Biểu tượng nước

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật nữ trong tiểu thuyết giàn thiêu của võ thị hỏa và từ dụ thái hậu của trần thùy mai (Trang 66 - 70)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.3.1.3.Biểu tượng nước

Khảo sát qua mẫu gốc lửa và nước trong Giàn thiêu của Võ Thị Hảo, in trong cuốn Tự sự học phần II, Trần Đình Sử chủ biên, khẳng định: “Hai mẫu gốc lửa và

nước đó tập trung soi sáng và làm nổi bật hai không gian nghệ thuật đặc trưng: Không gian lễ nghi, không gian vô thức có sức ám sảnh sâu sắc…Hai mẫu gốc Lửa và nước còn góp phần đáng kể trong việc xây dựng một thế giới nhân vật của đời sống hôm nay, từ những con người có thật trong lịch sử quá khứ xa xôi” [45, tr.35].

Nước còn biểu hiện trong những giọt nước mắt của sư bà Nhuệ Anh khi nhìn thấy vua Trần Nhân Tông hóa hổ, nước mắt cũng mang chức năng tái sinh. Những giọt nước mắt của sư bà Nhuệ Anh làm vua Trần Nhân Tông thức tỉnh: “Nước mắt

của sư bà tưới lên người đức vua. Vua run rẩy, và kì lạ giọt nước mắt chảy đến đâu, những đám long vằn vệt tuột ra từng đám, rồi lột hết, lộ ra thân hình của đức vua trắng xanh, nho nhã” [18, tr.462], đó là giọt nước mắt của cái thiện thanh tẩy, gột

sạch cái ác, giọt nước mắt “từ bi” từ đạo Phật gột rửa hết những thứ nhơ bẩn, tội lỗi trong vua Trần Nhân Tông. Giọt nước mắt của Nhuệ Anh là giọt nước mắt đầy đau khổ, chất chứa biết bao hờn ghen, bi thương và tủi nhục trong cuộc đời. Đó là sự thất vọng, đổ vỡ trong tình yêu, là sự căm ghét những sự cố chấp, cưỡng bức trong hôn nhân khi bị Diên Thành Hầu bắt cưỡng hôn. Nước còn biểu hiện mối tình thủy chung giữa chàng cá bơn “tội nghiệp”, chung tình với Nhuệ Anh nhưng cuối cùng phải đón nhận một cuộc đời cầm tù trong phận cá, bởi muốn được đặc ân ai cũng phải chết. Tình yêu của Nhuệ Anh dành cho Từ Lộ là tình yêu của trai tài gái sắc, của cặp đôi xứng đôi vừa lứa cân bằng về gia thế, về tài năng và về địa vị. Còn tình yêu của Nhuệ Anh dành cho chàng Cá bơn là tình yêu thương của người tình đối với một người tình trong lúc khó khăn nguy khốn.

Trong hệ cổ mẫu nước, hình ảnh nước còn khiến người đọc liên tưởng đến hình ảnh cái giếng – nơi Chúa Giê su đi qua từng đưa nước cho người phụ nữ Semaria uống, đó là giếng nước của ân sủng, với người Bambara đó là sự biểu hiện của chiều sâu trí thức và sự im lặng, và bí mật. Trong truyện Cổ tích Việt Nam, giếng nước còn là nơi thể hiện phép màu thần kì, nơi cô Tấm nuôi con cá bống, và khi con cá chết đi Tấm đem xương đi chôn cho vào mỗi lọ, và khi đến dự dạ hội, mỗi lọ xương lại chứa đựng những đồ dùng càn thiết để Tấm có thể đến đúng lễ hội do nhà vua tổ chức. Biểu tượng nước biểu hiện cổ tích vẫn tồn tại trong sách vở, thực tế thì khắc nghiệt, tuy nhiên khi đọc những trang văn thấm đẫm cổ tích người đọc dường như quên đi một chút khắc nghiệt, một chút tẻ nhạt đời thường để có thể có những giây phút giải lao thú vị, quên đi những khắc nghiệt trong đời sống thường ngày. Tuy nhiên, sắc màu cổ tích không làm cho người đọc bị ảo tưởng, quên mất chính bản thân mình, hay tạo nên sự mộng mơ trong cuộc sống khiến người dân rong chơi theo tháng ngày, mà thay vào đó nó khiến cho tâm hồn họ trở nên phong phú, có thêm niềm tin vào sự thiện lương ở con người để có thể tiếp tục vươn lên trong cuộc sống.

