Khảo sát bằng bảng hỏi

Một phần của tài liệu Luận văn thực trạng về động lực và tạo động lực làm việc cho người lao động tại tạp đoàn viettel (Trang 38)

Tác giả đã khảo sát bằng bảng hỏi nhằm thu thập thông tin về tạo động lực lao động tại đơn vị với số phiếu phát ra là 120 phiếu trong đó 50 phiếu cho khối lao động gián tiếp, 70 phiếu cho khối lao động trực tiếp thuộc các phòng/ban/Viettel các huyện/TP.

Bảng hỏi được thiết kế dựa trên nguyên tắc, khảo sát thu thập thông tin, là cơ sở để phân tích thực trạng nhu cầu của người lao động và công tác tạo động lực tại Viettel Sơn La.

30

Xác định ni dung câu hi. Nội dung câu hỏi được xây dựng dựa trên những thông tin liệt kê ở bước 1. Mỗi câu hỏi trong bảng khảo sát đều đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được mục tiêu cuối cùng của luận văn.

Xác định hình thc câu tr li: Đối với một câu hỏi nhất định, đối tượng khảo sát có thể lựa chọn câu trả lời từ những đáp án đã có sẵn hoặc trả lời bằng chính ngôn ngữ của mình.

Xác định cách s dng t ng: Cách sử dụng từ ngữ trong bảng khảo sát đóng vai hết sức quan trọng trong việc thiết kế bảng khảo sát vì nó ảnh hưởng lớn đến câu trả lời của đối tượng khảo sát. Chẳng hạn, nếu một câu hỏi được diễn đạt không rõ ràng, đối tượng khảo sát có thể từ chối trả lời hoặc trả lời không chính xác.

Xác định trình t và hình thc bng câu hi: Mởđầu bảng câu hỏi cần có phần giới thiệu để đối tượng khảo sát có thông tin tổng quát về bài nghiên cứu. Phần nội dung chính nên bắt đầu bằng những câu hỏi chung (câu hỏi gạn lọc).

Nội dung bảng hỏi gồm 02 phần (chi tiết có mẫu kèm theo)

Phần thông tin cá nhân với 06 thông tin cần thu thập

Phần khảo sát mức độ hài lòng của Nhân viên dựa trên 8 yếu tố sẽ tác động tới tạo động lực cho người lao động:

ü Môi trường làm việc

ü Mối quan hệ với đồng nghiệp, cấp trên

ü Lương thưởng và phúc lợi ü Bố trí, sử dụng lao động ü Sự hứng thú trong công việc ü Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp ü Sự công nhận đóng góp cá nhân ü Trách nhiệm 2.4.3. Phng vn sâu

Để thu thập thông tin chuyên sâu, tác giả đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp các lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo bộ phận, nhân viên các phòng ban, Viettel huyện/TP về các vấn đề nghiên cứu: Lương, thưởng, chế độ đãi ngộ và ý kiến của họ về các

31

chính sách tạo động lực của Tập đoàn. Mỗi cuộc phỏng vấn sâu được thực hiện trong khoảng 30-60 phút.

Nội dung phỏng vấn chuyên sâu của tác giả thực hiện được tiến hành theo một kế hoạch xác định trước, mục đích phỏng vấn chuyên sâu là để tìm hiểu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng lớn nhất tới động lực của người lao động, từ đó tìm ra nguyên nhân gốc để giải quyết.

Khi tiến hành phỏng vấn chuyên sâu, tác giả tuân thủ một sốđiểm:

ü Lắng nghe, chủ động thể hiện sự đồng cảm, biểu thị sự thấu hiểu, không bình luận, ghi nhận mọi ý kiến trả lời của người được phỏng vấn.

ü Chắt lọc, suy luận và tìm hiểu những gì mà người trả lời còn băn khoăn.

