Nhân vật Ỷ La n Nhân vật “giải thiêng” huyền thoại trong lịch sử

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật nữ trong tiểu thuyết giàn thiêu của võ thị hỏa và từ dụ thái hậu của trần thùy mai (Trang 32 - 40)

B. PHẦN NỘI DUNG

1.2.3.1. Nhân vật Ỷ La n Nhân vật “giải thiêng” huyền thoại trong lịch sử

Huyền thoại là sản phẩm của văn hóa nguyên thủy, gắn liền với đời sống tinh thần, đời sống tâm linh của cư dân nguyên thủy. Giải huyền thoại luôn gắn liền với cảm hứng giải thiêng. Giải huyền thoại thường hướng đến các sự kiện và các nhân vật lịch sử. Nếu như trong chính sử, các nhân vật lịch sử thường được khắc họa ở phương diện công lao, đóng góp to lớn đối với đất nước, hoặc trong dã sử hay truyền thuyết, nhân vật lịch sử thường được khắc họa bởi sự phi thường, bởi thái độ ngưỡng vọng của nhân dân. Trong tiểu thuyết nhân vật lịch sử được khai thác ở phương diện trần tục, thô nhám. Trong tác phẩm của Võ Thị Hảo, nguyên phi Ỷ Lan được khai thác ở phương diện khác. Đó là phương diện một con người “bình

thường” thoát khỏi sự cao quý thường ngày để bộc lộ những ham muốn và tham

vọng quyền lực của mình.

Nguyên Phi Ỷ Lan là một nhân vật đầy quyền lực, xuất thân hèn kém nhưng lại có nhiều tham vọng, và muốn thao túng triều đình, tuy nhiên mọi kế hoạch của bà đều thất bại và không giành được quyền lực như mong muốn, bởi vậy khi bà mất hình ảnh của bà hiện lên thật già nua, xấu xí.

Nguyên phi Ỷ Lan xuất thân là một cô gái bán dâu, tài sắc vẹn toàn, vào cung bằng tài năng và trí thông minh của mình lại có tham vọng thống trị thiên hạ. Tuy nhiên, những mưu kế và kế hoạch của Ỷ Lan không thành công vì trong triều còn có những người muốn chiếm vị trí của bà và ngăn cản không cho năng lực của bà được phát huy. Không phủ nhận tài năng của Ỷ Lan bởi tài năng của bà, vươn lên từ nghèo khó, bà quá hiểu một chân lý từ ngàn đời để lại, nếu con gái không được học hành đàng hoàng thì chắc chắn sẽ mãi mãi chịu kiếp nô lệ, bị khinh rẻ, bị xem thường.

Từ bốn phía bà bị bao vây rất nhiều hướng nhưng bằng tài năng bà vẫn vươn lên trở thành người đứng đầu hậu cung: “Ôi, Ỷ Lan! Âm phủ đã mười năm mà sao

ngươi vẫn còn chưa từ bỏ những tham vọng hão huyền! Một người đàn bà sắc sảo như ngươi mà lại không biết rằng thiên hạ thờ người chết, thật ra thiên hạ mượn thây người chết mà dùng cho những mục đích của họ đấy mà thôi”. [18; tr.240]. Tuy nhiên, nguyên phi Ỷ Lan là một nhân vật nữ có tâm địa không tốt, nhân vật này có dã tâm và muốn thống trị thiên hạ, nắm quyền bính trong tay. Nhưng đó chỉ là góc nhìn của tác giả theo hướng “giải thiêng” huyền thoại, muốn bóp méo lịch sử

khiến cho người đọc có những cái nhìn lệch lạc về Ỷ Lan, bởi vì xét cho đến cùng những cống hiến và đóng góp của Ỷ Lan dành cho triều đình, đất nước nhiều hơn tội lỗi bà đã gây ra. Bởi suy cho cùng phụ nữ dù mạnh mẽ và quyền lực đến đâu, thì trái tim luôn yếu mềm trước người đàn ông yêu mình. Bởi vậy từ bao đời nay những cuộc chiến hậu cung đẫm máu suy cho cùng không phải vì tranh giành địa vị, quyền lực hay tiền bạc mà là để chinh phục trái tim của người đàn ông mình yêu bằng trí tuệ và tài năng của mình.

