8. Cấu trúc luận văn
3.2.4. Đổi mới phân công và sử dụng hợp lý đội ngũ giảng viên
Một trong những quyền của nhà giáo là đƣợc giảng dạy đúng theo chuyên môn đào tạo, bởi mỗi giảng viên có năng lực sở trƣờng riêng. Vì vậy phân công và sử dụng hợp lý ĐNGV nhằm mục đích phát huy tối đa sức mạnh nội lực; năng lực, sở trƣờng và điểm mạnh của từng giảng viên; duy trì và giữ vững đƣợc sự đoàn kết, nhất trí của tập thể giảng viên nhà trƣờng; đảm bảo tính công bằng, dân chủ, khách quan và công khai là yêu cầu cần thiết.
a. Mục tiêu của biện pháp
Một là, sử dụng giảng viên sau tuyển dụng một cách hiệu quả để tạo động lực mạnh mẽ cho ĐNGV; thực hiện tôn chỉ “trọng dụng nhân tài”, sắp xếp, bố trí những giảng viên có năng lực, trình độ cao vào những vị trí công việc thích hợp nhằm phát huy tối đa năng lực và đóng góp của họ; đồng thời cũng chú ý sự cân đối về khối lƣợng công việc của giảng viên giữa các khoa/ngành/bộ môn.
Hai là, việc bố trí và sử dụng hợp lí là cơ sở để nhà trƣờng làm tốt công tác đào tạo, bồi dƣỡng và thực hiện chính sách đãi ngộ đối với giảng viên một cách chính xác, khuyến khích sự nỗ lực vƣơn lên trong ĐNGV toàn trƣờng.
Ba là, phân công và sử dụng hợp lí nhằm phát huy tiềm năng của ĐNGV có tác dụng thúc đẩy sự phát triển toàn diện của Nhà trƣờng, góp phần quan trọng nâng cao chất lƣợng đào tạo, khẳng định vị thế và uy tín của Trƣờng Đại học Quy Nhơn.
b. Nội dung của biện pháp
Thứ nhất, cần làm tốt công tác phân loại và đánh giá giảng viên, nắm chắc đƣợc năng lực sở trƣờng của từng giảng viên. Trên cơ sở đó, có sự phân công và sử dụng ĐNGV đúng ngƣời, đúng việc, đúng chuyên môn và sở trƣờng.
Thứ hai, việc phân công bố trí giảng viên phải đảm bảo tính kế thừa, kết hợp hài hòa giữa già và trẻ, cũ và mới. Đồng thời, việc phân công, sử dụng giảng viên phải đảm bảo tính công bằng, khách quan, dân chủ, tránh
cách làm tùy tiện và áp đặt.
Thứ ba, lãnh đạo trƣờng cần lƣu ý tới tâm tƣ, nguyện vọng và hoàn cảnh cá nhân của mỗi giảng viên để cân nhắc trong công tác phân công và sử dụng, có nhƣ vậy mới động viên, khuyến khích đƣợc giảng viên tích cực phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.
Thứ tư, cần khắc phục những bất cập trong công tác phân công và sử dụng giảng viên hiện nay bằng một số biện pháp sau:
+ Bố trí mỗi giảng viên phụ trách 1 môn cơ sở ngành và 1 hoặc 2 môn chuyên ngành sâu từ môn cơ sở ngành đó để giảng viên có điều kiện nghiên cứu về môn học mà mình đảm nhiệm.
+ Để đảm bảo kế hoạch giảng dạy, nhà trƣờng nên bố trí mỗi môn học phải có ít nhất từ 3 đến 4 giảng viên cùng phụ trách giảng dạy để có thể thay thế lẫn nhau trong những trƣờng hợp cần thiết.
+ Khống chế mức tối đa về giờ dạy của mỗi giảng viên để đảm bảo chất lƣợng giảng dạy. Mỗi giảng viên chỉ nên giảng dạy khoảng từ 270 đến 350 tiết/năm để có điều kiện thời gian học học tập, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tham gia NCKH.
+ Nhà trƣờng cần có chế độ khuyến khích cán bộ cốt cán ở từng chuyên ngành hỗ trợ và bồi dƣỡng cho giảng viên trẻ. Tạo môi trƣờng làm việc thân thiện, hợp tác với nhau trong công việc để giúp nhau cùng tiến bộ. Đồng thời nắm bắt và xử lí kịp thời những xung đột về công việc và lợi ích của giảng viên.
c. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Cần có sự thống nhất về quan điểm và cách làm giữa Ban Giám hiệu với lãnh đạo các khoa chuyên môn/bộ môn trực thuộc trong việc phân công và sử dụng ĐNGV.