ü Tạo không khí thân thiện và cởi mở trong suốt quá trình phỏng vấn, không để cuộc phỏng vấn bị gián đoạn bởi các yếu tố chủ quan, phải có cách để gợi ý, khích lệ người được hỏi tự tin và hợp tác với người hỏi.

2.5. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin

Các phiếu điều tra thu về sau khi loại bỏđi những phiếu không đạt yêu cầu sẽ được xử lý bằng phương pháp thống kê toán học. Phương pháp phân tích thống kê mô tả được sử dụng để mô tả đặc tính của các biến trong bảng khảo sát như giá trị trung bình, tỷ lệ phần trăm, nhằm làm sáng tỏ các đặc điểm của mẫu khảo sát theo những tiêu chí đã được xây dựng trong phiếu điều tra.

Số liệu sau khi thu thập được tiến hành xử lý trên chương trình SPSS6 (Statistical Package for Social Studies) hoặc Microsoft Excel.

Các kết quả nghiên cứu sau khi được xử lý sẽ được trình bày trong luận văn dưới dạng các con số rời rạc, bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị…

Sau khi có kết quả nghiên cứu, phân tích đưa ra được thực trạng của công tác tạo động lực đểđề xuất các giải pháp thực hiện đối với Viettel Sơn La.

32

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC VÀ CÁC BIỆN PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI VIETTEL SƠN LA 3.1. Giới thiệu về Viettel Sơn La

3.1.1. Quá trình phát trin

Viettel Sơn La là đơn vị hạch toán phụ thuộc trực thuộc Tập đoàn Viễn thông Quân đội, với 12 năm xây dựng và phát triển ngày càng có vai trò quan trọng trong việc quản lý và vận hành khai thác mạng thông tin quan sự huyết mạch của các tỉnh Tây Bắc và sẵn sàng vu hồi thông tin cho 08 tỉnh Bắc Lào là đơn vị có kết quả sản xuất kinh doanh lớn thuộc các tính miền núi phía Bắc. Có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Sơn La trong những năm qua.

Trong bối cảnh vào những năm 2000 – thời điểm mà Viettel mới bước chân vào thị trường viễn thông. Lúc ấy, Viettel gần như không có gì để so sánh với các doanh nghiệp khác đã có mấy chục năm tích lũy kinh nghiệm, nhân lực, nguồn vốn và cả sự thống lĩnh thị trường, điểm duy nhất khi Viettel được nhắc tới, đó là một doanh nghiệp của Quân đội. Cũng trong thời gian đầy những khó khăn và thách thức ấy, Trung tâm Viễn thông Quân đội Sơn La được thành lập, ngày 20/04/2004 Chính thức là ngày Viettel Sơn La lần đầu tiên kết nối và cung cấp dịch vụ của Viettel tại tỉnh nhà và ngày 20/04 hàng năm cũng chính thức trở thành ngày truyền thống của Viettel Sơn La.

3.1.2. Ngành ngh kinh doanh, th trường và khách hàng

Ngành ngh kinh doanh: Với 23 ngành đăng ký kinh doanh, tuy nhiên tập trung chủ yếu vào kinh doanh các dịch vụ viễn thông, Công nghệ thông tin, dịch vụ giải pháp, chuyển phát bưu chính, chuyển tiền là những thế mạnh của Viettel Sơn La.

Th trường: Với dân số 1,18 triệu người, 1800 doanh nghiệp lớn nhỏ, Sơn La được coi là một trong những địa bàn kinh doanh dịch vụ viễn thông tiềm năng đối với các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và Tây Bắc nói riêng.

33

Khách hàng: Được Viettel định vị là những cá nhân, tổ chức; Được phân ra thành từng lớp khách hàng để có các hoạt động bán hàng phù hợp.