Ở Ỷ Lan, người đọc nhìn thấy một người phụ nữ hiện đại, hiện đại từ bên trong bởi tư tưởng mới mẻ, tư tưởng của triết học hiện sinh phương Tây. Xuất thân bần hàn, nghèo khó nhưng tâm trí không hề nghèo khổ, luôn luôn hướng đến những điều mới mẻ, hiện đại trong cuộc sống, đặc biệt luôn đảm bảo sự công bằng, minh bạch cho nhiều người không muốn bất cứ ai phải thiệt thòi trong cuộc sống.

Trong tác phẩm, Võ Thị Hảo có đề cập đến chi tiết nguyên phi Ỷ Lan vì lòng ghen tuông mà ra tay bức hại thái hậu họ Dương cùng 76 cung nữ trẻ đẹp tạo nên mối hoài nghi về nhân vật lịch sử này vốn được người đời ca tụng về nhân cách và phẩm chất đạo đức.

Dưới góc nhìn của Võ Thị Hảo, tác giả đã rất công bằng khi đánh giá về công và tội của nhân vật này. Về công, Ỷ Lan là “người đàn bà tuệ mẫn, sáng láng,

lại quyền bính trong những năm chấp chính, trị nước, thay đức Thánh Tông đi đánh giặc bình định đất phương Nam” [18, tr.133]. Bà từng dìu dắt Nhân Tông mới 7

tuổi lên ngôi vua cai trị đất nước, lập nhiều chiến công lẫy lừng... Đồng thời cũng là một người đàn bà tham vọng, nhỏ nhen, tàn nhẫn. Để đạt được quyền lực số một thiên hạ, bà đã bất chấp mọi thủ đoạn, sẵn sàng làm bao việc ác, “kẻ nào ngáng đường dù chỉ là vô tình, kẻ đó phải chết” [18, tr.235].

Dưới thời Ỷ Lan sinh sống, đạo Phật được trọng vọng với chủ trương sống hòa bình, từ bi, hỷ xả với mọi người. Đặc biệt, với người có địa vị, quyền lực như Ỷ Lan thì càng phải tuân thủ theo hướng từ bi hỉ xả của đạo Phật. Tuy nhiên, trong tác phẩm có đoạn miêu tả sự lạnh lùng, thờ ơ cuả Ỷ Lan trước việc Từ Lộ kêu oan, với hình ảnh dáng người tiều tụy, quần áo xộc xệch, tay cầm bức huyết thư, tiếng kêu oan khuất dội lên thống thiết và từ đôi mắt, dòng máu nhuộm đỏ khuôn mặt. Tuy nhiên, thái hậu Ỷ Lan không động chút trắc ẩn, nhân vật nói trong lạnh lùng: “Các

ngươi cứ theo phép nước mà thi hành... thôi dọn kẻ này đi” [18, tr.150], sau đó, bà “nghĩ sang việc khác, miệng bà mím chặt”. Một người theo Phật giáo, sùng bái Phật

giáo lại đứng ở vị trí cao nhất của ngôi báu, nhưng lại có một thái độ thờ ơ như vậy thì thật đáng buồn. Và kể từ đó, Từ Lộ, một nhân vật đã từng ngây thơ, từng cả tin và có niềm tin mãnh liệt vào công lý, nay trở về trạng thái thất vọng, sầu não: “Vẻ thờ ơ của đức hoàng thượng và của đức Ỷ Lan thái hậu như nhát gươm xóc thẳng vào ngực chàng. Những bàn tay được thần dân ngưỡng mộ như thần thánh nay đã phũ phàng ném mảnh lụa thấm đầy máu và nước mắt của mẹ con chàng xuống chân voi, vó ngựa” [18, tr.161]. Từ góc nhìn của nhân vật Ngạn La, hình tượng đẹp đẽ,

