Thực trạng công tác phân công, sử dụng đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học quy nhơn giai đoạn 2021 2025 (Trang 64)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.3.Thực trạng công tác phân công, sử dụng đội ngũ giảng viên

Với quy mô đào tạo phát triển nhanh, công tác phân công và sử dụng ĐNGV rất đƣợc Nhà trƣờng quan tâm. Tính đến năm học 2020 - 2021, quy mô đào tạo của Trƣờng với 11.859 sinh viên đại học chính quy, 4.818 học viên đại học hệ vừa học vừa làm, văn bằng 2, liên thông, 1.010 học viên cao học và 14 nghiên cứu sinh. Điều này đặt ra yêu cầu quan trong cho việc phân công và sử dụng hợp lý giảng viên cho từng hệ đào tạo và trình độ đào tạo, đảm bảo hoạt động dạy học đạt chất lƣợng.

Tính riêng năm học 2020 - 2021, việc phân bổ giảng viên của Nhà trƣờng cơ bản đáp ứng các chuyên ngành đào tạo, các hệ sau đại học, đại học chính quy và vừa học vừa làm. Điều đó tiếp tục khẳng định chất lƣợng đào tạo của Nhà trƣờng để cung cấp NNL có trình độ và năng lực cao cho sự phát triển KT-XH của khu vực.

Bảng 2.12. Tổng hợp giờ dạy của giảng viên Trƣờng Đại học Quy Nhơn năm học 2020 - 2021

Giờ dạy (tiết)/

năm học ≤ 270

Từ 270 đến dƣới 500

Từ 500 đến

dƣới 1000 ≥ 1000

Giảng viên (ngƣời) 244 128 94 44

Tỷ lệ (%) 48,84% 25,10% 18,43% 8,63%

(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tài chính, Trường Đại học Quy Nhơn, 2021)

Nhìn vào Bảng 2.12 ta thấy, số lƣợng giảng viên dạy từ 270 tiết/năm trở xuống chiếm 48,84%; có 25,10% số giảng viên dạy từ 270 tiết đến 500 tiết/năm. Tuy nhiên, một bộ phận giảng viên có giờ dạy khá cao. Giảng viên dạy từ 500 tiết đến dƣới 1000 tiết/năm chiếm 18,43%, đặc biệt có 8,63% (44 giảng viên) có giờ dạy trên 1000 tiết/năm. Chúng tôi nhận định, việc phân bổ

và sử dụng giảng viên cơ bản hợp lí, nhƣng còn mất cân đối giữa các ngành/môn học, một số giảng viên có giờ dạy cao.

Qua khảo sát cho thấy, có đến 86,13% giảng viên và 91,12% sinh viên cho rằng, việc phân công và sử dụng giảng viên từ mức hợp lý trở lên. Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến đánh giá, việc phân công và sử dụng giảng viên còn chƣa phù hợp, mất cân đối; đặc biệt ở một số môn học giảng viên dạy quá nhiều giờ nên việc đảm bảo chất lƣợng tất cả các giờ dạy là rất khó; đồng thời ảnh hƣởng đến thời gian NCKH và các hoạt động khác. Đây cũng là vấn đề cần quan tâm trong công tác quản lý và sử dụng ĐNGV của Nhà trƣờng.

2.4.4. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên

Trong bất kì giai đoàn nào, việc đào tạo, bồi dƣỡng ĐNGV là công tác thƣờng xuyên và quan trọng. Vì vậy, Trƣờng Đại học Quy Nhơn luôn có kế hoạch cử giảng viên đi đào tạo, bồi dƣỡng trong và ngoài nƣớc. Hầu hết giảng viên đƣợc cử đi đào tạo, bồi dƣỡng đều hoàn thành khóa học và trở về trƣờng công tác theo phân công, góp phần vào sự phát triển chung của Nhà trƣờng.

