Mục đích khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học quy nhơn giai đoạn 2021 2025 (Trang 96)

8. Cấu trúc luận văn

3.4.1.Mục đích khảo nghiệm

Nhằm thu thập ý kiến của CBQL và giảng viên các khoa để xác định mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất,

3.4.2. Phương pháp khảo nghiệm

Dùng bảng hỏi để khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất (xem Phụ lục 2).

3.4.3. Kết quả khảo nghiệm

Qua tiến hành khảo nghiệm đối với 100 CBQL và giảng viên Trƣờng Đại học Quy Nhơn về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất nhẳm nâng cao hiệu quả công tác phát triển ĐNGV, chúng tôi thu đƣợc kết quả thể hiện ở Bảng 3.1:

Bảng 3.1. Tính cần thiết và tính khả thi

của các biện pháp phát triển ĐNGV Trƣờng Đại học Quy Nhơn

Các biện pháp đề xuất Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi

1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, viên chức nhà trƣờng về tầm quan trọng của phát triển ĐNGV 79 79,0% 21 21,0% 0 0,0% 76 76,0% 24 24,0% 0 0,0%

2. Hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển ĐNGV 82 82,7% 18 18,0% 0 0,0% 18 78,0% 22 22,0% 0 0,0%

3. Đổi mới cơ chế tuyển dụng giảng viên 86 86,0% 14 14,0% 0 0,0% 83 83,0% 17 17,0% 0 0,0%

4. Đổi mới phân công và sử dụng hợp lý ĐNGV 81 81,3% 19 19,0% 0 0,0% 77 77,0% 22 22,0% 01 1,0%

5. Nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dƣỡng ĐNGV 88 88,0% 12 12,0% 0 0,0% 84 84,0% 16 16,0% 0 0,0%

6. Tăng cƣờng kiểm tra, đánh giá chất lƣợng ĐNGV 81 81,3% 18 18,0% 01 1,0% 76 76,0% 22 22,0% 02 2,0%

7. Tạo điều kiện, môi trƣờng làm việc cho ĐNGV 91 91,0% 09 9,0% 0 0,0% 83 83,0% 15 15,0% 02 2,0%

Thông qua kết quả khảo nghiệm ở Bảng 3.1 cho thấy:

- Về tính cần thiết: Hầu hết CBQL và giảng viên đều đánh giá các biện pháp đề xuất là “rất cần thiết” và “cần thiết”. Kết quả này giúp chúng tôi

khẳng định rằng, các biện pháp đề xuất phù hợp với lý luận quản lí và đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn đặt ra.

- Về tính khả thi: Hầu hết CBQL và giảng viên đều đánh giá các biện pháp đề xuất là “rất khả thi” và “khả thi”. Dựa vào kết quả khảo nghiệm, chúng tôi có thể khẳng định rằng, các biện pháp đề xuất là hoàn toàn khả thi, có thể vận dụng phù hợp với thực tiễn.

Chúng tôi cũng tiến hành lấy ý kiến về mức độ quan trọng của các biện pháp đề xuất, kết quả khảo nghiệm đƣợc thống kê ở Bảng 3.2.

Bảng 3.2. Mức độ quan trọng của các biện pháp nâng cao hiệu quả phát triển ĐNGV ở Trƣờng Đại học Quy Nhơn

Các biện pháp đề xuất

Mức độ quan trọng (Mức 5 là mức cao nhất)

5 4 3 2 1

1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, viên chức nhà trƣờng về tầm quan trọng của phát triển ĐNGV 76 76,0% 18 18,0% 06 6,0% 0 0,0% 0 0,0%

2. Hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển ĐNGV 78 78,0% 20 20,0% 02 2,0% 0 0,0% 0 0,0%

3. Đổi mới cơ chế tuyển dụng giảng viên 75 75,0% 21 21,0% 03 3,0% 01 1,0% 0 0,0%

4. Đổi mới phân công và sử dụng hợp lý ĐNGV 74 74,0% 22 22,0% 04 4,0% 0 0,0% 0 0,0%

5. Nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dƣỡng ĐNGV 87 87,0% 13 13,0% 0 0,0% 0 0,0% 0 0,0%

6. Tăng cƣờng kiểm tra, đánh giá chất lƣợng ĐNGV 71 71,7% 22 22,0% 06 10,0% 01 1,0% 0 0,0%

7. Tạo điều kiện, môi trƣờng làm việc cho ĐNGV 87 87,0% 13 13,0% 0 0,0% 0 0,0% 0 0,0%

Qua kết quả ở Bảng 3.2 chúng ta thấy, hầu hết CBQL và giảng viên cho rằng, các biện pháp đề xuất là rất quan trọng (chọn từ mức 4 trở lên) trong việc nâng cao hiệu quả công tác phát triển ĐNGV tại trƣờng Đại học Quy Nhơn. Đặc biệt, đa số đều chọn ở các mức quan trọng cao nhất (mức 5), chỉ có một số ít chọn mức 3, còn mức 2 chỉ có 02 lựa chọn (không có CBQL và giảng viên nào chọn mức 1). Với kết quả này, chúng tôi khẳng định rằng, các biện pháp đề xuất là rất quan trọng đối với yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác phát triển ĐNGV tại trƣờng Đại học Quy Nhơn.

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về phát triển ĐNGV đại học và thực trạng ĐNGV tại Trƣờng Đại học Quy Nhơn, đề tài đề xuất 7 biện pháp quản lý phát triển ĐNGV, qua đó nâng cao chất lƣợng đào tạo, phấn đấu đạt đƣợc mục tiêu, sứ mạng mà nhà trƣờng đề ra gồm:

1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, viên chức nhà trƣờng về tầm quan trọng của phát triển ĐNGV;

2. Hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển ĐNGV;

3. Đổi mới cơ chế tuyển dụng giảng viên;

4. Đổi mới phân công và sử dụng hợp lý ĐNGV;

5. Nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dƣỡng giảng viên;

6. Tăng cƣờng kiểm tra, đánh giá chất lƣợng ĐNGV;

7. Tạo điều kiện, môi trƣờng làm việc cho ĐNGV.

Đề tài đã thực hiện khảo sát CBQL và giảng viên về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Các biện pháp quản lý đề xuất đều đƣợc đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi cao, phù hợp với xu thế phát triển của GDĐH và các điều kiện thực tế tại Trƣờng Đại học Quy Nhơn.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

ĐNGV có vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là trong các cơ sở GDĐH. ĐNGV là yếu tố quyết định nhất trong việc nâng cao chất lƣợng đào tạo, tạo ra NNL có đầy đủ phẩm chất và năng lực, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội trong quá trình phát triển và hội nhập. Thời gian qua, Trƣờng Đại học Quy Nhơn rất chú trọng công tác phát triển ĐNGV, coi đó là một nhiệm vụ quan trọng cùng với quá trình đổi mới cơ chế quản lý giáo dục và tăng cƣờng các nguồn lực giáo dục khác.

Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài, có thể rút ra các kết luận nhƣ sau:

1.1. Về lý luận

Phát triển ĐNGV chính là tìm cách để đạt hiệu suất cao nhất của 5 yếu tố: Đào tạo, bồi dƣỡng để toàn đội ngũ đạt đến sự chuẩn hóa, hiện đại hóa; Thực hiện các chế độ, chính sách tốt nhất đối với giảng viên; Tạo ra môi trƣờng làm việc thuận lợi và tính đồng thuận trong tổ chức; Tổ chức hoạt động giảng dạy và nghiên cứu một cách hợp lí, đồng bộ với các yếu tố số lƣợng, cơ cấu của đội ngũ; Tăng cƣờng cơ chế dân chủ hóa trong hoạt động, giúp giảng viên tự phát triển bản thân.

Để phát triển ĐNGV, cần xác định những yêu cầu đối về số lƣợng, cơ cấu, chất lƣợng và các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển ĐNGV, trong đó nhấn mạnh đến xu thế phát triển của GDĐH, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc, môi trƣờng quản lí và sự nỗ lực từng của giảng viên.