cao quý của Ỷ Lan đã biến mất, thay vào đó là sự hiện diện của một Ỷ Lan: “già

nua, đầy nếp nhăn, co rúm lại vì đau đớn. Những tiếng rên bật ra từ đôi môi quyền uy của thái hậu” [18, tr.232]. Dương thái hậu là nạn nhân trong cuộc chiến chốn

hậu cung với Ỷ Lan, khi đối mặt với Dương thái hậu, Ỷ Lan bộc lộ rõ bản chất con người mình. Từ chỗ một con người bị Ỷ Lan hại chết, giờ đây Dương thái hậu lại trở thành người chất vấn và xem Ỷ Lan là tội đồ. Con người của Ỷ Lan đã được

“bóc trần” không hoàn toàn cao quý và không hoàn toàn cao sang, mà đằng sau đó

vẫn có những góc khuất, những mặt trái của một trong những người phụ nữ quyền lực nhất trong lịch sử vua Trần Nhân Tông. Bằng tư duy phản tư, Võ Thị Hảo đã làm thay đổi nhận thức của người đọc qua những tượng đài lịch sử, “giải thiêng”

nhân vật như Ỷ Lan. Đưa nhân vật từ chốn uy nghiêm, cao sang quyền quý, sang chốn thế tục, trần thế.

Phức cảm Ơ - đíp là thuật ngữ được Simund Freud sử dụng trong lý thuyết phát triển tâm lý tính dục ở trẻ. Thông thường lý thuyết này được hiểu là bé trai yêu mẹ và muốn chiếm vị trí của cha. Tuy nhiên vẫn có một giả thuyết khác theo Horney (1924) và Thomson (1943) thay vì các cô gái muốn có dương vật, điều họ thực sự ghen tị là địa vị vượt trội xã hội của nam giới. Giả thuyết này được áp dụng khá rõ ràng trong tác phẩm của Võ Thị Hảo, thông qua các nhân vật nữ trong tác phẩm.

Cụ thể, nhân vật Ỷ Lan có xuất thân “thấp hèn” theo quan niệm thời bấy giờ trong xã hội phong kiến. Đây là cô gái “hái dâu” được nhà vua yêu mến, nhà vua

yêu mến Ỷ Lan không chỉ bởi ngoại hình xinh đẹp của Ỷ Lan mà còn bởi tài trí của cô. Tuy chỉ là một cô gái hái dâu nhưng Ỷ Lan đã chứng minh được năng lực của

mình trong quá trình thâu tóm triều chính trong cung, và quyền lãnh đạo hậu cung. Trong lịch sử hoàng cung nhà Lý bấy giờ, việc thái hậu Ỷ Lan hai lần nhiếp chính có ý nghĩa rất quan trọng, điều này mang ý nghĩa xấu: Một là triều đình thất thủ, không ai nắm quyền lực, dễ xảy ra chiến tranh. Hai là bên cạnh đó, Ỷ Lan còn được “giải thiêng” trở thành một con người bình thường, không còn trở thành con người huyền thoại cao quý, một nhân vật có mặt tốt, mặt xấu biết ghen tuông, hờn giận, biết dùng mưu kế, thủ đoạn để có thể trừ khử những phi tần ở bên cạnh nhà vua. Ba là chuẩn bị cho một cuộc hôn nhân, khẳng định, giành lấy chủ quyền về đất đai, tránh sự thôn tính, đô hộ của ngoại bang xâm lược.

Bên cạnh đó, còn có nhân vật Lê Thị Đoan, là một trong những nhân vật cũng mang đậm chất “nam tính”, đây là nhân vật dám cả gan phá bỏ luật lệ của

triều đại phong kiến, dám giả trai đi thi chống lệnh vua, dùng cây bút của mình để viết nên “tà thư”, nhưng thực ra là Lê Thị Đoan viết đúng sự thật, viết thẳng chứ không viết những điều không có thực!