Giai đoạn từ năm 2003 đến 2008, số giảng viên đƣợc cử đi nghiên cứu sinh là 36 ngƣời, cao học là 216 ngƣời. Trong những năm 2009 - 2015, số lƣợng giảng viên đƣợc cử đi học là khá cao; trung bình khoảng 12 nghiên cứu sinh và 14 cao học mỗi năm. Nhờ vậy, trình độ chuyên môn của ĐNGV đƣợc nâng cao, dần dần đƣợc chuẩn hóa đội ngũ và đáp ứng cơ bản các nhiệm vụ của Trƣờng.

Từ năm học 2016 - 2017 đến nay, việc cử giảng viên đi học cao học, nghiên cứu sinh và các khóa bồi dƣỡng vẫn tiếp tục thực hiện, bổ sung NNL trình độ cao cho Nhà trƣờng. Số lƣợng giảng viên đƣợc cử đi học và bồi dƣỡng những năm 2016 - 2020 đƣợc thể hiện ở bảng 2.13:

Bảng 2.13. Số lƣợng giảng viên Trƣờng Đại học Quy Nhơn đƣợc cử đi học, bồi dƣỡng những năm 2016 - 2020

(Đơn vị: Người) Năm học 2016- 2017 2017- 2018 2018- 2019 2019- 2020 2020- 2021

Nghiên cứu sinh 35 10 07 04 06

Cao học 09 04 0 03 01

Cao cấp chính trị 04 02 04 04 05

Trung cấp chính trị 00 01 01 02 02

Nghiệp vụ 163 181 101 99 85

Đi học nƣớc ngoài 13 05 08 02 02

(Nguồn: Phòng Tổ chức - Nhân sự, Trường Đại học Quy Nhơn, năm 2021)

Nhìn vào Bảng 2.13 ta thấy, Nhà trƣờng rất chú trọng công tác đào tạo và bồi dƣỡng nhân lực trình độ cao với số lƣợng cử đi nghiên cứu sinh khá cao. Số lƣợng đi học cao học giảm là vì đội ngũ có trình độ thạc sĩ đã dần đƣợc chuẩn hóa, còn rất ít giảng viên có trình độ cử nhân. Mặt khác, số lƣợng giảng viên đƣợc cử tham gia các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ hàng năm là khá lớn. Đây là việc làm quan trong nhằm bổ sung kiến thức và kỹ năng sƣ phạm cho ĐNGV của Nhà trƣờng, đáp ứng yêu cầu dạy học trong xu thế đổi mới giáo dục. Tuy nhiên, số lƣợng giảng viên đƣợc học các lớp bồi dƣỡng lý luận chính trị, cử đi đào tạo ở nƣớc ngoài còn khá khiêm tốn và mất cân đối giữa các năm, chƣa tƣơng xứng với NNL đang có của nhà trƣờng.

Về việc thực hiện các chế độ, nhà trƣờng quan tâm các chính sách đối với giảng viên đi học tập, bồi dƣỡng. Đối với giảng viên đi học cao học, nghiên cứu sinh, nhà trƣờng đã thực hiện chủ trƣơng hỗ trợ kinh phí, bao gồm các khoản nhƣ học phí, tiền tàu xe, tài liệu học tập, làm luận văn, luận án... Mặt khác, nhà trƣờng còn hỗ trợ về thời gian để giảng viên yên tâm tập trung hoàn thành nhiệm vụ học tập. Nhờ có sự quan tâm đúng mức của Nhà trƣờng nên ĐNGV rất tích cực trong công tác học tập, nghiên cứu, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ nhằm góp phần cho sự phát triển chung của Nhà trƣờng.

Tiến hành khảo sát để đánh giá về công tác đào tạo, bồi dƣỡng ĐNGV thời gian qua, hầu hết ý kiến của giảng viên đánh giá ở mức tốt với 79,36%, nhƣng cũng còn 12,52 % đánh giá là chƣa tốt. Đặc biệt, một số giảng viên khi đƣợc cử đi đào tạo, bồi dƣỡng vì nhiều lý do khác nhau đã không thể hoàn thành khóa học. Đây là thực trạng cần đƣợc nhìn nhận để tìm gải pháp tốt hơn nữa trong công tác đào tạo và bồi dƣỡng đội ngũ trong những năm sắp tới.

