Biểu tượng mang tính điềm triệu dự báo

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật nữ trong tiểu thuyết giàn thiêu của võ thị hỏa và từ dụ thái hậu của trần thùy mai (Trang 73 - 111)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.3.2.3. Biểu tượng mang tính điềm triệu dự báo

Biểu tượng tiếng chim khách

Chim khách là loài chim cổ được xem là loài chim báo tin vui. Thời Tiên Tần người ta cho rằng chim khách có khả năng dự đoán thần kì. Chim khách không thích tối tăm, ẩm ướt chỉ kêu khi trời lạnh ráo nên được gọi là dương điểu. Chim khách mang hai ý nghĩa , thứ nhất đó là dự báo có khách tới như cuốn Tây Kinh tạp

kĩ dẫn lời của Lục giả: “Chim càn thước kêu thì người đi xa sẽ về, nhện tụ tập sẽ có nhiều tin vui”. Thứ hai, đó là dự báo tin mừng Vương Nhân Dụ trong Thiên Bảo Di

sự có viết : “Mọi người trong nhà, nghe thấy tiếng chim khách kêu, biết sắp có chuyện vui, trước gọi là linh thước báo hỷ”. Như người Hà Nam có câu: “Chim khách kêu, người thân tới”, hoặc người Sơn Đông có câu: “hỉ tước kêu báo tin vui, không phải tài lộc tới thì người thân đến”.

Vì vậy, khi Đăng Hưng với tay lấy cuốn sách, thì bất chợt đau đầu rồi đi ngủ, mơ thấy Minh Mạng hiện về mặc áo bào, báo hiệu phục chức cho Phạm Đăng Hưng. Chiếu vua ban do Trung Trực đem đến: “Hoàng thượng xuống chiếu cho Phạm Đăng Hưng phục chức làm thượng thư bộ Lễ, kiêm nhiệm chức khâm tu ngọc phổ toản tu, chuyên coi việc biên soạn gia phả cho hoàng gia” [26, tr.53]. Sau đó,

Đăng Hưng bày tỏ nguyện vọng với vua Minh Mạng cho được gặp Phạm Thị Hằng sau sáu năm không thấy mặt.

Biểu tượng tiếng chim khách là biểu tượng mang đến điềm lành trong dân gian, tùy vào giờ chim khách kêu và hướng bay của loài chim mỗi người sẽ tự xác định được điềm lành mà con chim mang đến.

Cô đồng điện Huệ Nam

Cô đồng được xem là người đứng hầu đồng, được xem là một hiện tượng tâm linh xuất hiện từ lâu đời. Từ xa xưa việc mời cô đồng vào cung đình để xem cho nhà vua và hậu cung đã thể hiện sự bày tỏ biết ơn và kính trọng để đem lai điều may mắn cho gia đình và hoàng cung. Trong buổi lễ hầu đồng mọi người đều nhận được sự trang kính và tôn nghiêm. Vì lo cho gia tộc, cho hoàng cung, Thái hậu đã cho mời cô đồng vào để xem tình hình hoang cung diễn ra như thế nào. Thái hậu mang đến cho cô đồng một mâm vàng nhưng bị từ chối bởi nếu nhận vàng thì Thánh sẽ rời bỏ cô đồng mà đi: “Chợt đang quay tít, cô đồng vội ngẩng đầu cao

lên, tay hất tung tấm vải đỏ. Đôi mắt cô lúc đờ đẫn, lúc lại vụt sáng quắc lên. Chợt cô đổi dáng điệu, chân xuống tấn, tay đặt ngang hông, cử chỉ ngạo nghễ hiên ngang, trông như một võ tướng” [26, tr.356], cô đồng cười một tràng dài: “Vậy ta nói đây! Ba cái tang lớn sẽ đến với hoàng gia”! Sau nghe xong cô đồng phán, Thái

hậu tức giân thét lính đuổi cô đồng, nhưng cô đồng quay tít một vòng rồi đập đầu vào cột.

