8. Cấu trúc luận văn
2.3.5. Đánh giá chung về đội ngũ giảng viên
2.3.5.1. Mặt mạnh
- ĐNGV đã đƣợc rèn luyện, trƣởng thành trong quá trình xây dựng và phát triển của Trƣờng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, gắn bó với Trƣờng, có trình độ chuyên môn vững vàng. Hàng năm, Nhà trƣờng đều xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho ĐNGV nhằm từng bƣớc hoàn thiện và nâng cao hơn nữa năng lực và trình độ chuyên môn trong đội ngũ.
- ĐNGV luôn cố gắng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu công tác giáo dục trong tình hình mới. Hầu hết ĐNGV của Trƣờng còn trẻ ham học hỏi, sáng tạo, thích ứng nhanh với sự đổi mới và phát triển của ngành GD&ĐT; tích cực đổi mới PPDH trƣớc xu thế phát triển và hội nhập của GDĐH nƣớc ta.
2.3.5.2. Những hạn chế
- Số lƣợng giảng viên chƣa đƣợc phân bổ đồng bộ giữa các ngành nghề đào tạo; thiếu giảng viên và nghiên cứu viên đầu đàn ở một số ngành mũi nhọn; khả năng hợp tác trong chuyên môn và nghiên cứu của một bộ phận giảng viên còn hạn chế.
- Một số giảng viên chƣa tích cực trong học tập và bồi dƣỡng để nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng hoàn thành tốt nhiệm vụ trƣớc yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Số giáo viên tuyển dụng mới ở một số ngành còn ít, nhất là giảng viên khối tâm lý, giáo dục, phƣơng pháp giảng dạy và giảng viên một số ngành đào tạo mới.
- Trình độ ngoại ngữ và tin học của nhiều giảng viên dù đạt chuẩn về bằng cấp, nhƣng chƣa hoàn toàn áp dụng đƣợc vào thực tiễn công tác trƣớc yêu cầu phát triển và hội nhập của GDĐH.