1.2. Về thực trạng

Trƣờng Đại học Quy Nhơn là cơ sở GDĐH có bề dày truyền thống, đóng góp to lớn trong việc đào tạo NNL chất lƣợng cao cho khu vực và cả nƣớc. Thực tế trong những năm qua, công tác xây dựng và phát triển ĐNGV của Trƣờng Đại học Quy Nhơn rất đƣợc quan tâm. ĐNGV cơ bản đủ về số

lƣợng, cơ cấu khá hợp lí và đảm bảo yêu cầu về năng lực công tác. Đây là nhân tố quan trọng để tạo tiền đề cho công tác xây dựng và phát triển ĐNGV trong thời kì mới.

Tuy nhiên, công tác xây dựng và phát triển ĐNGV Trƣờng Đại học Quy Nhơn thời gian qua cũng còn một số hạn chế nhƣ: số lƣợng giảng viên chƣa đƣợc phân bổ đồng bộ giữa các ngành nghề đào tạo; còn thiếu giảng viên và nghiên cứu viên đầu đàn ở một số ngành; trình độ ngoại ngữ, năng lực NCKH và khả năng hợp tác của GV còn hạn chế; số đề tài NCKH cấp Bộ, cấp Nhà nƣớc của giảng viên còn ít so với thực lực đang có của đội ngũ GV.

1.3. Về đề xuất biện pháp và khảo nghiệm

Trên cơ sở hệ thống lý luận và đánh giá thực tiễn, đề tài đề xuất 07 biện pháp phát triển ĐNGV Trƣờng Đại học Quy Nhơn, bao gồm: 1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, viên chức nhà trƣờng về tầm quan trọng của phát triển ĐNGV;

2. Hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển ĐNGV; 3. Đổi mới cơ chế tuyển dụng giảng viên; 4. Đổi mới phân công và sử dụng hợp lý ĐNGV; 5. Nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dƣỡng giảng viên; 6. Tăng cƣờng kiểm tra, đánh giá chất lƣợng ĐNGV; 7. Tạo điều kiện, môi trƣờng làm việc cho ĐNGV.

Đề tài đã thực hiện khảo sát CBQL và giảng viên về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Các biện pháp quản lý đề xuất đều đƣợc đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi cao. Điều này khẳng định những đề xuất biện pháp của đề tài đảm bảo tính khoa học, phù hợp với thực tiễn Trƣờng Đại học Quy Nhơn.

2. Khuyến nghị

Để công tác phát triển ĐNGV đạt hiệu quả cao hơn, xét về góc độ quản lí, chúng tôi đƣa ra một số khuyến nghị sau:

2.1. Đối với Nhà trường

- Ban Giám hiệu và các đơn vị liên quan của nhà trƣờng cần dành sự quan tâm đặc biệt và thƣờng xuyên đến công tác phát triển ĐNGV, nhất là

công tác đào tạo, bồi dƣỡng và tạo môi trƣờng làm việc thuận lợi để từng giảng viên phát huy đƣợc khả năng của mình theo nhiệm vụ đƣợc giao.

- Xây dựng và hoàn thiện quy hoạch phát triển ĐNGV Trƣờng Đại học Quy Nhơn giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn dài hạn đến năm 2045. Đây là cơ sở quan trọng để triển khai thực hiện các biện pháp phát triển ĐNGV.

- Cần xây dựng và ban hành các qui định cụ thể để động viên, khuyến khích giảng viên tự giác học tập và nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

2.2. Đối với các khoa và bộ môn

- Thƣờng xuyên theo dõi và tham mƣu kịp thời với lãnh đạo nhà trƣờng về tình hình ĐNGV của đơn vị mình để kịp thời có những điều chỉnh phù hợp trong công tác phát triển ĐNGV.

- Có biện pháp phù hợp trong việc kiểm tra, đánh giá giảng viên, đảm bảo chất lƣợng giáo dục các ngành đào tạo đƣợc nhà trƣờng phân công cho đơn vị mình đảm nhiệm.

- Tổ chức các hoạt động bồi dƣỡng giảng viên phù hợp với khả năng của đơn vị; chủ động và tăng cƣờng các hoạt động giao lƣu chuyên môn, học thuật để tạo môi trƣờng thực tế cho giảng viên học tập và trƣởng thành.