Có thể nói, công tác đào tạo và bồi dƣỡng ĐNGV của Trƣờng Đại học Quy Nhơn trong những năm qua đã đƣợc lãnh đạo nhà trƣờng quan tâm đúng mức, nhờ đó mà trình độ của ĐNGV dần dần đƣợc nâng cao đáng kể, chất lƣợng giảng dạy ngày càng đƣợc cải thiện và uy tiến của nhà trƣờng đối với xã hội ngày càng nâng cao.

Tuy nhiên, công tác đào tạo và bồi dƣỡng giảng viên cũng còn một số hạn chế nhất định. Trong một số năm, công tác đào tạo, bồi dƣỡng còn làm ồ ạt, chạy theo số lƣợng mà chƣa theo quy hoạch. Một số giảng viên chƣa có tinh thần cao trong việc học tập nâng cao trình độ, nhất là đi nghiên cứu sinh. Việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng chỉ tập trung ƣu tiên đào tạo, bồi dƣỡng về chuyên môn nghiệp vụ, còn về lý luận chính trị, ngoại ngữ và tin học cho ĐNGV chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

2.4.5. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên

Trong công tác quản lý đội ngũ, kiểm tra, đánh giá là một nội dung quan trọng. Khi đánh giá phải bảo đảm khách quan, khoa học và đúng thực chất, phải thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ để việc đánh giá trở thành cơ sở quan trọng cho việc củng cố và phát triển đội ngũ.

Việc đánh giá, xếp loại giảng viên đƣợc tiến hành hàng năm và đảm bảo các nguyên tắc của công tác này theo quy định. Tính riêng năm học 2019 - 2020, toàn trƣờng có 510 GV đƣợc đánh giá và xếp loại theo quy định, số lƣợng cụ thể ở bảng 2.14:

Bảng 2.14. Số lƣợng giảng viên Trƣờng Đại học Quy Nhơn đƣợc đánh giá, xếp loại năm học 2019 - 2020

(Đơn vị: Người) Xếp loại Hoàn thành xuất sắc Hoàn thành tốt Hoàn thành Không hoàn thành Không đánh giá (nghỉ không lương) Số lƣợng 208 294 02 00 06 Tỷ lệ % 40,78% 57,65% 0,39% 00 1,18%

(Nguồn: Phòng Tổ chức - Nhân sự, Trường Đại học Quy Nhơn, năm 2021)

Nhìn vào Bảng 2.14 ta thấy, số lƣợng giảng viên xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (40,78%) và hoàn thành tốt nhiệm vụ (57,65%) chiếm tỷ lệ gần nhƣ tuyệt đối, chỉ có 02 ngƣời (0,39%) xếp loại hoàn thành và không có giảng viên xếp loại không hoàn thành. Đây là kết quả khẳng định chất lƣợng của ĐNGV, góp phần tạo nên uy tín và thƣơng hiệu của Nhà trƣờng.

Có thể khẳng định, Trƣờng Đại học Quy Nhơn đã thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ nói chung và ĐNGV nói riêng. Đây là cơ sở quan trọng góp phần làm cho đội ngũ ngày càng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của ngƣời giảng viên theo quy định của Luật GDĐH. Nhiều giảng viên đƣợc đề nghị khen thƣởng các cấp. Mặt khác, Nhà trƣờng cũng kịp thời chấn chỉnh một số giảng viên có biểu hiện vi phạm để xây dựng đội ngũ này ngày càng vững mạnh, tƣơng xứng với quy mô và uy tín của nhà trƣờng. Tuy nhiên, công tác kiểm tra, đánh giá đôi lúc còn chƣa thƣờng xuyên và triệt để, trong đó có việc thực hiện kiểm tra giờ dạy, tiến độ dạy học để đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lƣợng đào tạo của Nhà trƣờng.