Sn phm dch v: Ngoài các sản phẩm dịch vụ về viễn thông truyền thống, Viettel tiếp tục triển khai các sản phẩm mang tính ứng dụng cao, phù hợp với nhu cầu của mọi khách hàng. Một số sản phẩm nổi bật phải kểđến như Truyền hình hội nghị, Văn phòng điện tử_Voffice, Ngân hàng điện tử_Bankplus, Giám sát hành trình_Vtracking, quản lý xe máy thông minh_Smartmotor, sổ liên lạc điện tử_SMAS, nhắn tin phụ huynh và học sinh_SMS_Edu, Quản lý bệnh viện…

Các sản phẩm liên tiếp được cải tiến phù hợp với nhu cầu và mục đích của người sử dụng, ứng dụng thông minh và hướng tới di động hóa (tất cả các phần mềm ứng dụng của Viettel đều sử dụng được trên điện thoại thông minh (Smartphone), trên cả nền tảng di động 2G, 3G).

Công ngh: Với tiềm lực về tài chính, Viettel luôn đầu tư sớm và nhanh các công nghệ tiên tiến, đi đầu trong phát triển công nghệ mới trong ngành Viễn thông Việt Nam, ngoài việc đầu tư nhanh 2G, 3G Viettel đã nghiên cứu và sản xuất thành công, đưa vào thử nghiệm trên mạng lưới các sản phẩm công nghệ 4G. Bênh cạnh đó các lĩnh vực nghiên cứu phát triển (R&D) rất được Viettel quan tâm và đầu tư mạnh mẽ (Viettel đã tự nghiên cứu và sản xuất được các thiết bị thông tin quân sự, dân sự, hệ thống Rada, các hệ thống vOCS, MSC, EPC, IMS, Site Router…)

3.1.3. Tình hình sn xut kinh doanh trong ba năm gn đây

Doanh thu năm 2015 đạt 715 tỷ (tăng trưởng 3.1%, năm 2014 thực hiện 656 tỷ tăng trưởng 9.0%). Năm 2016 doanh thu ước đạt 752.3 tỷđồng, tăng trưởng 5.2% so với năm 2015.

Nộp ngân sách nhà nước: Năm 2015 ước thực hiện nộp thuế đạt: 45.6 tỷ. Thuế GTGT: 37.8 tỷ; thuế TNCN: 7.0 tỷ; Thuế khác: 460 triệu (Năm 2014 đạt 43.5 tỷ. Thuế GTGT: 38.6 tỷ; thuế TNCN: 4.5 tỷ; Thuế khác: 830 triệu). Năm 2016 dự kiến Kế hoạch nộp: 51.9 tỷ. Thuế GTGT: 42.9 tỷ; thuế TNCN 8.4 tỷ; Thuế khác 460 triệu đồng.

34

Giải quyết công việc làm: Trong hoạt động kinh doanh tại tỉnh, Viettel Sơn La giải quyết công ăn việc làm cho trên 5.000 lao động (trong đó lực lượng lao động thường xuyên là 250 người, còn lại là các đối tượng lao động thời vụ, cùng với trên 5.000 CTV, Điểm bán, Đại lý, điểm GDX sâu tới các thôn, bản).

Năng suất lao động bình quân năm 2015 đạt 2,8 tỷ đồng/người/năm. Thu nhập bình quân 23 triệu/người/tháng.

Quản lý khai thác hạ tầng mạng viễn thông: Với hạ tầng mạng lưới rộng và lớn nhất tỉnh Sơn La, Viettel Sơn La đang quản lý và khai thác hạ tầng với trên 430 vị trí (470 trạm BTS 2G, 370 trạm BTS 3G), trên 90% số xã trong địa bàn tỉnh được quang hóa (với 3.400 km cáp quang trong đó có 1 đường trục quốc tế kết nối với Unitel qua cửa khẩu Chiềng Khương_ Sông Mã).

Viettel Sơn La tiếp tục đầu tư mới hạ tầng cung cấp dịch vụ truyền hình và internet băng rộng (công nghệ GPON) tại 12/12 huyện/Thành phố.

