Công ty không phải là tổ chức tín dụng hay ngân hàng, hay Doanh nghiệp Nhà nước nên không bắt buộc cũng như được khuyến khích thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ; tuy nhiên, với những rủi ro về nguy cơ gian lận và sai sót đã được đề cập ở chương 2, công ty nên hoàn thiện HT KSNB và cần phải có một bộ phận đảm nhận việc kiểm tra, giám sát sự hữu hiệu và hiệu quả của HT KSNB đó, đảm bảo sự minh bạch của BCTC, sự tuân thủ chính sách, chế độ của Nhà nước,…Bộ phận đó có tên gọi là bộ phận Kiểm toán nội bộ.
✓ Một bộ phận Kiểm toán nội bộ gồm: Trưởng phòng KTNB chịu trách nhiệm và sự chỉ đạo trực tiếp từ BGĐ. Dưới trưởng phòng là phó trưởng phòng KTNB( nếu có), nhóm trưởng KTNB và Kiểm toán viên nội bộ, đó là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, am hiểu nhiều lĩnh vực.
✓ Bộ phận KTNB có nhiệm vụ:
Xác lập các mối quan hệ cơ bản của KTNB với các bộ phận trong và ngoài công ty như các phòng ban chức năng của công ty hay cơ quan Kiểm toán độc lập, kiểm toán Nhà nước, Việc này thông qua việc ban hành các quy chế trong công ty.
✓ Bộ phận KTNB phải đảm bảo tính độc lập với các bộ phận khác trông công ty, không bị chi phối hay can thiệp khi thực hiện các hoạt động kiểm toán…
✓ Tuy nhiên, nếu công ty đang băn khoăn giữa vấn đề lợi ích và chi phí khi quyết định có nên xây dựng một bộ phận KTNB hay không, thì có một phương án có thể giải