Qua khảo sát về công tác kiểm tra, đánh giá đối với ĐNGV của Nhà trƣờng trong thời gian qua. Đa số giảng viên cho rằng, việc kiểm tra, đánh giá đã đƣợc thực hiện ở mức tốt với 78,89%, thực hiện ở mức khá với 15,22%, chỉ có 5,89% đánh giá ở mức trung bình và yếu. Có thể nói, công tác kiểm tra, đánh giá ĐNGV của Trƣờng trong thƣời gian qua đã thực hiện tƣơng đối tốt.

Mặc dù vậy, công tác này cũng còn một số tồn tại cần khắc phục trong giai đoạn tiếp theo để xây dựng đội ngũ Trƣờng Đại học Quy Nhơn vững mạnh, đảm bảo thực hiện tốt sứ mệnh của Nhà trƣờng trong tình hình mới.

2.5. Những thuận lợi và khó khăn của Trƣờng Đại học Quy Nhơn trong phát triển đội ngũ giảng viên phát triển đội ngũ giảng viên

2.5.1. Thuận lợi

ĐNGV Trƣờng Đại học Quy Nhơn đƣợc rèn luyện, trƣởng thành trong quá trình xây dựng và phát triển gần 45 năm qua, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, gắn bó với Nhà trƣờng, có trình độ chuyên môn cao, là lực lƣợng cán bộ khoa học mạnh trong khu vực.

Trƣờng còn có một lực lƣợng giảng viên có trình độ cao làm nòng cốt trong giảng dạy và nghiên cứu. Bên cạnh đó, số giảng viên trẻ dƣới 40 tuổi chiếm tỷ lệ khá cao, nếu có cơ chế, chính sách đầu tƣ thỏa đáng thì đây là nguồn kế cận tốt có trình độ chuyên môn cao, là nhân tố giữ vững và nâng cao chất lƣợng đào tạo, khẳng định uy tín của Trƣờng trong tƣơng lai.

ĐNGV nhà trƣờng là một tập thể đoàn kết, nhất trí, có tinh thần tƣơng trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong công tác. Lãnh đạo nhà trƣờng luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi để ĐNGV đƣợc học tập, bồi dƣỡng nâng cao trình độ. Hàng năm, Nhà trƣờng đều xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho ĐNGV của Nhà trƣờng nhằm từng bƣớc hoàn thiện và nâng cao hơn nữa năng lực và trình độ chuyên môn trong ĐNGV.

Mặt khác, sự phát triển nhanh chóng về kinh tế của đất nƣớc nói chung, khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên nói riêng là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của GDĐH, trong đó có Trƣờng Đại học Quy Nhơn. Cùng với đó, những chính sách của Đảng và Nhà nƣớc nhằm thúc đẩy sự phát triển GDĐH đã tạo ra nhiều cơ hội tốt cho Trƣờng Đại học Quy Nhơn trong việc xây dựng và phát triển nhà trƣờng nói chung, phát triển ĐNGV nói riêng trong thời kì mới.

2.5.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, công tác phát triển ĐNGV Trƣờng Đại học Quy Nhơn cũng còn một số khó khăn nhất định. Số lƣợng giảng viên chƣa đƣợc phân bổ đồng bộ giữa các ngành nghề đào tạo; còn thiếu giảng viên và nghiên cứu viên đầu đàn ở một số ngành; trình độ ngoại ngữ, năng lực NCKH và khả năng hợp tác trong chuyên môn của giảng viên còn hạn chế; số đề tài NCKH cấp Bộ, cấp Nhà nƣớc của giảng viên còn ít so với thực lực đang có của ĐNGV nhà trƣờng.

