Không gian của những bất hạnh nữ giới

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật nữ trong tiểu thuyết giàn thiêu của võ thị hỏa và từ dụ thái hậu của trần thùy mai (Trang 46 - 48)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.1.1.1. Không gian của những bất hạnh nữ giới

Mở đầu tác phẩm là không gian khắc nghiệt, chết chóc của cung đình với hình ảnh Giàn thiêu. Hình ảnh những cung nữ sẵn sàng nhảy vào biển lửa để chết theo vua, những cung nữ này được miêu tả trong bộ dạng đáng thương: “Hai bầu vú

trần đen sạm trĩu nặng. Từ đầu vú run rẩy rỏ xuống những giọt mồ hôi đặc quánh dưới ánh mặt trời. Những nữ nô lệ này tuổi chỉ vừa đôi tám, tóc vấn cao hình tháp quấn những chuỗi hoa đại trắng, ngang lưng ván xoáy màu vàng lơ lửng đến bụng chân” [18, tr.24]. Đây không phải là không gian chết chóc trên chiến trận của binh

lính mà là không gian chết chóc bởi sự tự nguyện, hi sinh của các cung nữ trên giàn thiêu, các cung nữ vì yêu vua nên chết theo vua một cách mù quáng.

Bao phủ bởi không gian đó là hình ảnh “máu đỏ” trong tác phẩm, đó là màu sắc của sự chết chóc, của sự sợ hãi, của sự kinh hoàng. Hình ảnh đảo Âm hồn - hòn đảo địa ngục được mô tả là nơi các cung nữ sắp đến để bước lên giàn thiêu: “Màu

đỏ chết chóc của sạn đạo đâm thẳng vào ngôi lầu tám mái trắng lợp bằng chín tầng vải sô, trang điểm bằng những búi xơ tre nhuộm đen mang hình âm dương nửa đen nửa trắng” [18, tr.31]- màu đỏ là màu sắc tượng trưng cho chiến tranh, cho tình dục, cho sự tranh chấp về cuộc tranh giành địa vị trong hoàng cung.

Trong lịch sử, lãnh cung là nơi giam cầm những cung nữ, thứ phi thất sủng hoặc phạm tội. Cung nữ, thứ phi là những nhân vật bị đày vào lãnh cung, hình ảnh Ngạn La nằm “co ro” trong lãnh cung thật đáng thương. Ngạn La là cô gái có xuất thân là con của thái sử Lý Trác, nhưng lại có sức cuốn hút riêng đối với những người ở địa vị cao như vua chúa, bởi vì nàng có một dấu hiệu may mắn dành cho tất cả các bậc đế vương trên đời đó là chiếc rốn “chu sa đỗ tể” . Tương truyền rằng ai có được người con gái có chiếc rốn “chu sa đỗ tể” thì sẽ trở thành một người may mắn, hạnh phúc. Đó chỉ là “huyền thoại”. Tuy nhiên, nếu lật lại truy tìm nguồn gốc, người đọc sẽ thấy Ngạn La là nhân vật đã cưu mang anh học trò nghèo khi đi

thi, sau đó anh học trò nghèo thi đỗ thủ khoa, cuối cùng quên mất Ngạn La, lấy cô gái khác làm vợ.

Không gian lãnh cung được miêu tả rất rõ ràng, cụ thể trong tác phẩm:

“Những biệt phòng xây bằng đá cao tám thước dầy hai thước, chỉ có một cửa sổ duy nhất nhỏ bằng hai bàn tay để mỗi khi đêm hết, mặt trời lên thì ánh bình minh lại lạnh lùng chui vào trong vài khắc để để con người xấu số bên trong thêm một lần bị nỗi đau đớn cào xé” [18, tr.220].

Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài, một nhà văn

chuyên viết về cảnh sắc và phong tục miền núi. Tác giả đã miêu tả nhân vật Mị là người phụ nữ có số phận bất hạnh, hẩm hiu khi bị nhốt vào căn phòng tối tăm, với hình ảnh lầm lũi như con rùa rụt cổ, lầm lì, suốt ngày nhìn qua ô cửa sổ với tư tưởng muốn chết, muốn nắm trong tay lá ngón để có thể tự kết thúc cuộc đời mình.

Trong tác phẩm “Cung oán ngâm” của Đặng Trần Côn, tác phẩm thuộc giai đoạn văn học trung đại Việt Nam, người cung nữ trở nên còm cõi, mòn mỏi vì phải chờ đợi sự ân sủng của vua chúa. Nói cách khác, người phụ nữ quá thiệt thòi vì phải hi sinh tuổi trẻ, nhan sắc của mình vì một người đứng đầu đất nước là vua, chúa.

Hình phạt nặng nề của vua chúa dành cho các cung nữ trong lãnh cung đó là lưu đày, chết khô, chết héo trong lãnh cung. Cao hơn là bị chuột gặm cho đến chết, điển hình: “Năm thứ ba đời Tiên hoàng, có một thứ phi phạm tội làm rớt nước yến

vào vạt áo của tiên hoàng trong khi hầu ngài dùng bữa phụ vào giờ thân, Hoàng hậu nổi giận, lập tức tống giam ở lãnh cung này [18, tr.228]. Hình ảnh man rợ chỉ

có trong thời trung cổ, còn thời hiện đại chính sách đã được nhân đạo hơn, được thấu hiểu và cảm thông nhiều hơn không còn man rợ như trước.

Điểm nổi bật trong tác phẩm là cuộc đối thoại lịch sử giữa vương phi Ỷ Lan và Dương Thái hậu. Cuộc cật vấn diễn ra trong lãnh cung như một sự đối chất giữa hai con người có ân oán với nhau trong cuộc đấu đá triều chính khiến cho sự thật được phơi bày, bức tranh chính trị thời cuộc được mở ra khiến cho nhiều người phải ngỡ ngàng vì tâm địa của con người trong cuộc đấu tranh chính trị một mất một còn, khi không ai khoan nhượng, dung túng cho bất cứ ai.

vị, quyền lực. Cuộc chiến giữa các bà vợ của đức vua nhằm thâu tóm, thống trị quyền lực. Suy cho cùng, cuộc chiến chốn hậu cung cũng vì lợi lạc cho các thế hệ sau, vì một thế hệ phát triển sau này, văn minh hơn và phát triển hơn

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật nữ trong tiểu thuyết giàn thiêu của võ thị hỏa và từ dụ thái hậu của trần thùy mai (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)