Cô đồng là dấu hiệu báo về biến cố sẽ xảy ra trong hoàng gia, đó là ba cái tang lớn trong cung. Chính vì những biến cố đó mà trong hoàng cung bị đảo lộn hoàn toàn, khiến cung đình rối ren, tán loạn. Hầu đồng là một nghi lễ dân gian tồn tại từ lâu đời, đây là một hình thức đặc biệt trong tín ngưỡng thờ Mẫu tứ phủ, chứa đựng sức mạnh thiêng liêng qua cách nhập hồn các vị thánh trong lịch sử, đáp ứng được nguyện vọng của cộng đồng văn hóa tâm linh thông qua các cô đồng. Thông qua hầu đồng con cái sẽ biết đường tu đức, tạo phúc cho dòng họ.

Cô đồng thuộc về tín ngưỡng dân gian còn lưu lại tồn tại trong đời sống của người dân. Lên đồng được xem như một hình thức sân khấu tâm linh, để mong trời, Phật, thần phật phù hộ. Hiện tượng nhập đồng khi thánh giáng lệ thuộc hoàn toàn vào các hầu dâng ngồi cạnh, giúp việc cho ông đồng bà cốt, họ có nhiệm vụ thay xiêm áo, trang điểm, vấn khăn, đưa nhang đèn, châm rượu thuốc, che quạt, làm kết

nối giữa người trình đồng và con nhang đệ tử. Biệt tài của hầu dâng là biến đổi ngoại hình cho người trình đồng, tạo cho họ dáng dấp một vị thần linh, do vậy vai trò của hầu dâng tối quan trọng.

Tuy nhiên đây chỉ là một tín ngưỡng dân gian vẫn còn tồn tại trong đời sống của người dân về những nghi lễ có từ lâu đời vào thời phong kiến.

CHƯƠNG 3

NỮ TÍNH VÀ TINH THẦN NỮ QUYỀN NHÌN TỪ NGHỆ THUẬT XÂY

DỰNG NHÂN VẬT TRONG “GIÀN THIÊU” CỦA VÕ THỊ HẢO VÀ “TỪ DỤ THÁI HẬU” CỦA TRẦN THÙY MAI

Định nghĩa nữ tính đã có rất nhiều cách hiểu như sau: Nữ tính là một phẩm

chất quý giá mà phái đẹp ngày nay cần rèn luyện để xứng đáng với sự tôn vinh của xã hội: Nữ tính là những tính chất thường thấy ở người phụ nữ. Quan niệm về vẻ

đẹp nữ tính ở mỗi thời đại hoàn toàn khác nhau.

Thời phong kiến: Người con gái phải chịu lễ giáo phong kiến rất nặng nề, cụ thể: các cô tiểu thư không được đi học chữ, chỉ biết thêu thùa, may vá. Tình yêu và hôn nhân không được tự quyết định mà theo nguyên tắc: “Cha mẹ đặt đâu con ngồi

đó”. Chính vì nguyên tắc này mà biết bao bi kịch tình yêu đã xảy ra trong cuộc sống. Người đọc có thể bắt gặp trong tác phẩm “Giàn thiêu” của Võ Thị Hảo hình ảnh tiểu thư Nhuệ Anh vì bị ép lấy công tử Lý Câu mà đêm tân hôn, cô gái ấy đã bỏ chạy, người cô yêu là Từ Lộ, nhưng Từ Lộ bị oan khuất cho nên tình yêu giữa Nhuệ Anh và Từ Lộ tan vỡ.

Tương tự như vậy, chúng ta quay ngược lại dòng lịch sử, chúng ta sẽ thấy về tình yêu giữa Thúy Kiều và Kim Trọng. Kiều nổi tiếng là cô gái “tài sắc vẹn toàn”, giỏi “cầm, kì, thi, họa” nhưng vì bị thằng bán tơ vu oan mà cả nhà Kiều phải chịu án oan, chính vì vậy, cha và em trai Kiều bị bắt vào tù, Kiều phải bán mình chuộc cha để rửa mối oan này. Tình yêu của Kiều từ đây cũng tan vỡ theo gió mây, khi buộc Thúy Vân phải trao duyên cho Kim Trọng. Được trao duyên với một chàng công tử phong lưu, hào hoa không phải là điều tốt đẹp đối với Thúy Vân vì trong thâm tâm Thúy Vân, Thúy Vân không hề yêu Kim Trọng mà chỉ là ép buộc, buộc phải làm tròn trách nhiệm của Thúy Vân với Thúy Kiều. Đó là trong văn học thời phong kiến. Văn học phải gắn liền với dòng chảy lịch sử. Đến giai đoạn văn học thời hiện đại, sự nữ tính còn được mở rộng theo nhiều cách hiểu khác nhau. Cụ thể, người con gái nữ tính không còn bị bó hẹp trong “khuôn khổ” nữa.