- Phải có sự rà soát, đánh giá chính xác về năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm của từng giảng viên làm cơ sở cho việc bố trí và sử dụng phù hợp với yêu cầu công việc.
- Phải có những chính sách cụ thể và hợp lí đối với giảng viên kiêm nhiệm; đảm bảo đầy đủ các điều kiện làm việc để phát huy đƣợc năng lực chuyên môn, sở trƣờng của mỗi giảng viên; tạo điều kiện cho các chuyên gia trong hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.
3.2.5. Nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên
Đào tạo và bồi dƣỡng giảng viên là nhằm phát triển ĐNGV về chất, đây là một công tác có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng đào tạo của tất cả các cơ sở đào tạo nói chung và Trƣờng Đại học Quy Nhơn nói riêng. Để làm tốt công tác này, đòi hỏi phải có sự quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi của lãnh đạo nhà trƣờng, cộng với sự nỗ lực phấn đấu của bản thân mỗi giảng viên. Đây là một công tác phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, lâu dài với nhiều biện pháp khác nhau.
a. Mục tiêu của biện pháp
Một là, tăng cƣờng công tác đào tạo và bồi dƣỡng giảng viên là biện pháp cần thiết và có ý nghĩa quan trọng, góp phần xây dựng ĐNGV ngày càng vững mạnh và toàn diện về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Trƣờng trong giai đoạn mới.
Hai là, đào tạo và bồi dƣỡng để dần chuẩn hóa ĐNGV theo quy định của Nhà nƣớc; hình thành ĐNGV có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao và khả năng thích ứng trƣớc yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục; có khả năng NCKH và hợp tác quốc tế.
Ba là, đào tạo và bồi dƣỡng để xây dựng ĐNGV cốt cán, hỗ trợ và bồi dƣỡng đội ngũ kế cận của trƣờng cho giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn dài hạn.
b. Nội dung của biện pháp
Thứ nhất, Nhà trƣờng phải xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng giảng viên. Đây là một chức năng cơ bản của quản lý công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ. Trƣớc hết, Nhà trƣờng phải phân tích đúng nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng của giảng viên theo từng loại: đào tạo, bồi dƣỡng để chuẩn hóa giảng viên theo
tiêu chuẩn quy định; đào tạo, bồi dƣỡng để nâng cao chất lƣợng giảng viên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cho giai đoạn trƣớc mắt và sự phát triển trong tƣơng lai.
Thứ hai, cần tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng phù hợp cho từng năm học, giai đoạn và tƣơng lai. Sau khi xây dựng kế hoạch, lãnh đạo trƣờng cần chỉ đạo các đơn vị chức năng liên quan phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng giảng viên của Nhà trƣờng. Cần công khai và dân chủ khi xét cử giảng viên đi đào tạo, bồi dƣỡng; phải đảm bảo tỷ lệ giảng viên đi học hợp lý giữa các khoa/ngành/bộ môn.
Thứ ba, nhà trƣờng phải cân đối hợp lí trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị và các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng khác.
Để công tác đào tạo, bồi dƣỡng giảng viên đƣợc hiệu quả, Nhà trƣờng cần thực hiện một số biện pháp trƣớc mắt và cụ thể sau:
+ Tăng cƣờng công tác bồi dƣỡng trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm và các kiến thức khác cho ĐNGV bằng nhiều hình thức khác nhau, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả.
+ Nhà trƣờng cần liên kết và hợp tác chặt chẽ với các trƣờng đại học/học viện uy tín trong và ngoài nƣớc để gửi giảng viên đi đào tạo, bồi dƣỡng nhằm đảm bảo chất lƣợng theo yêu cầu công việc của từng giảng viên. + Tăng cƣờng cơ hội học tập và sử dụng ngoại ngữ, tin học cho cán bộ, giảng viên, đáp ứng yêu cầu công tác giảng dạy, NCKH và hợp tác quốc tế trƣớc xu thế đổi mới và hội nhập GDĐH.
