B. PHẦN NỘI DUNG
1.2.2.5. Nhân vật Hạnh Thảo – Cung nữ tài năng, thiếu may mắn
Hạnh Thảo là một cung nữ trong hoàng cung. Hạnh Thảo có xuất thân thấp kém trong xã hội, là người hầu thân cận trong triều đại nhà Tây Sơn, nhưng đây là một người có tài năng trong việc nấu nướng: “Hạnh Thảo mới vào làm nô tì trong
Ngự trù được hơn nửa năm, ban đầu cũng chỉ được bác Quản Kim giao cho việc rửa rau, xách nước lặt vặt thông thường. Dần dần bác phát hiện ra: không biết do trời phú hay do học của ai, người nô tỳ này có tài nấu nướng khác người, món gì quý lạ đến đâu cũng biết” [26, tr.14].
Hạnh Thảo là cô gái có số phận bất hạnh, lưu lạc khắp mọi nơi, mong tìm được nơi cưu mang giúp đỡ, số phận run rủi cho cô được gặp Phạm Đăng Hưng, cô đã ra sức cầu xin Phạm Đăng Hưng: “Xin quan lớn cứu mạng cho thiếp, thiếp cả
đời xin hết sức hết lòng báo đáp”, “Đăng Hưng trong lòng thực khó nghĩ, không biết tính sao”. Giữ lại thì rước họa vào thân, mà xua đuổi thì không đành lòng”
[26, tr.80]. Nhờ nết đẹp, nhờ tài năng nấu nướng, nhờ cách sống nhân nghĩa, thủy chung, qua nhiều gập gềnh sóng gió, nhờ tấm lòng chân thành, Hạnh Thảo và Phạm Đăng Hưng trở thành vợ chồng một cách muộn màng, nhưng viên mãn, hai người lấy nhau vì nghĩa vì tình còn xét về tình yêu có lẽ chỉ là một phần rất nhỏ.
Hạnh Thảo là một cung nữ trong cung đình, là một người con gái có tài năng nấu nướng. Những món ăn Hạnh Thảo nấu đều khiến mọi người hài lòng, nhưng
gốc gác của Hạnh Thảo lại không phù hợp khi ở trong cung. Vì vậy, Hạnh Thảo trở thành nhân vật bị mọi người xa lánh: “Con thực sự là dòng dõi của triều thần Tây
Sơn. Ông nội con là Trung thư Phụng chính Trần Văn Kỷ, bề tôi thân cận của vua Quang Trung hoàng đế.” [26, tr.298] Vì thế, ở trong cung Hạnh Thảo bị kì thị, sau
đó được Đăng Quế cưu mang, lấy làm vợ. Số phận của Hạnh Thảo đôi khi bị đẩy đến đường cùng nhưng vẫn có người cứu vớt và bao bọc. Hạnh Thảo có cuộc đời nhiều sóng gió, nguy nan, cho nên đối với những biến động xảy ra trong cung bà đều có một cái nhìn sắc sảo và nhận thức đúng, chính vì vậy, đây là nhân vật nữ khá trí tuệ mặc dù cuộc đời có nhiều bất trắc, gian nan.
Khi viết về lịch sử thời kỳ phong kiến, các nhà văn cho dù sáng tác theo quan điểm truyền thống: trọng nam khinh nữ, hay quan điểm phản tư nữ quyền thì đều
tuân theo nguyên tắc mỹ học: “Trai tài gái sắc”. Tuy nhiên, Trần Thùy Mai lại có quan điểm khác, người phụ nữ trong tác phẩm của bà được xác lập vị thế của mình bằng tài năng và trí tuệ, bằng tham vọng quyền lực, còn “sắc” chỉ là một phần nhỏ trong con người thiếu nữ. Một chút duyên dáng, xinh xắn trong con người thiếu nữ đó. Họ không khẳng định bằng vốn liếng trời cho, mà họ vươn lên bằng chính tài năng và tham vọng, quyền lực của chính mình, tham vọng cá nhân đầy quyền lực nhưng trần tục, phàm tục.