Thời hiện đại, đòi hỏi người phụ nữ không chỉ có khí chất về ngoại hình, mà còn phải có kiến thức và sự hiểu biết nhất định. Cụ thể đòi hỏi người phụ nữ phải

vừa “giỏi việc nước, vừa đảm việc nhà”. Tuy nhiên, sẽ có một vài trường hợp khi người phụ nữ ăn nói dịu dàng, dễ nghe thì bị cho là giả tạo, “làm màu”, điều này cần phải rèn luyện thường xuyên và mỗi ngày, điều này cần cả một quá trình, chứ không thể ngày một ngày hai mà thành công, thành thói quen. Đặc biệt người phụ nữ phải gọn gàng, sạch sẽ, phải biết nữ công gia chánh. Một điều quan trọng nữa là tính thủy chung của người phụ nữ, bởi nếu người phụ nữ không thủy chung với gia đình của mình thì sẽ dẫn đến gia đình tan vỡ, đổ nát, từ đó hạnh phúc mà người phụ nữ tạo dựng sẽ tan vỡ trong phút chốc. Vì vậy, dân gian mới có câu: “Đàn ông xây

nhà, đàn bà xây tổ ấm”.

Trong văn hóa người Việt, từ bao đời nay đó được xem là một chân lý không bao giờ có thể thay đổi. Trường hợp đặc biệt, nếu người phụ nữ bận nhiều việc như đi học, đi làm, thì việc xây tổ ấm sẽ được san sẻ, chứ không đơn thuần chỉ có một mình người phụ nữ gánh vác. Chính vì vậy, người đàn ông trong gia đình phải biết điều tiết, điều hòa công việc với người phụ nữ, chứ không thể phó mặc cho người phụ nữ tự gánh vác, vì thời gian đối với người phụ nữ rất hạn hẹp và tuổi xuân có giới hạn. Nếu xây dựng “tổ ấm” thì hai người cùng xây chứ không thể một người tự xây được.

Nữ quyền thời hiện đại được hiểu theo hình ảnh là người phụ nữ lãnh đạo, người phụ nữ nắm quyền lực trong tay, được trọng vọng có địa vị, danh vị trong xã hội. Cụ thể hơn là người phụ nữ viết báo, làm văn, viết sách, nghiên cứu khoa học. Các hoạt động báo chí, các câu lạc bộ phụ nữ, các salon văn học đã góp phần thúc đẩy phong trào nữ quyền phát triển theo xu hướng khả quan. Trong văn học Việt Nam đã có các nhà văn nổi tiếng như: Võ Thị Hảo, Trần Thùy Mai, Nguyễn Ngọc Tư,… đây là những nhà văn đã có những cống hiến lớn đóng góp cho nền văn học Việt Nam…

Làn sóng báo chí là một trong những làn sóng quan trọng, bởi người phụ nữ nhận ra rằng, cội nguồn yếu kém về trí tuệ của người phụ nữ là do thiếu giáo dục. Muốn có được vị trí như nam giới, phụ nữ phải đấu tranh đến cùng để được đến trường, được tự do hành nghề, được hưởng lương ngang bằng với đàn ông, được tham gia thảo luận tại Quốc hội. Làn sóng vấn đề thứ hai đó là quyền thân thể, vấn đề

tình dục và vấn đề nạo thai. Tuy nhiên trong khuôn khổ của bài viết, nghiên cứu về lịch sử về thế giới nhân vật nữ trong tác phẩm, người viết vẫn chưa thấy được rõ ràng vấn đề nữ quyền thể hiện rõ trong tác phẩm. Vì vậy, Thuyết nữ quyền chỉ xuất hiện

thấp thoáng đâu đó trong tác phẩm chứ không phải là vấn đề trọng tâm mà luận văn cần nhấn mạnh, hướng đến. Yếu tố nữ quyền trong văn học trung đại vẫn chưa được thấy rõ, chưa được thể hiện một cách rõ nét.

