B. PHẦN NỘI DUNG
2.3.2. Biểu tượng Quyền lực đế vương trong tác phẩm Từ Dụ thái hậu của Trần
Thùy Mai
2.3.2.1.Biểu tượng “Ấn vàng hoàng hậu”
Minh Mạng muốn phong Hiền phi làm hoàng hậu nên đã bí mật cho đúc ấn vàng. Vượt qua biết bao nhiêu cuộc đấu đá tranh giành, những tưởng cuối cùng Hiền phi nhận được ân sủng vào vị trí hoàng hậu. Tuy nhiên, thái hậu Trần Thị Đang can thiệp : “Nghe đây: Nếu Hiền tần quả là có công, xứng đáng gì gì đi nữa
cũng chỉ nên phong lên tước Nhị giai phi là cùng lắm rồi. Chưa hết. Đã phong mẹ của Miên Hoằng làm Nhị giai Hiền phi, thì phải phong mẹ của Miên Tông lên làm Nhất giai Thần phi mới được. Chỉ có Hồ Thị Hoa, mẹ quá cố của Miên Tông là xứng đáng làm vợ cả của hoàng thượng mà thôi”. [26, tr.20] Chiếc Ấn vàng hoàng
thể hiện sự ân sủng của hoàng đế đối với hoàng hậu.
Vào thời Minh Mạng vua cho đúc đến 15 chiếc ấn vàng nhằm thể hiện quyền lực và tài sản của nhà vua trong hoàng cung.
Chiếc Khánh chạm phượng là vật Minh Mạng ban cho Phạm Thị Hằng với
mong muốn Hằng sinh con trai, tuy nhiên thực tế lại khác, Hằng sinh con gái vậy nên tất cả mọi người đều đoán đồn rằng Hằng là “chính thê thảm”.
Thái hậu ban cho Hằng và Cam Lộ hai gói để lựa chọn xem ý Trời sẽ chọn ai làm chính thất. Cam Lộ hớn hở nghe lời Hạnh Nhi chọn gói màu vàng nhưng cuối cùng bốc trúng chiếc khánh chạm hoa, còn chiếc khánh chạm phượng lại được Phạm Thị Hằng chọn. Thái hậu đã lệnh cho Hạnh Nhi rỉ tai vào Cam Lộ khiến Cam Lộ nhanh nhảu nghe lời chọn chiếc khánh chạm hoa. Chiếc khánh chạm phượng mang ý nghĩa Thái hậu ngầm chọn Hằng làm chính thất còn Cam Lộ chỉ làm thứ phi. Tiêu chí chọn chính thất dựa trên trí tuệ và năng lực của người đó, chứ không phải là sinh con trai hay sinh con gái.