CSVC, phƣơng tiện giảng dạy, học tập của Trƣờng dù đƣợc quan tâm đầu tƣ, nhƣng cũng chƣa đáp ứng và chƣa theo kịp với quy mô phát triển của nhà trƣờng. Việc bố trí, phân công giảng dạy ở một số đơn vị, bộ môn còn chƣa hợp lý; một số giảng viên có số giờ dạy quá cao, ảnh hƣởng đến chất lƣợng giảng dạy và thời gian nghiên cứu; một số chuyên ngành tỷ lệ giảng viên có trình độ cao còn thấp.

Đời sống vật chất và tinh thần của ĐNGV nhà trƣờng còn khó khăn, với thu nhập chủ yếu là tiền lƣơng nên cũng ảnh hƣởng phần nào đến công tác đào tạo, bồi dƣỡng và nâng cao năng lực cho giảng viên.

Mặt khác, những ảnh hƣởng tiêu cực của nền kinh tế thị trƣờng làm cho một bộ phận giảng viên dao động, nhất là bộ phận giảng viên trẻ. Đó là thực tế cần đƣợc nhìn nhận và khắc phục trong công tác quản lí và xây dựng ĐNGV nhà trƣờng trong tình hình mới.

Tiểu kết chƣơng 2

Trƣờng Đại học Quy Nhơn là cơ sở GDĐH có bề dày truyền thống, đóng góp to lớn trong việc đào tạo NNL chất lƣợng cao cho khu vực và cả nƣớc. Trong kết quả quan trọng đó, ĐNGV của Nhà trƣờng giữ vai trò hết sức quan trọng, là nhân tố hàng đầu để khẳng định thƣơng hiệu và uy tín của Trƣờng Đại học Quy Nhơn.

Thực tế trong những năm qua, công tác xây dựng và phát triển ĐNGV của Trƣờng Đại học Quy Nhơn rất đƣợc quan tâm. ĐNGV cơ bản đủ về số lƣợng, cơ cấu khá hợp lí và đảm bảo yêu cầu về năng lực công tác. Đây là nhân tố quan trọng để tạo tiền đề cho công tác xây dựng và phát triển ĐNGV trong thời kì mới. Tuy nhiên, công tác xây dựng và phát triển ĐNGV Trƣờng Đại học Quy Nhơn thời gian qua cũng còn một số hạn chế, cần đƣợc nhìn nhận và khắc phục trong quá trình phát triển của nhà trƣờng. Với yêu cầu quan trọng đó, việc tiềm kiếm các giải pháp để phát triển ĐNGV Trƣờng Đại học Quy Nhơn ở giai đoạn tiếp theo cần đƣợc nghiêm túc nghiên cứu trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả. Vấn đề này đƣợc chúng tôi đề cập trong chƣơng 3 của luận văn.

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

3.1. Cơ sở và nguyên tắc xây dựng các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trƣờng Đại học Quy Nhơn viên Trƣờng Đại học Quy Nhơn

3.1.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước

Sau hơn 30 năm thực hiện đƣờng lối đổi mới, Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng và toàn diện trên bƣớc đƣờng CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Đứng trƣớc xu thế toàn cầu hóa thế kỉ XXI, Việt Nam tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế, cùng với đó là sự tiến bộ mạnh mẽ trên các lĩnh vực xã hội. Trong quá trình phát triển và hội nhập, GD&ĐT giữ vị trí hết sức quan trọng, đƣợc xem là “quốc sách hàng đầu”. Trong đó, phát triển NNL, đặc biệt là đội ngũ nhân lực khoa học - công nghệ trình độ cao có vai trò và vị trí trọng yếu.

Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sảng Việt Nam lần thứ XIII (2021) xác định một trong những nhiệm vụ, giải pháp căn bản của đất nƣớc giai đoạn 2021 - 2026 là “Nâng cao chất lượng NNL gắn với đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ” [7, tr.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học quy nhơn giai đoạn 2021 2025 (Trang 64)