B. PHẦN NỘI DUNG
2.1.1.2. Không gian tình yêu và những khao khát giới tính
Không gian tình yêu được xây dựng để tạo nên câu chuyện tình yêu đẹp giữa Nhuệ Anh và Từ Lộ. Cặp đôi này đã hẹn ước với nhau trong đêm Nguyên tiêu. Bối cảnh không gian được xây dựng lộng lẫy, xa hoa, được trang trí một cách khá cầu kì qua sự quan sát tỉ mẩn, cẩn thận của tác giả: “Đêm nguyên tiêu năm nay, triều đình
mở hội đèn Quảng chiếu ở sân Long Trì. Tăng ni nối nhau đi quanh đèn tụng kinh, niệm phật. Quan viên thắp hương làm lễ “chầu đèn”. [18, tr.57]
Không gian được rộng mở thêm qua các địa điểm: “Tử Cấm Thành lộng lẫy
uy nghi tỏa rạng vàng son… Bao quanh Tử Cấm Thành là Thúy Hoa cung, ghênh xuân cung, Long Đức cung, Long An điện và Long Thụy điện. Tại chính Dương lầu, Giảng võ điện, Tập Hiền điện và trên bốn cổng thành Đại Hưng, Tường Phù, Quảng Phúc, Diên Đức, đều kết hàng chuỗi đèn lồng nhỏ tỏa ánh bạc như sóng sông Ngân lững lờ tỏa ra các hướng trên bầu trời”. [18, tr.60]. Trò chơi trong đêm
nguyên tiêu diễn ra trong lễ tình nhân được tái hiện rõ ràng: “Quan ngũ phẩm cho
phép con gái yêu cầm đèn lồng đi chơi khoảng một canh, có người hầu gái tháp tùng. Nhuệ Anh tiểu thư rạng rỡ mặt mày, cả ngày nói cười ríu ran như chim hót. Nàng đã hẹn gặp Từ Lộ. Mỗi người sẽ mang theo một chiếc đèn lồng để làm hiệu nhận ra nhau trong đêm” [18, tr.57].
Vì yêu nhau nên trong tác phẩm có xuất hiện hình ảnh “đèn lồng Mỹ Nhân” tượng trưng cho hình ảnh người con gái đẹp: “Lá mai mới lìa cành màu vàng sẫm tơi bời liệng trong gió xuân. Mỹ nhân mặc áo thiên thanh, quần tha thướt xếp nếp màu hồng đào rẻ trên mặt đất. Eo lưng thon bó trong dây lưng lụa ngũ sắc kết nút bên hông buông chùng tới tận gót chân. Búi tóc nặng trĩu cuốn cao trên đầu cũng cài một cành chín bông mai trắng”. [18, tr.55].
Hình ảnh Đèn lồng Mĩ Nhân và Cây sáo tiêu tương là những hình ảnh, những dấu hiệu để Từ Lộ và Nhuệ Anh nhận ra nhau, trong đêm nguyên tiêu. Đây là sự sắp xếp của hai bên gia đình dành cho Nhuệ Anh và Từ Lộ, nhưng cuộc sống đôi khi
không giống những gì chúng ta nhìn thấy, điều mỗi người mong muốn chưa chắc đã trở thành sự thật.
Khi Nhuệ Anh và Từ Lộ chưa kịp gặp nhau, công tử Lý Câu xuất hiện đã cưỡi ngựa dẫm đạp lên cây đèn lồng của Nhuệ Anh – món quà tình yêu của Nhuệ Anh dành cho Từ Lộ. Hình ảnh “16 cây đèn lồng vụt tắt” đã là một dấu hiệu cho thấy tình yêu của Nhuệ Anh và Từ Lộ tan vỡ ngay trong chốc lát. Điều này, do âm mưu, thủ đoạn của Diên Thành Hầu tạo nên, để buộc công tử Lý Câu phải lấy được Nhuệ Anh, người giật giây đằng sau là Đại Điên pháp sư khiến cho tình yêu của Từ Lộ và Nhuệ Anh tan vỡ, bởi Đại Điên đã biết trước sau gì Từ Lộ cũng sẽ trở thành một mối nguy hại cho Đại Điên, bởi chỉ có trời mới trừng phạt được Đại Điên.
Món quà Nhuệ Anh tặng Từ Lộ đó chính là cây sáo “Tiêu tương”, vì yêu
tiếng sáo của nhân vật Từ Lộ với khúc “Phượng cầu hoàng”, mà Nhuệ Anh đã thuê người lên núi Yên Tử tìm khóm trúc tiêu tương, chọn một loại đẹp nhất mang về làm chiếc sáo tặng cho chàng. Cây sáo này chàng luôn đeo bên người, nâng niu còn hơn báu vật.
Không gian đêm Nguyên tiêu trong lễ tình nhân thật đẹp, lung linh huyền ảo với đàn, sáo, nhạc đã tạo nên một không gian tình yêu mơ mộng, tràn đầy cảm xúc, hòa hợp tâm hồn của đôi bạn trẻ. Không gian này tạo cho mỗi người đọc cảm giác được lạc về không khí xa xưa, tạo nên một khoảng không gian huyền ảo, xua tan bao nỗi cay đắng, cực nhọc trong cuộc đời. Tuy nhiên, đêm nguyên tiêu trong tình yêu của Từ Lộ và Nhuệ Anh không trọn vẹn bởi hình ảnh cây đèn Mỹ nhân “bị cặp
móng ngựa dập xuống vỡ tan tành trong nháy mắt. Phía sau hai đầu ngựa vang lên một tràng cười” [42, tr.63].