2.3. Đối với giảng viên

- Mỗi giảng viên cần xác định đúng trách nhiệm của bản thân trong việc tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

- Chấp hành nghiêm quy chế chuyên môn và nội quy của nhà trƣờng trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu; tuân thủ sự phân công nhiệm vụ của nhà trƣờng, sẵn sàng tham gia các khóa đào tạo, bồi dƣỡng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Chỉ thị số 40 CT/TW ngày 16 tháng 5 năm 2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội.

2. Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Hội nghị BCHTW lần thứ 8 (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Hà Nội.

3. Đặng Quốc Bảo (2010), Đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.

4. Hoàng Chúng (1982), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Doan, Đỗ Minh Cƣơng, Phƣơng Kỳ Sơn (1996), Các học thuyết quản lý, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập II, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

8. Đảng ủy Trƣờng Đại học Quy Nhơn (2020), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ khóa XIV trình Đại hội đại biểu Đảng bộ Trường lần thứ XV, nhiệm kì 2020 - 2025, Bình Định.

9. Phạm Minh Hạc (2001), Phát triển con ngƣời toàn diện thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Phạm Minh Hạc,… (1988), Tâm lí học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

11. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lí giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

12. Luật Giáo dục 2005, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học 2018, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

15. Hoàng Phê (chủ biên) (2010), Từ điển Tếng Việt, NXB Đà Nẵng.

16. Nguyễn Ngọc Quang (1998), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

17. Trƣờng Đại học Quy Nhơn (2003), Đề án thành lập Trường Đại học Quy Nhơn trên cơ sở Trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn, Quy Nhơn. 18. Trƣờng Đại học Quy Nhơn (2017), Kế hoạch chiến lược phát triển

Trường Đại học Quy Nhơn giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn 2030. 19. Trƣờng Đại học Quy Nhơn (2017), Quyết định số 186/QĐ-ĐHQN ngày

13/02/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Quy Nhơn về việc ban hành sứ mệnh, tầm nhìn và hệ giá trị cốt lõi của Trường Đại học Quy Nhơn.

20. Trƣờng Đại học Quy Nhơn (2019), Báo cáo kết quả hoạt động và đề xuất phương án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập.

21. Trƣờng Đại học Quy Nhơn (2019), Đề án Đổi mới cơ cấu tổ chức Trường Đại học Quy Nhơn giai đoạn 2019 - 2022, tầm nhìn 2030.

22. Trƣờng Đại học Quy Nhơn (2020), Quy chế tổ chức và hoạt động của trường Đại học Quy Nhơn.

23. Trƣờng Đại học Quy Nhơn (2021), Báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

24. Phạm Viết Vƣợng (2012), Giáo dục học, NXB ĐH Sƣ phạm, Hà Nội. 25. Phạm Viết Vƣợng - Nguyễn Xuân Thức (2010), Phương pháp nghiên cứu

khoa học, NXB Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.

26. Nguyễn Nhƣ Ý (2008), Đại Từ điển Tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1. PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho cán bộ quản lý và giảng viên Trƣờng Đại học Quy Nhơn về thực trạng đội ngũ giảng viên)

Phụ lục 2. PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho cán bộ quản lý và giảng viên Trƣờng Đại học Quy Nhơn về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Bình Định, ngày……tháng…...năm……

PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho cán bộ quản lý và giảng viên Trƣờng Đại học Quy Nhơn) Để có cơ sở thực tiễn giúp chúng tôi đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học Quy Nhơn giai đoạn 2021 - 2025, xin quý thầy/cô vui lòng cho ý kiến về một số vấn đề bằng cách đánh dấu x vào ô phù hợp. A. PHẦN THÔNG TIN CHUNG - Họ và tên (có thể không ghi):……….

- Năm sinh:………. Giới tính:………

- Chức vụ hiện nay:………..

- Học hàm/ học vị:………..

- Số năm giảng dạy/ công tác:………..

B. PHẦN CÁC VẤN ĐỀ TRƢNG CẦU Ý KIẾN Câu 1. Theo thầy/cô, đội ngũ giảng viên có vai trò như thế nào ở các trường Đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học quy nhơn giai đoạn 2021 2025 (Trang 96)