Khái quát tình hình kinh tế xã hội, giáo dục và đào tạo khu vực Duyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học quy nhơn giai đoạn 2021 2025 (Trang 45 - 46)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.Khái quát tình hình kinh tế xã hội, giáo dục và đào tạo khu vực Duyên

Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên gồm 13 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng. Diện tích đất tự nhiên của khu vực khoảng 98.895 km2, chiếm 29,8% diện tích cả nƣớc, trong đó khoảng 60% là rừng núi, có bờ biển dài gần 850km. Dân số năm 2019 khoảng 15 triệu ngƣời,chiếm 15,4% của cả nƣớc.

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên là vùng có cấu trúc địa chất phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, nhƣng đây là vùng có tài nguyên thiên nhiên phong phú để phát triển đa dạng các ngành kinh tế: công nghiệp, nông nghiệp, du lịch và dịch vụ. Tuy nhiên, thực tế đây vẫn là vùng chậm phát triển so với hai đầu của đất nƣớc. Sự phát triển chậm của khu vực có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản là sự yếu kém về NNL.

Với NNL đông đảo về số lƣợng, lại sống trong vùng đất có truyền thống cần cù, chịu khó và hiếu học, nếu đƣợc đào tạo tốt thì đây là động lực cơ bản và to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Dù vậy, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó NNL còn yếu kém về nhiều mặt nên NNL chƣa đóng góp hết tiềm năng và chƣa tạo động lực để phát triển khu vực.

Tính đến năm 2020, số lao động đƣợc đào tạo có chuyên môn và kĩ thuật của khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên chỉ khoảng 68,56%, số lao động chƣa qua đào tạo chiếm tỷ lệ khá cao so với các khu vực khác của cả nƣớc. Vì chất lƣợng nguồn lao động còn thấp nên số ngƣời lao

động thất nghiệp chiếm tỷ lệ cao và phần đông phải tìm về các trung tâm công nghiệp lớn phía Nam để mƣu sinh. Đây cũng là một nguyên nhân quan trong làm cho khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên chƣa phát triển KT-XH tƣơng xứng với tiềm năng và chậm hơn so với hai đầu của đất nƣớc.

Riêng về lĩnh vực GD&ĐT, khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên dần hình thành tƣơng đối đầy đủ hệ thống các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp để đào tạo NNL với nhiều ngành nghề khác nhau. Thực tế, NNL có trình độ chuyên môn và kĩ thuật đƣợc đào tạo ngày càng nhiều hơn, tạo động lực thúc đẩy KT-XH vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Tây Nguyên; trong đó, Trƣờng Đại học Quy Nhơn là cơ sở đào tạo có đóng góp hết sức quan trọng cho khu vực. Đội ngũ NNL chất lƣợng cao, có đủ chuyên môn và kĩ thuật do Trƣờng Đại học Quy Nhơn đào tạo là động lực to lớn để đƣa khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên phát triển tƣơng xứng với tiềm năng và lợi thế của nó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học quy nhơn giai đoạn 2021 2025 (Trang 45 - 46)