+ Tăng cƣờng đầu tƣ CSVC để đảm bảo các điều kiện cho giảng viên tự học, tự bồi dƣỡng nhƣ thƣ viện, phòng nghiên cứu, hệ thống máy tính và các loại phƣơng tiện hỗ trợ khác; tổ chức bồi dƣỡng phƣơng pháp và kỹ năng NCKH cho ĐNGV.
+ Có những giải pháp hỗ trợ tích cực thúc đẩy ĐNGV trẻ có trình độ thạc sĩ đƣợc đào tạo tiếp nghiên cứu sinh, giảng viên là tiến sĩ thì phấn đấu để
đƣợc phong PGS; những giảng viên đang có chức danh nghề nghiệp ở hạng thấp cố gắng đáp ứng các tiêu chuẩn để nâng lên hạng cao hơn.
c. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Cần có sự chỉ đạo và kiểm tra thƣờng xuyên của Ban Giám hiệu đối với các bộ phận liên quan và giảng viên trong việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng giảng viên theo từng năm, giai đoạn và chiến lƣợc dài hạn.
- Cần rà soát, đánh giá đúng tiềm năng của từng giảng viên để có kế hoạch cử đi đào tạo, bồi dƣỡng phù hợp với đặc điểm từng ngƣời và yêu cầu nhiệm vụ thực tế của nhà trƣờng.
- Nhà trƣờng cần xây dựng đƣợc nguồn tài chính cần thiết cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng giảng viên; đảm bảo chính sách khuyến khích và hỗ trợ hợp lí để giảng viên luôn sẵn sàng và yên tâm khi đƣợc cử đi đào tạo, bồi dƣỡng.
3.2.6. Tăng cường kiểm tra, đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên
Kiểm tra, đánh giá là một trong những kỹ năng cần thiết của nhà lãnh đạo và cũng là một trong những chức năng cơ bản của hoạt động quản lý.
a. Mục tiêu của biện pháp
Một là, kịp thời đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của từng giảng viên để có biện pháp tác động phù hợp; tăng cƣờng ý thức trách nhiệm và tinh thần tự giác trong ĐNGV; là cơ sở để quy hoạch, sử dụng giảng viên hợp lí.
Hai là, nắm rõ năng lực, kết quả công tác, phẩm chất đạo đức của từng giảng viên làm căn cứ để bố trí, sử dụng hợp lí; đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức vụ quản lí; cử đi đào tạo, bồi dƣỡng; thực hiện các chế độ chính sách phù hợp; phát huy đƣợc khả năng tiềm ẩn của mỗi giảng viên.
Ba là, công tác kiểm tra, đánh giá giúp nhà quản lí phân loại chất lƣợng giảng viên một cách chính xác; là cơ sở để kịp thời khen thƣởng những giảng viên có phẩm chất, năng lực tốt và đạt thành tích cao, tạo động lực thúc đẩy phong trào thu đua trong toàn trƣờng. Mặt khác, công tác kiểm tra, đánh giá cũng giúp nhà quản lí kịp thời chấn chỉnh những giảng viên có biểu hiện hạn
chế, yếu kém để đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ chung của nhà trƣờng.
b. Nội dung của biện pháp
Thứ nhất, định kì hàng năm, nhà trƣờng cần tổ chức quán triệt cho ĐNGV về quan điểm định hƣớng của Đảng, các quy định của Nhà nƣớc về giảng viên trong cơ sở GDĐH; các quy định, quy chế chuyên môn của ngành; quy định về tổ chức và hoạt động, cũng nhƣ nội quy của nhà trƣờng.
Thứ hai, lập kế hoạch và các tiêu chí kiểm tra, đánh giá giảng viên. Phòng Thanh tra - Pháp chế tham mƣu cho lãnh đạo nhà trƣờng ban hành những quy định cụ thể về việc thực hiện quy chế chuyên môn, quy trình giảng dạy và nghiên cứu khoa học, cũng nhƣ các hoạt động khác của giảng viên cho phù hợp với quy định của Nhà nƣớc và đặc điểm tình hình của Trƣờng.
Thứ ba, các đơn vị có liên quan đến công tác đánh giá giảng viên cần tăng cƣờng kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, quy định NCKH và các hoạt động khác của giảng viên theo quy định; đƣa hoạt động của giảng viên đi vào quy củ và đảm bảo chất lƣợng theo yêu cầu công tác.
