Biểu tượng lửa và giàn thiêu

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật nữ trong tiểu thuyết giàn thiêu của võ thị hỏa và từ dụ thái hậu của trần thùy mai (Trang 61 - 64)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.3.1.1. Biểu tượng lửa và giàn thiêu

và là vô thức tập thể. Sự hình thành của biểu tượng cổ mẫu là một quá trình lâu dài, ăn sâu vào tiềm thức của nhân loại. Trong tác phẩm “Giàn thiêu”, Võ Thị Hảo đã lật tung văn bản, tìm ra những vết hằn đầu tiên trong ký ức nhân loại.

Trong Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, biểu tượng “lửa” được giải thích với những ý nghĩa: Lửa bản thể, lửa thánh thần, lửa tẩy uế và tái sinh, lửa hủy diệt, lửa giới tính và lửa là biểu tượng của sự giác ngộ. Trong tác phẩm của Võ Thị Hảo lửa được xuất hiện dưới dạng thức: lửa giàn thiêu, lửa biến thể, lửa tinh thần, lửa địa ngục, lửa hội hoa đăng…Mỗi lần lửa xuất hiện lại chuyên chở những ý nghĩa

khác nhau. Lửa hận thù là ngọn lửa theo suốt cuộc đời của nhân vật Từ Lộ, từ khi gia đình gặp tai biến. Ngọn lửa này đã biến Từ Lộ từ một con người nho nhã, thư sinh, chỉ biết đến những thú vui tao nhã trở thành một con người chỉ biết đến hận thù. Nó đốt cháy sự ngây thơ, trầm lắng trong con người Từ trở thành một con người chất đầy sự thù hằn. Lửa trong giàn thiêu là lửa của dục vọng, ngọn lửa chống lại những xung năng tính dục. Đó là ngọn lửa của tính dục theo bản năng của con người. Ngọn lửa của dục vọng khiến cho nhân vật Lý Câu bất chấp mọi thủ đoạn để có được nhân vật Nhuệ Anh. Nó khiến Đại Điên “lôi xềnh xệch đứa con gái

tù trưởng qua đám người ngơ ngác”. Lý Câu là chàng công tử đã đắm chìm trong

tình dục từ thuở bé, nhưng đến khi gặp Nhuệ Anh, ngọn lửa tình dục đã thổi bùng lên trong tâm thức của Lý Câu, đó là ngọn lửa tính dục mạnh mẽ mong muốn chiếm đoạt lấy Nhuệ Anh. Đại Diên pháp sư thừa tài, thiếu đức ấy đã đem bản năng đàn ông gieo rắc tội lỗi muôn nơi, ông lướt mình qua những lễ hội chiếm đoạt những bóng hồng và để lại những đứa con vô thừa nhận.

Lửa là sự biểu hiện của sự hủy diệt bằng hình thức thiêu đốt. Hai lần lửa của đảo âm hồn đã biến những cô cung nữ thành những đốt đuốc cháy rền vang giữa những tiếng tụng kinh, gõ mõ, những tiếng khóc thắt lòng của người thân và những tiếng kêu ai oán của những kiếp người vô tội bị tàn sát dã man bằng những luật lệ của chế độ phong kiến. Trong tác phẩm, lửa thiêu đốt những cuốn sách “tà thư” của Lê Thị Đoan, lửa thiêu rụi cơ đồ của Diên Thành Hầu, biến cơ đồ đó thành đống tro tàn chỉ sau một đêm trong lễ đại đăng khoa. Tuy nhiên những cuốn sách tà thư của Lê Thị Đoan đã ăn sâu vào tiềm thức của dân gian, vén những bức màn sự thật

trong cuộc đời, nó đã khắc sâu vào tiềm thức của người dân khiến những sự thật sau bức màn được vén mở khiến cho người dân không khỏi đắn đo, trăn trở, suy nghĩ. Bên cạnh đó, lửa còn mang một ý nghĩa đó là hủy diệt và tái sinh. Đó là ngọn lửa ban phát của đấng hoàng thượng Nhân Tông khiến dân chúng cảm động, từ chỗ oán thán chuyển sang ca ngợi công đức của minh quân. Ngọn lửa và nồi thuốc đã cứu sống Nhuệ Anh từ chàng cá bơn, lửa còn thử hiện vẻ đẹp thần thái mắt Ngạn La với đôi mắt sáng rực trong bóng tối.