3.1. Nghệ thuật miêu tả nhân vật nữ trong “Giàn thiêu” của Võ Thị Hảo và “Từ Dụ thái hậu” của Trần Thùy Mai

Giáo sư Hà Minh Đức từng khẳng định: “Ngoại hình là một khái niệm nhằm

chỉ hình dáng trang phục, cử chỉ, tác phong… tóm lại là toàn bộ những biểu hiện tạo nên dáng vẻ bề ngoài của nhân vật” [45, tr.134]. Khi miêu tả các nhân vật nữ,

đó là một trong những thủ pháp nghệ thuật quan trọng để xây dựng nhân vật, các nhân vật chủ yếu được miêu tả và xây dựng qua vẻ đẹp thân thể. Tinh thần đề cao cái đẹp thể chất của quan niệm thẩm mỹ phương Tây đã ảnh hưởng sâu sắc và tạo nên ý thức coi trọng cái đẹp hình thức, cái đẹp thể chất được nhìn thấy rất cụ thể trong tiểu thuyết của Võ Thị Hảo và của Trần Thùy Mai.

3.1.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình và hành động trong tác phẩm Giàn thiêu

của Võ Thị Hảo

Trong tác phẩm Giàn thiêu của Võ Thị Hảo, Ngạn La – người phụ nữ may

mắn có chiếc rốn “chu sa đỗ tể”, được vua yêu quý. Đây cũng là người con gái đã thoát khỏi cảnh bị đưa lên giàn thiêu khi chuẩn bị bước lên hỏa ngục, nơi chất chứa đầy những sự âm u và tăm tối trong lãnh cung. Khi Ngạn La bước vào cung vua, Võ Thị Hảo đã miêu tả Ngạn La như sau: “Nàng như một lạ lẫm trẻ thơ, mảnh dẻ và

linh động, uyển chuyển như một nhành liễu, khác hẳn vẻ đài các và thuần thục của các gái đẹp đã chứa đầy trong hậu cung”. [18, tr.39] Bằng biện pháp nghệ thuật so

sánh, tác giả đã miêu tả vẻ đẹp ngoại hình bên ngoài của cung nữ Ngạn La. Ngạn La là cô gái may mắn, được lọt vào mắt xanh của nhà vua. Tuổi thơ của Ngạn La đầy tủi cực và đau khổ, Ngạn La luôn nhớ mẹ. Người mẹ nghèo vẫn thường dùng cây chổi vụt vào lưng nàng mỗi lần nàng bày trò nghịch ngợm hoặc biếng nhác.

một chiếc khăn lụa xốp màu đỏ quanh người để thấm khô những hạt nước li ti chảy dài trên thân thể Ngạn La. Rồi họ xức khắp người nàng một thứ dầu thơm mùi hoa hoàng lan, chuốt thêm một lần nữa cái làn da vốn đã óng mượt” [18, tr.223] đó là

một trong những tục lệ vào cung được tác giả miêu tả rất chi tiết, cẩn trọng và tỉ mỉ. Hình ảnh Ngạn La có sự đối lập trái ngược hoàn toàn với hình ảnh quá khứ trước đây. Lúc trước, Ngạn La chỉ là một cô bé bắt cua, nhưng sau khi nhập cung, hình ảnh đó lại trở nên đổi khác. Ngạn La nhận được nhiều đặc quyền khi vào cung, tuy nhiên Ngạn La cũng chứng kiến nhiều chuyện không hay trong cung, chính vì điều đó đã khiến Ngạn La cũng phải đau khổ, rơi nhiều nước mắt.

