Học thuyết nhu cầu của (Maslow)

Một phần của tài liệu Luận văn thực trạng về động lực và tạo động lực làm việc cho người lao động tại tạp đoàn viettel (Trang 26 - 29)

1.3.1.1. Nội dung cơ bản của học thuyết

Hệ thống nhu cầu do Abraham Maslow xây dựng nên là một trong những mô hình được sử dụng rộng rãi nhất trong nghiên cứu về động cơ cá nhân. Ông nhấn mạnh rằng trong mỗi con người bao giờ cũng tồn tại một hệ thống phức tạp gồm 5 nhóm nhu cầu, thứ tự từ thấp tới cao:

18

Hình 1.1: Tháp nhu cầu của Maslow

(Nguồn: Internet)

Nhu cu sinh lý:Ở vị trí thấp nhất trong hệ thống. Đây là những nhu cầu mà con người luôn cố gắng để thỏa mãn trước tiên. Nếu như chúng ta đang phải chống chọi với cái đói hoặc có những nhu cầu cơ bản như không khí để thở, giấc ngủ và nước uống…chúng ta sẽ nghĩ tới việc thỏa mãn những nhu cầu này. Khi đó mọi nhu cầu khác sẽ bịđẩy xuống hàng thứ yếu.

Nhu cu an toàn: Đây là nhu cầu sẽ xuất hiện tiếp theo khi nhu cầu sinh lý được thỏa mãn. Ở mức nhu cầu này con người sẽ có những phản ứng lại đối với những dấu hiệu nguy hiểm, có nguy cơđe dọa đến bản thân, người lao động sẽ không thích làm việc trong những điều kiện nguy hiểm mà thích được làm việc trong điều kiện an toàn.

Nhu cu xã hi: Khi đã thỏa mãn các nhu cầu sinh lý, được an toàn thì ngay lập tức nảy sinh cấp độ tiếp theo của nhu cầu. Các nhu cầu “xã hội” hay tình cảm lúc đó sẽ trở lên quan trọng, đó là nhu cầu được yêu thương, có tình bạn và được là thành viên của một tập thể nào đó.

Nhu cu được tôn trng: Nhu cầu này bao gồm cả việc cần hay mong muốn có được giá trị cao cả của tự động hoặc kích thích và tôn trọng của người khác. Maslow đã chia ra làm hai loại: Các loại mong muốn về sức mạnh, sự đạt được,

19

lòng tin đối với mọi người, đối với độc lập, tự do. Loại có mong muốn về thanh danh, uy tín, địa vị, thống trị, được chú ý, được thể hiện mình…

Nhu cu hoàn thin mình: Ông cho rằng “Mặc dù tất cả các nhu cầu trên được thỏa mãn, chúng ta vẫn cảm thấy sự bất mãn mới và sự lo lắng sẽ xuất hiện, từ khi các nhu cầu cá nhân đang làm những công việc mà phù hợp với mình”. Như thế rõ ràng nhu cầu này xuất hiện khi đã có sự thỏa mãn nhu cầu thấp hơn nó. Ta thấy rằng không phải trong cùng một thời kỳ mọi người đều xuất hiện những nhu cầu như nhau, mà ở từng thời điểm thì mọi người khác nhau có nhu cầu khác nhau. Nhưng về nguyên tắc các nhu cầu thấp hơn được thỏa mãn trước khi được khuyến khích được thỏa mãn các nhu cầu ở bậc cao hơn.

Maslow đã khng định:

Mỗi cá nhân người lao động có hệ thống nhu cầu khác nhau và nó được thỏa mãn bằng những cách, những phương tiện khác nhau.

Về nguyên tắc con người cần được thỏa mãn nhu cầu ở bậc thấp hơn trước khi được khyến khích thỏa mãn những nhu cầu ở bậc cao hơn.

Người quản lý cần phải quan tâm đến các nhu cầu của người lao động. Từđó có biện pháp để thỏa mãn nhu cầu đó một cách hợp lý.

Như vậy, về nguyên tắc các nhà quản lý cần biết được người lao động của mình đang ở nấc thang nhu cầu nào để từđó biết cách tác động nhằm tạo ra động lực lao động cao nhất.

1.3.1.2. Ưu điểm – Nhược điểm

Ưu điểm: Học thuyết này cung cấp mô hình thuận tiện cho việc xem xét những nhu cầu và mong đợi khác nhau của con người trong công việc. Vị trí của cá nhân nhân viên trong hệ thống nhu cầu sẽ giúp xác định động lực thích hợp nhất cho nhân viên đó.

Nhược điểm: Học thuyết này của Maslow khó kiểm tra và nó được đưa ra qua nhiều cách giải thích khác nhau bởi nhiều người dịch khác nhau. Đó cũng là một vấn đề trong mối quan hệ giữa học thuyết Maslow với tình huống công việc.

20

1.3.1.3. Ý nghĩa

Học thuyết về nhu cầu này của Maslow đã được công nhận rộng rãi, đặc biệt là trong điều hành quản lý sử dụng làm công cụ hướng dẫn trong việc tạo động lực cho người lao động. Được chấp nhận rộng rãi do tính logic của hệ thống học thuyết. Con người không cần thiết thoả mãn những nhu cầu đó, đặc biệt là những nhu cầu ở mức độ cao hơn thực hiện trong công việc. Nhà quản lý yêu cầu hiểu rõ vềđời sống cá nhân nhân viên, đời sống xã hội của họ, không còn là những hành vi của họ trong công việc.

Theo ông để tạo động lực cho nhân viên, người quản lý cần phải hiểu nhân viên đó đang ở đâu trong hệ thống thứ bậc này và hướng vào sự thoả mãn các nhu cầu ở thứ bậc đó. Ví như, nếu một người nhu cầu về sinh lý và nhu cầu an toàn đã được thỏa mãn, nếu chúng ta đưa cho họ những sự thoả mãn tương tự sẽ không tạo động lực cho họ làm việc. Nhà quản lý cần chú ý nhu cầu ở mức tiếp theo của hệ thống nhu cầu và thoả mãn nhu cầu xã hội cho họ. Nên nhớ rằng thuyết của Maslow liên quan đến phát triển và tạo động lực cho cá nhân trong cuộc sống không chỉ là những hành vi của họ thể hiện trong công việc, vì vậy mô hình học thuyêt này có thểđược ứng dụng để thoả mãn nhu cầu và những mong muốn người lao động và người sử dụng lao động.

Một phần của tài liệu Luận văn thực trạng về động lực và tạo động lực làm việc cho người lao động tại tạp đoàn viettel (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)