Nhân vật tiếp theo là Hoàng Thái Hậu họ Dương, bóng ma hiện hình về đối chất với Ỷ Lan, đây là nhân vật không đội trời chung với Ỷ Lan: “Đây là cung Thượng Dương ngày trước. Con đang ở cái nơi mà cách đây 54 năm, ta và bẩy mươi sáu thị nữ tội nghiệp này bị Nguyên phi Ỷ Lan và Đức hoàng đế Nhân Tông lúc ấy vừa lên ngôi bức tử, buộc phải làm mồi cho đàn chuột đói” [18, tr.79]. Ngạn

La rùng mình, những con mắt đỏ như than của lũ chuột lại hiện ra trước mắt nàng. Những móng chân khua ràn rạt trên sàn đá lại xiết óc nàng. Cuộc đối chất giữa Ỷ Lan và Hoàng thái hậu họ Dương thực chất là cuộc đối chất của Ỷ Lan với chính mình, về cái ác và thủ đoạn đang tồn tại trong chính bản thân mình. Đó là sự tự thú về xuất thân từ địa vị thấp kém, sự tự ti, về địa vị trong hoàng tộc, là sự chứng tỏ năng lực bản thân muốn vươn lên từ vũng bùn lầy trong dân gian để có thể đứng vững trong xã hội, tạo tiếng vang giữa đời, như nhà thơ Nguyễn Công Trứ đã từng thốt lên rằng: “Kiếp sau xin chớ làm người/ Làm cây thông đứng giữa trời mà reo” để khẳng định chỗ đứng, địa vị của mình trong xã hội.

Tuy nhiên, trong quá trình “giải thiêng” lịch sử cần phải có sự cẩn trọng.

Bởi giải thiêng lịch sử luôn có sự “phân tích, cảm nhận, luận giải, thụ hưởng lịch sử”. Nếu giải thiêng không đúng sẽ gây ra sự hiểu lầm và hỗn loạn đối với độc giả.

Những tư liệu lịch sử chỉ là cơ sở để tác giả tạo nên những nhân vật lịch sử trong tác phẩm lịch sử được viết lại dưới góc nhìn và lăng kính của tác giả phù hợp với thời đại và con người.

1.2.3.2. Nhân vật Nhuệ Anh - Người phụ nữ dâng hiến cho tình yêu

Thời đại phong kiến, người cung nữ ở trong khuê phòng chỉ biết may vá, chỉ biết ngồi yên chờ chồng về, thờ cha. Bởi vậy, người con gái chủ yếu dựa vào tình yêu với người chồng để có thể sống và tồn tại.Vì thế, trong xã hội phong kiến mới nảy sinh ra nhiều hệ lụy về tình cảm, do đó trong tình yêu người con gái là người chịu nhiều thiệt thòi nhất. Người đọc có thể bắt gặp hình ảnh Nhuệ Anh trong tác phẩm “Giàn thiêu” của Võ Thị Hảo.

Nhuệ Anh là một tiểu thư có tài năng khiến cho những người khác phái phải say đắm, mê mẩn. Nhuệ Anh yêu Từ Lộ say đắm sẵn sàng hiến dâng cho Từ Lộ, nhưng vì gặp phải biến cố, hoàn cảnh khắc nghiệt mà cuối cùng Nhuệ anh không đến được với Từ Lộ bị buộc phải gả cho Lý Câu. Trong đêm hợp cẩn với Lý Câu, Nhuệ Anh đã bỏ trốn.

Trong tác phẩm Giàn thiêu của Võ Thị Hảo, cung nữ Nhuệ Anh là một cô

gái si tình và đầy đam mê trong tình yêu, nàng yêu say đắm chàng trai Từ Lộ, nhưng tình yêu của hai người này không hề trọn vẹn. Nhuệ Anh lại có một mối tình với người đàn ông cá bơn khi bị lưu lạc:“Nhuệ Anh ở lại căn lều với người đàn ông

cá bơn. Nàng nhìn trăng và mặt trời để nhớ ngày tháng. Cái nhìn thiểu não và cái miệng của một con cá khô. “Cô là mẹ tôi. Cô là con cá đẹp nhất. Tôi thờ cô!”. Anh ta nói. Làn da tay của anh ta vẫn trắng bạc và lạnh như thân mình một con cá”.

