B. PHẦN NỘI DUNG
2.1.2. Không gian cung đình trong tác phẩm Từ Dụ thái hậu của Trần Thùy Ma
Mai
Cung Khôn Thái
Cung Khôn thái ở vị trí ngay sau lưng điện Càn Thanh là nơi vua ăn, ngủ nghỉ.Tại cung này, trong lịch sử là nơi ở của các quý phi và thứ phi. Kết cấu của cung rất đặc biệt, cung có một chính điện đặc biệt là điện Cao Minh Trung Chính, thành lập vào năm Gia Long thứ ba (1804). Chính tịch 7 gian, tiền tịch, hậu tịch đều 9 gian, diện được làm theo kiểu “Trùng thiêm trừng lương”, lợp ngói âm dương.
Phía đông của điện Cao Minh trung chính có viên tịnh quan – một nhà hát lớn để phục vụ riêng cho vua và hoàng phi xem. Tại cung Khôn Thái đã diễn ra bữa tiệc hoàng gia, tác giả đề cập sự đố kị, ghen ghét của nhị phi Trần Thị Đang với tam phi
Ngọc Bình. Trong câu chuyện đó có đề cập đến việc hoàng thượng xem trọng Hạnh Thảo – người con gái có tài năng nấu ăn xuất chúng, làm mê hoặc hoàng thượng. Lý giải nguyên nhân Hạnh Thảo có tài nấu ăn như vậy là vì trong tay Hạnh Thảo “có
được cuốn cẩm nang viết bằng chữ Nôm. Là con gái, ngay cả các tiểu thư con quan cũng chưa chắc đã được học hành, sao một nô tỳ là lại biết chữ. Chừng ấy cũng đủ người ta thắc mắc” [26, tr.53] và Hạnh Thảo là người con gái mà hoàng hậu yêu quý nhất bởi đã từng trải qua “nhiều cuộc biển dâu, bà hiểu, nguồn gốc, địa vị của
một người đôi khi chẳng nói lên gì cả, từng miếng ăn cô dâng lên, từng lời nói, cử chỉ, tất cả đều mộc mạc, chân thành tận tụy” [26, tr.53]. Hạnh Thảo – người con gái
triều Tây Sơn, triều đình thất thủ, bại vong đều hiểu rằng: “Tuy còn ít tuổi, sự từng
trải cho cô hiểu rằng: người tốt vẫn thua trong mọi cuộc tranh đoạt” [26, tr.54].
Trong bữa tiệc tại Cung Khôn Thái tuy là nói về cuộc tranh đoạt, tranh giành địa vị, nhưng lại tập trung vào Hạnh Thảo – người con gái hiền lành nết na, dịu dàng. Người ta bình xét xem thử Hạnh Thảo là người con gái như thế nào mà được sự yêu mến, cảm tình của nhiểu người đến vậy.
Điện Hoàng Nhân
Điện Hoàng Nhân là nơi thờ thoi vàng tín vật của hoàng đế và hoàng hậu ngày xưa. Ngày trước, khi từ biệt mẹ và vợ để sang Xiêm La, vua lấy một dật vàng chặt làm đôi, giao một nửa cho hoàng hậu, một nửa để mình làm tin. Hai mươi năm sau lấy lại được kinh thành, xây lại hoàng cung, hoàng đế cho gắn lại hai nửa dật vàng, đem thờ ở điện này. [16, tr.61]
Tại điện Hoàng Nhân, tác giả đã dựng lại cảnh tình cảm giữa Tam Phi Ngọc Bình và hoàng đế nhà Tây Sơn. Dù cho hoàng đế nhà Tây Sơn có căm thù nhà vua Quang Toản đến bao nhiêu thì từ trong sâu thẳm vua Gia Long vẫn yêu quý tam phi Ngọc Bình. Tuy nhiên dù trong cảnh “tay ôm gối chiếc” với Gia Long. Trong mơ, Tam phi Ngọc Bình vẫn nhìn thấy hình ảnh nhà vua Tây Sơn Quang Toản hiện về. Hình ảnh đó quá ám ảnh Tam Phi Ngọc Bình. Từ trong vô thức Ngọc Bình đã trải qua “hai lần đò”, người chồng đầu tiên đã khiến cho Ngọc Bình ấn tượng quá mạnh mẽ. Trong Phân tâm học và tình yêu, S.Freud đã nói rằng: “Người khi lấy vợ, nghĩ
là một phần tử của tộc loại, nhưng như thế là trái với chân lí nên có vẻ như trái với thiên nhiên và do đó không khỏi bị người đời khinh khi”.[26, tr.370] Tương tự như
nhà vua Gia Long lấy Tam phi Ngọc Bình vì đây là cô công chúa đẹp nhất và hơn nữa là vợ của hoàng đế Quang Toản - kẻ thù của chính Gia Long. “Ai cũng biết các
cuộc hôn nhân hạnh phúc rất hiếm, chính vì yếu tính của hôn nhân, cứu cánh tối thượng của nó chẳng nhằm vào thế hệ hiện tại mà nhằm vào thế hệ tương lai” [10,
tr.371].