Với trí tuệ, tài năng và tham vọng các nhân vật nữ đủ thể hiện cái “tôi”của mình, cái “tôi” của nhân vật nữ quyền lực như Nhị phi, cái “tôi” thân phận như
Nguyễn Thị Bảo, Hạnh Thảo, Đẩu Nương, ... cái tôi bi thương và sai lầm như Tống Thị Quyên, Cam Lộ... Hầu hết các nhân vật nữ trong tác phẩm của Trần Thùy Mai đều không được nhấn mạnh qua yếu tố ngoại hình và nhan sắc và thường họ đều chứng minh qua tài năng và trí tuệ.
1.2.2.6. Nhân vật Đẩu Nương - Kiếp “xướng ca vô loài”
Mối tình tài tử giai nhân đã được đề cập trong nhiều tác phẩm, đặc biệt là trong tác phẩm Trung Quốc, trong đó đề cao tài năng của nữ giới và tài năng của nam giới.
Nàng Đẩu Nương là một cô gái đánh đàn xinh đẹp, được mời vào cung phục vụ cho các hoàng tử, tác giả đã dành một đoạn để miêu tả nhân vật Đẩu Nương như
sau: “Dù khoảng cách khá xa, nhưng vẫn thấy được hình ảnh người con gái đang gảy đàn dưới mái đình, dáng dấp thiết tha, yểu điệu” [26, tr.210]. Hồng Bảo –
hoàng tử còn nhỏ tuổi nhưng đã “say nắng” Đẩu Nương: “Thừa lúc Đẩu Nương
mê mải đàn, Hồng Bảo sán lại gần kề, thơm nhẹ vào má nàng một cái thật nhanh”.
Nhân vật nữ đa dạng trong tác phẩm Từ Dụ thái hậu của Trần Thùy Mai lại mang những nét khác riêng biệt. Những người phụ nữ nổi bật, có uy quyền và địa vị trong xã hội là những người phụ nữ được học hành bài bản, được giáo dục và đào tạo từ nhỏ. Phạm Thị Hằng là con gái của quan văn Phạm Đăng Hưng được chỉ định vào cung nạp thiếp cho thái tử. Vì vậy, Phạm Đăng Hưng luôn lo ngại rằng con gái mình sẽ bị cuốn vào cuộc đấu đá trong triều đình không có hồi kết. Nhìn chung, Phạm Thị Hằng là cô gái nết na, thùy mị, có học thức trọng tình cảm và chân thành, giàu lòng thương người, nhưng lại không thể tránh khỏi được cú sốc tình cảm khi nghe tin Miên Tông lấy Cam Lộ.
Trần Thị Đang là nhân vật lớn lên trong nghèo khó, và đau khổ cùng đồng hành với nhà vua, không đến với nhà vua vì tình yêu và không thể sinh con. Chính vì vậy, trong lòng người phụ nữ này sinh ra oán hận và thù hằn, cộng với tính tình tham quyền lực, muốn thâu tóm chính quyền trong tay cho nên nhân vật này đã không từ thủ đoạn nào để có thể giành lấy địa vị, uy quyền trong hoàng cung.
Nhân vật nữ trong tác phẩm của Trần Thùy Mai được tác giả xây dựng từ góc nhìn trí tuệ. Các nhân vật nữ của Trần Thùy Mai hiếm khi được miêu tả tỉ mỉ về ngoại hình mà chủ yếu được nhà văn chú trọng nhiều về vẻ đẹp trí tuệ. Dù ở bất cứ tầng lớp và địa vị nào trong xã hội, mỗi nhân vật nữ của Trần Thùy Mai đều được khai thác ở góc cạnh tài năng và năng lực riêng của từng cá nhân.
Họ - những người phụ nữ cung đình được sinh ra và lớn lên trong cung cấm đều hiểu rằng nếu không chịu khó trau dồi bản thân mình mỗi ngày thì chắc chắn sẽ bị chà đạp, bị xem thường và bị “lìa” đời khỏi xã hội. Môi trường và không gian
cung cấm đã tạo nên cho những nhân vật nữ của Trần Thùy Mai sự cạnh tranh khốc liệt để họ bộc lộ tài năng và tính cách của mình.