Nước còn biểu hiện tình yêu say đắm đầy nhục cảm giữa Từ Lộ và Nhuệ Anh, đó là những cơn hoan lạc đầy say mê, ngập tràn trong tình yêu: “Từ Lộ bước

tìm bàn tay nhỏ nhắn của Nhuệ Anh được giấu kín trong tay áo bông chần bằng lụa hồng. Đắm đuối nhìn vào mắt nhau. Đêm họa đăng rạng rỡ của kinh thành giờ đây dường như thu cả vào trong mắt của cặp trai tài gái sắc. Thiên hạ biến mất” [18,

tr.63]. Nước còn biểu hiện sự ăn chơi của công tử Lý Câu lừng danh khắp thiên hạ, với những cuộc hoan lạc không ngừng nghỉ suốt ngày đêm. “Chưa qua hai mươi tuổi mà trong nhà công tử Lý Câu đã nuôi một lũ nàng hầu con hát lả lướt khêu gợi đủ vẻ. Âý thế mà ra đường gặp con nhà gái nhà lành mặt mũi tươi tắn là lập tức cho gia nhân túm tóc lôi tay về dinh thự ép chuyện mây mưa rồi thả ra” [18, tr.108]. Nước còn biểu hiện cho lối sống tình dục thái quá của vua Thần Tông để đến mức độ bị hóa hổ: “Đức vua đang ngồi chổm hổm trên long sàng, hai mắt đỏ độc long

lên, răng nhe trắng nhởn và bên mép nhoe nhoét máu…vua hóa hổ” [18, tr.296]. Cung nữ Ngạn La bị vu oan là yêu nữ mê hoặc vua chúa, khiến vua chúa đứng ngồi không yên, si mê nàng từ cái nhìn đầu tiên khi lần đầu tiên chạm mặt nàng trong rừng. Ngạn la có “chiếc rốn chu sa đỗ tể” là điều mang lại may mắn cho các bậc đế vương, chính vì vậy khi Ngạn La bị đưa lên hành hình bằng một nghi lễ truyền thống: “Pháp sư giơ con gà bị cứa cổ lên lò lửa. Trong tiếng xèo xèo và mùi khét lẹt

của máu gà bị thiêu đốt, trong tiếng đập cánh tuyệt vọng của con gà trắng đang chờ cái chết chầm chậm, nghiễn ngẩm ra khỏi thân mình, qua những giọt máu rỉ rả chảy ra, Pháp sư lớn tiếng nhìn vào người Ngạn La và đọc những câu kinh lớn”

[18, tr.307], dứt lời pháp sư vớ lấy những chiếc roi dâu trên miệng hú lên, vừa hú vừa thẳng tay quật vun vút vào người Ngạn La. Theo tín ngưỡng dân gian, gỗ cây dâu tương truyền có phép trừ tà ma quỷ, nên các thầy pháp thường sử dụng cây dâu để trừ tà ma, tránh vía nặng, là biểu tượng của nền văn minh lúa nước.