Bên cạnh việc kiểm tra, đánh giá về hoạt động chuyên môn, NCKH và tình hình thực hiện quy chế của ngành, nội quy của Trƣờng, nhà trƣờng cần tiến hành kiểm tra và đánh giá giảng viên về các mặt công tác khác nhƣ: công tác cố vấn học tập, công tác đoàn thể, các hoạt động ngoại khóa, hƣớng dẫn thực tập, thực tế,... để đánh giá giảng viên một cách toàn diện hơn.
Thứ tư, lấy kết quả kiểm tra, đánh giá làm cơ sở quan trọng để xét tặng các danh hiệu thi đua và giải quyết chế độ chính sách hợp lí, tƣơng xứng với đóng góp của từng giảng viên. Việc kiểm tra, đánh giá và xét tặng phải đƣợc thực hiện một cách công bằng, khách quan để tạo động lực phấn đấu trong ĐNGV. Đồng thời, nhà trƣờng cũng phải có những biện pháp nghiêm khắc để kịp thời chấn chỉnh và xử lý những giảng viên có biểu hiện vi phạm.
c. Điều kiện thực hiện biện pháp
hợp với các quy định của Nhà nƣớc và quy chế hoạt động của Trƣờng; các tiêu chí kiểm tra, đánh giá phải cụ thể và tăng tính định lƣợng để đảm bảo đánh giá một cách chính xác từng giảng viên.
- Cần có sự quan tâm thƣờng xuyên của Ban Giám hiệu, các đơn vị liên quan và các khoa/bộ môn trong công tác kiểm tra, đánh giá; đảm bảo việc thực hiện đƣợc đồng bộ giữa các đơn vị trong nhà trƣờng.
- Mỗi giảng viên cần nhận thức rõ trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của mình đối với công tác kiểm tra, đánh giá; có tinh thần hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lƣợng làm nhiệm vụ thực hiện tốt công tác này.
3.2.7. Tạo điều kiện, môi trường làm việc cho đội ngũ giảng viên
Tăng cƣờng các điều kiện hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo những điều kiện cần thiết để phát triển ĐNGV.
a. Mục tiêu của biện pháp
Một là, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và các điều kiện làm việc là đòn bẩy, động lực để đẩy mạnh và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của công tac phát triển ĐNGV.
Hai là, tạo điều kiện làm việc tốt nhằm xây dựng bầu không khí thoải mái, đoàn kết trong tập thể, phát huy tối đa tiềm năng, sự nhiệt tình, gắn bó của giảng viên với công việc đƣợc giao.
Ba là, hoàn thiện các chính sách đãi ngộ và đổi mới hình thức khen thƣởng cho ĐNGV là cơ sở để động viên, tạo động lực, làm cho giảng viên yên tâm công tác, cống hiến hết mình cho sự nghiệp GD&ĐT.
b. Nội dung của biện pháp
Thứ nhất, thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với ĐNGV. Đây là một trong những đòn bẩy, là động lực có ý nghĩa thiết thực cho mọi hoạt động, trong đó có hoạt động quản lý phát triển ĐNGV. Cụ thể là:
+ Ban hành những văn bản về chính sách hỗ trợ ban đầu đối với giảng viên mới tuyển dụng, tạo điều kiện thuận lợi để họ yên tâm công tác.
+ Nhanh chóng giải quyết và thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách của Nhà nƣớc cũng nhƣ những chế độ của nhà trƣờng đối với giảng viên nhƣ: vấn đề tiền lƣơng, tiền thƣởng; chế độ vƣợt giờ, làm ngoài giờ; chế độ khen thƣởng đối với những giảng viên có nhiều thành tích...
+ Thực hiện tốt việc xét chọn và cử giảng viên đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học và các khóa bồi dƣỡng khác; có chế độ khuyến khích, đãi ngộ thỏa đáng và kịp thời đối với những giảng viên đƣợc cử đi học để họ yên tâm hoàn thành khóa học/bồi dƣỡng và trở lại Trƣờng cống hiến lâu dài.
+ Tăng cƣờng bổ sung và sử dụng có hiệu quả các nguồn thu nhập từ hoạt động giảng dạy và dịch vụ của nhà trƣờng để hỗ trợ thêm cho cán bộ, giảng viên cải thiện đời sống.
+ Thực hiện tốt việc đánh giá xếp loại hàng năm để có căn cứ khách quan cho việc khen thƣởng đối với giảng viên.
+ Tổ chức giao lƣu, hội thảo, tham quan thực tế để trao đổi kinh nghiệm, góp phần nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn cho ĐNGV.