Ngoài nhiệm vụ quản lý khai thác hạ tầng phục vụ cho SXKD, Viettel còn sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ cho các nhiệm vụ liên quan tới An ninh Quốc phòng. Với nhiệm vụ quan trọng đó, hiện nay 100% các đồn biên phòng tại các huyện thuộc tỉnh Sơn La đã được phủ sóng di động. Với 06 huyện biên giới và 250 Km đường biên với nước bạn Lào, hiện tại Viettel Sơn La đã phủ sóng 100% các xã và 80% số bản giáp biên giới (với 48 trạm giáp biên).

3.1.4. T chc b máy

Ban Giám đốc Viettel Sơn la: gồm 03 người, 01 giám đốc và 02 phó giám đốc. Khối cơ quan gồm: 06 phòng – Phòng tài chính, Phòng tổng hợp, Phòng khách hàng chính phủ và doanh nghiệp, Phòng khách hàng cá nhân, Phòng kỹ thuật và Phòng xây dựng hạ tầng.

Khối huyện gồm: 11 Viettel huyện/TP. Mỗi huyện có cửa hàng, lực lượng bán hàng điểm bán, lực lượng bán hàng trực tiếp, lực lượng kỹ thuật, lực lượng dây máy và lực lượng hỗ trợ.

Luồng vận hành và tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ cụ thể được mô tả theo sơ đồ sau:

35

Hình 3.1: Mô hình tổ chức và luồng vận hành công việc của Viette Sơn La

36

3.1.5. Quy mô, trình độ và cơ cu lao động ca Viettel Sơn La

Về quy mô, hiện nay Viettel Sơn La có 256 cán bộ, nhân viên. Số lượng làm việc tại Văn phòng là 56 người, số lượng làm việc tại các huyện/thành phố là 200 người.

3.1.1.1. Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo

Bảng 3.1: Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo

Số người Tỷ lệ Số người Tỷ lệ Số người Tỷ lệ Số người Tỷ lệ

1 Văn phòng 56 2 1% 40 16% 11 4% 3 1% 2 Huyện 200 1 0% 74 29% 27 11% 98 38% 3 Tổng 256 3 1% 114 45% 38 15% 101 39% Trung/sơ cấp TT Khối Số lao động Trên đại học Đại học Cao đẳng

(Nguồn: Phòng Tổng hợp – Viettel Sơn La)

Mặt bằng về lao động tại Sơn La nói chung và Viettel Sơn La nói riêng còn nhiều bất cập, tỷ lệ người lao động làm việc tại các doanh nghiệp Nhà nước hoặc tư nhân có trình độĐại học và trên Đại học rất thấp < 20%. Một đặc điểm là tại Sơn La, tâm lý của những Sinh viên mới ra trường đều mong muốn thi được công chức, mong muốn tìm một công việc nhàn nhã, thu nhập từ 4-6 triệu/tháng, trong khi cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp hàng đầu như Viettel, VNPT, FPT, các ngân hàng thương mại là rất lớn.

Đối với Viettel, quan điểm tuyển dụng trong giai đoạn từ 2004 – 2012 là lựa chọn người phù hợp, chủ yếu nhân sự làm việc là những người có ngoại hình khá, năng động để tham gia các hoạt động bán hàng nên ngành đề đào tạo không đúng với một đơn vị kinh doanh dịch vụ VT-CNTT là tương đối cao (46% lao động có trình độ Trung cấp – Cao đẳng không được đào tạo đúng ngành kinh tế hoặc CNTT). Tuy nhiên trong giai đoạn từ 2013 – nay Viettel đã đặt ra những yêu cầu mới, khắt khe hơn về trình độ và ngành đào tạo, để có những bước phát triển nguồn nhân lực mới trong giai đoạn phát triển kinh doanh hướng tới các dịch vụ giải pháp CNTT có tính ứng dụng cao.

