B. PHẦN NỘI DUNG
2.3.1.2. Biểu tượng máu
Biểu tượng máu là biểu tượng dễ dàng nhận thấy xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm. Máu tượng trưng cho sự chết chóc trong đảo Âm hồn, nơi các cung nữ phải bước lên giàn thiêu: “Màu đỏ chết chóc của sạn đạo đâm thẳng vào ngôi lầu
tám mái trắng lợp bằng chín tầng vải sô, trang điểm bằng những búi xơ tre nhuộm đen mang hình âm dương nửa đen, nửa trắng. Những cặp đôi công, trĩ, cũng những cặp uyên ương bị buộc chân vào nhau đang cất tiếng kêu thảm thiết vang vọng mấy tầng lầu. Chóp lầu là một khúc gỗ gạo tạc đơn sơ hình một nữ nhân tóc xõa rướn người với tay lên trời cao” [18, tr.31]
Máu còn là biểu tượng cho chiến tranh, tái hiện tình cảnh hỗn loạn đang diễn ra trong đất nước, đó là sự tranh chấp giữa các phe phái trong triều đình. Sự tranh chấp quyền lực giữa các thế lực phe phái trong cung. Đó là cảnh Diên Thành Hầu – một vị quan khét tiếng trong triều đình đã giết chết Từ Vinh khi mượn tay pháp sư Đại Điên. Máu còn thể hiện sự bất công khi cha của Từ Lộ chết trong oan khuất không được giải oan, để cuối cùng mẹ của Từ Lộ khóc hết nước mắt vì cái chết của chồng mình và sau đó Từ Lộ oán giận cuộc đời, quyết tâm trả thù những kẻ đã hại chết cả gia đình chàng.
Máu còn biểu hiện cho những vụ án oan không được giải, dẫn đến cảnh nước mất nhà tan, nhân dân sóng trong bi thương, lầm than đói khổ. Cụ thể khi Quan Đô
Hộ phủ Trần Dĩnh nổi tiếng là một vị quan thanh liêm, luôn bênh vực người nghèo, đây là vị quan đọc nhiều sách, tốn nhiều bút mực viết những áng văn hùng hồn bênh vực kẻ yếu, lên tiếng tố cáo kẻ hà hiếp, ức hiếp nhân dân. Tuy nhiên khi nhậm chức, Trần Dĩnh choáng váng, bất ngờ vì trên án thư của ông hiện lên những chồng đơn oan khuất cao chất ngất “ngài cau trán. Chẳng lẽ ở chốn gần mặt trời mà cũng có
nhiều nỗi uẩn khúc, oan khiên thế này” [42, tr.91], hình ảnh đầu tiên Trần Dĩnh bắt
gặp khi nhậm chức đó là hình ảnh “người đàn bà đầu đội khăn tang mà mình lại
mặc áo cưới”. Trong số những tờ đơn mà Trần Dĩnh nhận được, có những lá đơn tố
cáo “Diên Thành hầu chiếm đoạt hơn 200 mẫu đất của nhà chùa và dân phía bắc
vỡ hoang hồ Dâm Đàn” [18, tr.92], vụ án chưa được giải quyết triệt để vì lực lượng
của Diên Thành Hầu quá mạnh, và đây là hoàng thân quốc thích của nhà vua nên vì thế lực quá lớn vì vậy Trần Dĩnh không thể một phá hết án oan che kín cả bầu trời. Chính vì vậy, kết cục, án oan không được giải quyết mẹ con nhà Từ Lộ bị vu oan giá họa khóe vào tội vu cáo Diên Thành Hầu. Điều này quả thật là vô lý, bởi Diên Thành Hầu là nhân vật khét tiếng quyền thế trong dân gian, muốn gì có đó, ngay cả con gái nhà lành Diên Thành Hầu cũng không từ nan. Vậy mà, việc người ta đổ tội oan ức cho Diên Thành Hầu là bị mẹ con nhà Từ Lộ vu oan giá họa thì thật vô lý. Bởi vậy, phải có vây cánh, phải có thế lực thì chính Diên Thành Hầu mới có thể lật lọng, trở mặt, thoát tội trong gang tấc, đổ tiếng oan cho mẹ con Từ Lộ. Máu án oan chảy dài như một dòng sông và chính ngay cả Trần Dĩnh, người nổi tiếng liêm khiết cũng không thể nào giải quyết triệt để vụ án oan này vì quyền lực quá lớn, vượt quá giới hạn của Trần Dĩnh, khiến Trần Dĩnh trở tay không kịp, và vụ án oan vẫn còn đọng lại gây nên sự hằn thù trong lòng Từ Lộ, khiến Từ Lộ đến với con đường học đạo.
Máu còn để chỉ chiến tranh đang diễn ra trong đất nước, đây là cuộc chiến tranh không khoan nhượng, không đơn giản chỉ là cuộc chiến tranh binh đao, đẫm máu lửa dẫn đến chết người mà đây còn là cuộc chiến chống lại những quan tham, lộng quyền trong triều đình. Điều này khiến Từ Lộ không còn tin gì vào phép nước dưới bàn tay của lũ quan tham ô lại. Từ Lộ tự nhận ra những khi mình đang sung sướng trong chăn êm, đệm ấm, ăn những bữa ăn ngập tràn sơn hào hải vị thì cũng là lúc trước mắt Từ Lộ
bàn dân thiên hạ đói khổ trăm bề, cơ cực trăm bề nhưng chính chàng lại không thấu hiểu được điều đó, khiến chàng nảy sinh nhiều suy nghĩ tiêu cực.
Máu còn biểu tượng cho nỗi đau bị ruồng bỏ của Ngạn La khi nằm trong lãnh cung lạnh lẽo và cô độc. Đêm ngày trong lãnh cung, Ngạn La đau nhói lòng vì bị chuột cắn: “Ngón út của bàn chân phải dâng rỉ máu nham nhở vết chuột cắn”
[18, tr.219]. Ngạn La là cô cung nữ tài năng, nhưng lại gặp nhiều bất trắc trong cuộc sống, chính vì vậy cuộc đời của Ngạn La dường như rất gập ghềnh, mệt mỏi nhiều khúc quanh, nhiều sự nhọc nhằn.
Máu còn là hình ảnh hành cước của Từ Lộ - đó là con đường hành cước hun hút từ kiếp trước. “Trên con đường hành cước, mùi máu ở vết thương của Từ Lộ đã
khiến cho lũ chim ăn thịt người ngày càng say máu. Con chim đã sà tới mổ vào đầu Từ. Kiệt sức, Từ choáng váng ngã vật xuống. Từ nhắm mắt lại chờ đợi giờ phút kết liễu cuộc đời mình” [18, tr.31]
Biểu tượng “máu” là biểu tượng thể hiện sự đau thương, mất mát trong cuộc sống của các nhân vật trong tác phẩm. Đồng thời biểu hiện chiến tranh xảy ra liên miên trong tác phẩm, đó là các cuộc nội chiến đẫm máu tranh giành quyền lực, quyền lợi giữa các phe phái, thế lực trong triều đình.