.2. Khái quát về Trƣờng Đại học Quy Nhơn

Trƣờng Đại học Quy Nhơn tiền thân là Trƣờng Đại học Sƣ phạm Quy Nhơn đƣợc thành lập theo Quyết định số 1842 ngày 21 tháng 12 năm 1977 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục. Qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học quy nhơn giai đoạn 2021 2025 (Trang 38)