37

Bảng 3.2: Cơ cấu lao động theo loại hợp đồng TT Khối Số lao động HĐLĐ HĐ DV Số người Tỷ lệ Số người Tỷ lệ 1 Văn phòng 56 48 19% 8 3% 2 Huyện 200 113 44% 87 34% 3 Tổng 256 161 63% 95 37%

(Nguồn: Phòng Tổng hợp – Viettel Sơn La)

Tại Viettel, quy định lao động tại khối văn phòng không vượt quá 20% và tuy nhiên có một lớp lao động là hợp đồng dịch vụ khoán việc, thực hiện các nhiệm vụ giản đơn, không hưởng lương khoán.

Cơ cấu lao động theo diện hợp đồng được thay đổi qua từng quý, năm. Viettel có những chính sách đánh giá cho chuyển diện hợp đồng từ khoán việc sang hợp đồng lao động chính thức và ngược lại nhưng Nhân viên hợp đồng lao động nếu kết quả công việc yếu kém sẽ xem xét chuyển diện hợp đồng hoặc sa thải.

3.1.1.2. Cơ cấu lao động trực tiếp và gián tiếp

Bảng 3.3: Cơ cấu lao động theo loại lao động TT Khối Số lao

động

Trực tiếp Gián tiếp Số người Tỷ lệ Số người Tỷ lệ

1 Văn phòng 56 15 6% 41 16% 2 Huyện 200 180 70% 20 8%

3 Tổng 256 195 76% 61 24%

(Nguồn: Phòng Tổng hợp – Viettel Sơn La)

Về tỷ lệ lao động được Tập đoàn quy định lao động gián tiếp không được vượt quá 25%, tất cả tập trung nguồn lực vào các hoạt động SXKD, giảm các bộ phận trung gian trong điều hành.

38

3.1.1.3. Cơ cấu lao động theo giới tính

Bảng 3.4: Cơ cấu lao động theo giới tính

TT Khối Số lao động Nam Nữ

Số người Tỷ lệ Số người Tỷ lệ

1 Văn phòng 56 38 15% 18 7% 2 Huyện 200 134 52% 66 26%

3 Tổng 256 172 67% 84 33%

(Nguồn: Phòng Tổng hợp – Viettel Sơn La)

Tại Viettel Sơn La, tỷ lệ lao động nữ chiếm khá cao (33%) do đặc thù là các vị trí làm việc như cửa hàng giao dịch (12 cửa hàng giao dịch, mỗi cửa hàng 3 Nhân viên), bán hàng dịch vụ, nghiệp vụ hỗ trợ (thủ kho, tài chính…)

3.2 Thực trạng về động lực và công tác tạo động lực cho người lao động tại Viettel Sơn La Viettel Sơn La

Tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội Nguyễn Mạnh Hùng từng nói “Trong mỗi người có 90% là đang ngủ, sếp là người có khả năng đánh thức phần đang ngủ đó của nhân viên”. Mọi quản trị suy cho cùng là quản trị con người, là nguồn lực quan trọng nhất của tố chức và là yếu tố tạo nên thành công cho doanh nghiệp. Quản trị con người là một vấn đề phức tạp, đó vừa là một khoa học và vừa là cả một nghệ thuật.

Để có thể tạo ra động cơ thúc đẩy người lao động làm việc, để phát huy và khai thác tốt năng lực làm việc của người lao động thì doanh nghiệp cần có những chính sách đãi ngộ tốt thông qua công việc và môi trường làm việc.

Đểđánh giá hiệu quả của công tác tạo động lực tôi đã thực hiện khảo sát với 100 nhân viên tại Viettel Sơn La theo mẫu khảo sát ở Phụ lục 1. Các yếu tố sẽđược tính điểm đểđo mức độ hiệu quả.

39

3.2.1. Các bin pháp đãi ng tài chính

3.2.1.1. Thu nhập của người lao động

Bảng 3.5: Thu nhập chi trả cho người lao động

Một phần của tài liệu Luận văn thực trạng về động lực và tạo động lực làm việc cho người lao động tại tạp đoàn viettel (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)