Lửa còn là biểu tượng cho không gian lễ nghi phổ biến đó là lễ hiến tế của các cung nữ, biểu hiện sự hiến tế của các cung nữ khi bước lên giàn thiêu để theo vua, là hình ảnh cung nữ Ngạn La lên giàn thiêu hai lần, là hình ảnh Ngạn La bị đưa vào lãnh cung để chuẩn bị cho một cuộc hoan lạc với đức vua: “Kiệu vừa đặt xuống, mặc nàng khóc giẫy, cào cấu đòi về với mẹ, bốn thị nữ đã xúm lại lột hết bộ đồ còn vương mùi bùn đất, dìm nàng trong một bồn nước thơm, kỳ cọ khắp thân thể đến mức da thịt của nàng đỏ ửng. Đêm ấy, Thái giám đang dẫn võng trên đường đưa nàng vào hầu hạ hoàng đế Nhân Tông, Vị hoàng đế sáu mươi ba tuổi đáng nóng lòng chờ đến giờ phút tận hưởng phong vị lạ của viên ngọc ông vừa nhặt được trong đám bùn đất dọc đường thì bỗng lâm trọng bệnh. Cuộc hoan lạc được chuẩn bị kĩ càng vậy là tiêu tan…” [18, tr.220, 226]

Tóm lại, biểu tượng “lửa” trong tác phẩm Giàn thiêu, mang ý nghĩa tàn phai, kết túc cái cũ, để bắt đầu cho cái mới. Lửa mang ý nghĩa là hỏa ngục thiêu cháy con người. Biểu hiện ở phương diện, hai lần Ngạn La lên giàn thiêu là hai lần bằng ý chí, và nghị lực mạnh mẽ Ngạn La đã thoát khỏi ngọn lửa của cung cấm thiêu đốt, hành hạ mình.

Giàn thiêu là nhan đề cuốn tiểu thuyết “liêu trai” nổi tiếng của Võ Thị Hảo. Biểu tượng “Giàn thiêu” phản ánh thời đại phong kiến đầy khắc nghiệt, đầy dục

tính, đầy rẫy bất công dưới triều đại của vua Trần Nhân Tông. Đó là thời kì: chế độ phụ quyền lên ngôi, sẵn sàng chà đạp lên danh tính, thân thể của người phụ nữ. Biểu hiện các cung nữ sẵn sàng nhảy vào giàn thiêu theo lệnh của nhà vua. Giàn thiêu cũng biểu hiện một thời kì quan lại, vua chúa lộng hành trong dân gian không từ thủ đoạn nào để có thể chiếm đoạt của cải, tài sản của dân lành.

“Giàn thiêu” biểu hiện nỗi oan khuất đau đớn của Từ Lộ khi không thể minh

oan cái chết của cha, cuối cùng đành phải chịu đựng nhẫn nhịn nhìn cha bị oan và mẹ phải chết trong đau khổ. Hình ảnh “Giàn thiêu” cũng biểu hiện một thời kì những người quyền thế lộng hành như Diên Thành Hầu cưỡng bức đất đai của dân chúng để xây dựng chùa chiền, nuôi con hát, sư sãi trong nhà.

Hình ảnh “Giàn thiêu” biểu tượng cho sự tiễn biệt cái cũ, để bắt đầu một thế hệ, kỉ nguyên mới trong tương lai, đó là thế hệ của sự phát triển, của sự minh bạch. Tất cả những khổ đau, mất mát, những bí ẩn của lịch sử đều được phơi bày ra ánh sáng để mọi người nhìn cho kĩ, nhìn cho rõ, để từ đó có thể rút ra được bài học cho chính mình, lửa Giàn thiêu là ngọn lửa hủy diệt và cũng là ngọn lửa tái sinh bên trong mỗi con người.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật nữ trong tiểu thuyết giàn thiêu của võ thị hỏa và từ dụ thái hậu của trần thùy mai (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)