B. PHẦN NỘI DUNG
2.3.1.4. Biểu tượng “Chu sa đỗ tể”
Chu sa đỗ tể theo quan niệm trong dân gian và trong tâm thức của các bậc đế
vương: Một người đàn bà có chiếc rốn chu sa đỗ tể là ước mơ muôn đời của các bậc đế vương. Hàng trăm năm mới có một người đàn bà như thế. Người đó sẽ là niềm khoái lạc vô tận và đem lại may mắn cho ngôi báu. Theo quan niệm dân gian, “chu
sa đỗ tể” là biểu hiện của tướng lạ, đặc biệt hoang dã, được gọi là con dại của đá,
không cam chịu số phận, đây là kiểu người phụ nữ nổi loạn, không chấp nhận một kiếp sống thấp hèn, mà luôn luôn cố gắng vươn lên trong cuộc đời. Hai lần Ngạn La lên giàn thiêu là hai lần nàng cố gắng chạy thoát khỏi số phận bị ấn định phải bị tiêu diệt của mình. Người con gái có chiếc rốn “chu sa đỗ tể” không phải hạng tầm
thường, đây là người con gái có nhan sắc “mê hoặc” cả thần chết, làm lung lay toàn bộ cung vua phủ chúa.
Theo đó, Ngạn La là cô cung nữ có chiếc rốn Chu sa đỗ tể, bởi vậy vì quan niệm trong dân gian như thế mà các bậc vua chúa, đế vương trong cung đều mong muốn chiếm đoạt được Ngạn La một phần để thỏa mãn dục tình, một phần để được may mắn. Tương tự như vậy, trong chương 5 – phần Tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại- nhìn từ phương diện diễn ngôn về phạm trù trinh tiết và phẩm tiết của Trần Huyền Sâm có viết: “Trinh tiết phụ nữ, từ xưa nay đã trở thành một món hàng
trong xã hội nam quyền. Họ quan niệm: một người đàn ông nếu được giao cấu với một cô gái còn trinh nguyên, họ sẽ gặp may mắn trong công việc, tiền tài, địa vị. Trinh tiết phụ nữ qua các thời đại đã trở thành một phạm trù tâm linh. Và lợi dụng các hủ tục đó, họ đã biến phụ nữ thành một “vật thể” của sự nô lệ đồng tiền, rõ hơn là nô lệ đàn ông”.
Hình ảnh chiếc rốn chu sa đỗ tể được lặp đi lặp lại trong tác phẩm 11 lần để nhấn mạnh giá trị của cô gái này, Ngạn La là cô gái bắt cua may mắn lọt vào mắt
xanh của Đức Nhân Tông. Đây là cô gái ma mị, có vẻ đẹp trong sáng, hấp dẫn trong mắt các bậc đế vương, cô gái này đã làm rung lên trái tim già nua, cằn cỗi của vị hoàng đế già, tạo nên những cơn khoái cảm cuồng bạo. Số phận của cô buộc cô mãi mãi là trinh nữ để có thể gìn giữ nhân cách và phẩm giá của mình. Qua miêu tả của Võ Thị Hảo, độc giả thấy được nhà văn đã trân trọng cô gái này: “Nàng như một lạ
lẫm trẻ thơ, mảnh dẻ và linh động, uyển chuyển như một nhành liễu, khác hẳn vẻ đài các và thuận thục của các gái đẹp đã chứa đầy trong hậu cung. Nàng chỉ là viên ngọc lạc loài khi đang lẫn trong sỏi đá mà phụ hoàng đã chợt nhặt được khi Ngài trên đường đi hành lễ tại chùa Báo thiên”. [18, tr.39] Vẻ đẹp của Ngạn La làm
rung động biết bao nhiêu người đàn ông từ mọi lứa tuổi, nhưng cô gái này lại không có tài năng gì đặc biệt. Điều quan trọng ở cô chỉ là tấm lòng lương thiện và sự may mắn trời ban cho cô trong chốn hậu cung. Tương tự như vậy, nhân vật Ỷ Lan xuất thân là cô gái hái dâu, bằng mọi cách đã vươn lên trở thành hoàng hậu được mọi người yêu mến, tuy nhiên đằng sau đó, tác giả Võ Thị Hảo lại “giải thiêng” nhân
vật này thành một nhân vật đầy mưu mô, quyền lực thao túng, bức hại cung nữ để tranh giành địa vị, quyền lực trong tay mình, chính vì lật tẩy được bí ẩn đằng sau đó mà người đọc không khỏi bất ngờ với sự thật trần trụi về bà hoàng được yêu quý nhất trong lịch sử, được nhân dan và mọi người ca tụng.