Nhân vật nữ tiếp theo đó là nhân vật Ỷ Lan, Ỷ Lan là cô gái hái dâu thông minh, tuy nhiên cô gái này khi bước vào cung lại đầy âm mưu và thủ đoạn, chính vì vậy, nhiều người không thích cô. Cô gái hái dâu Ỷ Lan và Dương Thái hậu đã có cuộc đối chất với nhau dưới âm phủ để làm rõ những ân oán diễn ra trong quá khứ, chính những ân oán này đã khiến nhân vật tự bộc bạch bản thân mình trong cuộc đối chất với Ỷ Lan. Từ trong sâu thẳm trái tim mình Ỷ Lan ghen tị với Dương thái hậu về xuất thân, về địa vị, về quyền lợi mình được nhận hưởng.

Nhân vật trung tâm trong tác phẩm là nhân vật Nhuệ Anh, nhân vật Nhuệ Anh là tiểu thư con nhà quyền quý, được nhiều chàng công tử theo đuổi. Nhuệ Anh hứa hôn với Từ Lộ, nhưng vì nhà Từ Lộ xảy ra chuyện, vì vậy Nhuệ Anh bị ép duyên với công tử Lý Câu. Trong đêm tân hôn với công tử Lý Câu, Nhuệ Anh đã bỏ trốn vì trái tim của Nhuệ Anh vốn dĩ dành cho Từ Lộ, Nhuệ Anh không thể giấu được lòng mình, vì vậy đành bỏ trốn. Đoạn hấp dẫn trong câu chuyện trong tác phẩm chính là cảnh Nhuệ Anh và Từ Lộ ân ái với nhau, đoạn này tác giả miêu tả vẻ đẹp của Nhuệ Anh: “Nhuệ Anh như con gà ướt nhẹp nằm gọn trong tay Từ Lộ. Cơn

giông núi đã dịu. Nhưng mưa vẫn đổ. Nhuệ Anh không hề thấy cái rét buốt của những giọt mưa đã làm da thịt nàng tê cóng, thâm tái khi đứng đợi trên bến ban nãy. Thân thể của Nhuệ Anh quằn quại trong những tiếng lắp bắp đứt đoạn, tắc nghẹn, theo những giọt máu đỏ ứa ra từ trong tim” [18,tr. 211]. “Sự pha trộn giữa triết lý đạo Phật và tư tưởng hiện sinh của triết học phương Tây” (Trần Huyền Sâm).Từ Lộ yêu Nhuệ Anh vì vậy, Từ và Nhuệ Anh tìm mọi cách để đến với nhau,

yêu nhau, đây là tinh thần của triết học hiện sinh, thậm chí hai người ăn nằm với nhau vì tình yêu mãnh liệt, nồng nàn, vượt thoát khỏi lễ giáo phong kiến, vượt qua mọi khuôn khổ của luật lệ. Khi tai họa ập đến với gia đình của Từ Lộ, Từ Lộ đã tìm cách rời xa Nhuệ Anh để Nhuệ Anh có thể yên tâm xây dựng tổ ấm của mình. Tuy nhiên, tình yêu lại níu giữ giữa Từ Lộ và Nhuệ Anh cho nên dù trải qua rất nhiều sóng gió, đau khổ, Nhuệ Anh vẫn yêu tha thiết Từ Lộ không rời bước. Kết truyện Nhuệ Anh ở mục “Đoạn đầu đài” Nhuệ Anh gặp lại chàng cá bơn: “Nàng nằm xuống, áp thân mình lên thi thể bất động của chàng Cá Bơn, áp mặt lên đôi môi thiểu não. Như mẹ sưởi ấm cho con. Như một người tình đánh thức một người tình”

[18, tr.498- 499]. Nhuệ Anh là một cô gái đẹp và có học thức, đẹp về hình thức và đẹp về tâm hồn, nhiều người tình đến với nàng chỉ vì cô gái này có nét hấp dẫn

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật nữ trong tiểu thuyết giàn thiêu của võ thị hỏa và từ dụ thái hậu của trần thùy mai (Trang 73 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)