Theo “Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới”, ở nước Trung Hoa cổ đại, cây dâu là nơi ở của các mẹ mặt trời, và là nơi qua đó vầng dương lên. Theo thời gian, cây dâu tằm đã trở thành một biểu tượng văn hóa của nhân loại, và là nguồn gốc của cả một cuộc cách mạng văn hóa – kinh tế có tầm vóc từ thời trung đại, và đó là nguồn gốc của con đường tơ lụa nổi tiếng. Hình ảnh cây dâu tái hiện lên hình ảnh có trong văn truyền thống đó là hình ảnh người vợ nuôi chồng, quay tơ dệt vải để nuôi chồng bền chí, bền gan học thành tài, còn người vợ chốn khuê các thì mượn

hình ảnh cây dâu ngóng chồng nơi sa trường: “Ngàn dâu xanh ngắt một màu/ Lòng

chàng ý thiếp ai sầu hơn ai” (Trích Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm). Hình ảnh

cây dâu còn khiến người đọc liên tưởng đến hình ảnh bãi bể nương dâu, thể hiện những biến đổi thay đổi của con người, cuộc sống, trong cuộc đời, nói về sự thay đổi sự biến thiên không ngừng nghỉ trong cuộc sống.

Nước được xem là đứa con của đất vì nó rơi xuống thành mưa và ở lại với con người. Hình ảnh của nước được thể hiện rất rõ trong các tác phẩm: Con rồng cháu tiên, Đẻ đất đẻ nước, Mị Châu - Trọng Thủy. Nước là nguyên tố đầu tiên xuất

hiện trong bốn yếu tố chính của vũ trụ đó là: Nước, lửa, khí, đất. Hình tượng của nước khơi dậy những sự mộng mơ, vĩnh cửu về sự che chở, ấm áp và thuần khiết.

“Nước là dạng thức thực thể của thế giới, là nguồn gốc của sự sống và là yếu tố tái sinh thể xác và tinh thần, là biểu tượng của khả năng sinh sôi, nảy nở, của tính thanh khiết, tính hiền minh, khoan dung và đức hạnh” [Biểu tượng văn hóa thế giới]. Nước tuôn trào trên những trang văn của Võ Thị Hảo làm thành biểu tượng.

Nước ám ảnh tâm linh của con người, làm thành văn hóa, nước lay động mỹ cảm của con người, làm thành văn chương nghệ thuật.

Trong tác phẩm “Giàn thiêu” của Võ Thị Hảo, dòng sông được xuất hiện

nhiều lần, là minh chứng cho tình yêu của Nhuệ Anh và Từ Lộ. Trên chiếc bè trôi theo dòng nước, Từ Lộ và Nhuệ Anh đã trao cho nhau tình yêu thăng hoa mãi mãi, họ trao cho nhau những gì nồng thắm nhất “một lần và mãi mãi”. Kết cục trong tác phẩm, sông đã hóa thành thủy thần cuốn trôi người con gái xinh đẹp Nhuệ Anh. Khi Nhuệ Anh gặp nạn, Nhuệ Anh may mắn gặp được chàng cá bơn. Chàng cá bơn, đây là một nhân vật “dễ thương”, nhưng số phận của nhân vật này không được may

mắn, và dễ dàng. Chàng cá bơn sinh được hơn ba tháng, mẹ đã thở hơi cuối cùng. Hình ảnh chàng cá bơn là biểu hiện cho một tình yêu thủy chung son sắt, đây là

người đàn ông của yêu thương, hai niềm yêu lớn nhất của cuộc đời chàng là người mẹ cá đã cứu chàng thoát chết và cô gái lao xuống nước đẹp như một con cá. Chàng đã sống trọn vẹn cho hai niềm thương ấy.

Nhuệ Anh được anh chàng Cá Bơn cứu sống làm sư bà cảm động. Sông còn là biểu tượng cho những cuộc hành trình. Hành trình của vạch mặt kẻ thù Tăng Đô

Án Từ Vinh, hành trình học đạo của ba người: Từ Lộ, Giác Hải và Minh Không. Hành trình đi tìm con cá đẹp nhất của chàng Cá Bơn, hành trình cầu mưa của sư bà Nhuệ Anh. Chàng cá bơn là nhân vật vốn dĩ không bao giờ thiếu nước, thế giới với chàng là những dòng sông và hai con cá đẹp nhất, thiếu nó thế giới không còn có nghĩa lý gì đối với chàng.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật nữ trong tiểu thuyết giàn thiêu của võ thị hỏa và từ dụ thái hậu của trần thùy mai (Trang 66 - 70)