[18, tr.115] Nhuệ Anh là người phụ nữ yếu đuối và sẵn sàng hi sinh vì tình yêu, tình yêu của Nhuệ Anh không phải là thứ tình yêu của tầng lớp tài tử – giai nhân trong xã hội ngày xưa, mà đây là thứ tình yêu xuất phát từ trái tim chân thành. Dung nhan nàng hiện lên trong nét bút ngập tràn yêu thương của Từ Lộ: “cái thần thái của đường mày màu khói nhạt đa đoan đến não lòng”, cũng được cảm thấu và truyền

tải trên cây đèn lồng của mỹ nhân. Điều này chứng tỏ sự trân trọng của người yêu và sự hòa quyện giữa hai tâm hồn. Tuy nhiên, tình yêu của Nhuệ Anh dành cho Từ Lộ là chân thành trọn vẹn, nhưng tình yêu này kéo dài không bao lâu. Gia đình của Từ Lộ xảy ra bi kịch buộc Từ Lộ phải chia tay Nhuệ Anh vì không muốn Nhuệ Anh

bị liên lụy. Sau đó Nhuệ Anh lại rũ bỏ tất cả vàng bạc, phú quý, sự giàu sang, yên ổn để tìm kiếm hạnh phúc của đời mình.

Tác phẩm của Võ Thị Hảo viết về những nhân vật nữ thời phong kiến, thế nhưng nhân vật nữ thời phong kiến luôn muốn kiếm tìm một nơi ổn định, một gia đình quyền thế để có thể nương tựa, nhưng nhân vật Nhuệ Anh lại được xây dựng khác đây là nhân vật nữ trọng tình cảm, tình yêu hơn vật chất. Một nhân vật dám yêu, dám đi tìm kiếm tình yêu của mình mà không hề e ngại hay ngần ngại khổ sở, dám bứt phá mọi lề thói phong kiến để có thể nắm lấy tình yêu mà mình mong muốn. Kiếm tìm là để dâng hiến để òa vào vòng tay người yêu mà thổn thức: “Từ Lộ... em là vợ chàng! Để thụ lãnh và biết ơn người đã mang lại cho nàng niềm khoái lạc mênh mang và nỗi đau đớn trần thế kì diệu” [18, tr211- 212].

Bản chất của sự chủ động, mạnh mẽ này là một sự thụ động đầy nữ tính, đôi chân nàng để cho tình yêu cuốn đi tất cả những con đường Từ Lộ từng qua. Với Nhuệ Anh tình yêu là có thực song hạnh phúc chỉ như một giấc mơ. Khi Nhuệ Anh lao mình xuống dòng thác Oán là khi nàng nhận ra tình yêu của mình quá bé nhỏ trước lòng thù hận của Từ Lộ, ta xót thương Nhuệ Anh hơn bởi lại thêm một người con gái yêu và đổ vỡ trong thế giới vườn yêu. Chỉ có điều người con gái này ngây thơ hơn người khác nên lại dễ dàng mang một tâm hồn nhân hậu hơn và dễ tha thứ hơn.

Mấy chục năm sau gặp lại, khi đối mặt với người tình bây giờ là con hổ nằm cào xé thân mình chờ chết. Nhuệ Anh lặn lội đi tìm đại sư Minh Không để đem về cho người bóp nát mình cả đời sự sống. Mang lòng yêu thánh thiện, Nhuệ Anh mang cả khả năng hóa giải nỗi đau kì diệu, khả năng tái sinh và niềm vui hạnh phúc như một bà mẹ với thiên chức duy trì sự sống trường vĩnh cửu. Nàng đã xoa dịu nỗi đau và sự hận thù trong Từ Lộ: “Hình như cùng với niềm sướng vui, thủy triều dồn

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật nữ trong tiểu thuyết giàn thiêu của võ thị hỏa và từ dụ thái hậu của trần thùy mai (Trang 32 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)