Anh Duệ vương phủ - Án oan ngàn đời
Câu chuyện xảy ra tại Anh Duệ vương phủ, đó là mối quan hệ trong hoàng tộc giữa mẹ và con trai: “Bên phủ Anh Duệ hiện đang loạn lên như có giặc, ai cũng
hãi hùng kinh tởm vì cái tin bà Quyên thông dâm với con trai, mà ngài biết thông dâm với ai không, với ngay Mỹ Đường con đẻ của bà ấy đó” [26, tr.313]. Chuyện
Mỹ Đường thông dâm với mẹ ruột của mình lan truyền đến toàn bộ cung cấm khiến cho khắp hoàng cung náo loạn, kết cục Mỹ Đường bị loại ra khỏi hoàng tộc:
“Những ngày sau đó, người dân trong thành thường thấy một người đàn ông trẻ tuổi áo quần xốc xếch, đầu tóc rối bù, đi lang thang, ngẩn ngơ trên những con đường ven sông. Vừa đi, Mỹ Đường vừa cất tiếng gào thảm thiết: Mẹ ơi, mẹ ơi!”
[10, tr.325]. Hình ảnh Mỹ Đường thất thểu chạy vạy đi khắp nơi để gõ cửa từng nhà một cầu cứu, xin xỏ đã cho thấy luật lệ hoàng cung khắc nghiệt, ảm đạm như thế nào. Mỹ Đường cố gắng cầu cứu cố gắng van xin nhưng không một ai trong hoàng cung giúp đỡ. Chính vì vậy, có hai tên thích khách đã chạy tới khủng bố Mỹ Đường bắt phải ngậm miệng. Thực chất đây chỉ là trò chính trị của Trần Thị Đang nhằm hại phe phái của Lê Văn Duyệt.
Những cuộc đấu đá, tranh giành trong cung vua, phủ chúa tất cả chỉ vì tiền, quyền lực, nhân phẩm, cuộc phân chia giữa các phe phái trong cung.
Thanh Phong các
Thanh Phong các là nơi diễn ra cuộc tình giữa Miên Tông và Cam Lộ. Khi Phạm Thị Hằng mang bầu, Trần Thị Đang đã tận dụng cơ hội sắp xếp cho Cam Lộ tiếp cận Miên Tông để có thêm thê thiếp. Khi Phạm Thị Hằng sinh con, Miên Tông xin phép được vào phòng để thăm con nhưng thái hậu xua tay bảo rằng nếu vào đó
sẽ bị vướng phải phong long. Hạnh Nhi cung nữ trong cung vua đã giải thích rằng, theo quan niệm dân gian: “Phong long là cái vía nặng của người đàn bà mới sinh
trong ba tháng mười ngày, trong khoảng thời gian đó ai tiếp xúc với sản phụ sẽ bị xui xẻo, đau ốm, tai nạn, nói chung là hết sức bất lợi” [26, tr.421]. Phạm Thị Hằng
vì sinh con gái, không hợp với ý thái hậu. Vì vậy, thái hậu phải lựa chọn Cam Lộ làm thê thiếp để sinh con nối dõi cho Miên Tông.
Tuy nhiên, khi Miên Tông và Cam Lộ vào phòng để làm lễ “hợp cẩn” nhưng Miên Tông không thể thực hiện được, Cam Lộ đã giãi bày: “Thần không biết hoàng
tử chê thần chỗ nào, nhưng cả đêm hoàng tử chỉ ngủ bên phòng của Giám Lê, không ngó ngàng gì đến thần cả” [26, tr.425].
Trên thực tế, Miên Tông chỉ bị ép lấy Cam Lộ để sinh con nối dõi cho hoàng cung, còn trong tình cảm Miên Tông không hề ngó ngàng gì đến Cam Lộ, và sự thật thì Cam Lộ cũng chẳng yêu mến gì Miên Tông, chỉ là Cam Lộ thực hiện nhiệm vụ mà Trần Thị Đang giao phó.