B. PHẦN NỘI DUNG
1.2.3.3. Nhân vật Ngạn L a Người phụ nữ có số phận bi thương
Số phận đau thương của người phụ nữ được đề cập nhiều trong văn học trung đại, người đọc có thể nhớ đến hình ảnh người cung nữ trong tác phẩm “Cung oán
ngâm” của Nguyễn Gia Thiều khi phải sống một kiếp phụ nữ bất hạnh, mòn mỏi
đợi chờ sự ân sủng của nhà vua nhưng không được đền đáp, vì thế người phụ nữ trở nên chết già, chết khô, chết héo trong cung cấm vì sự bất công ở cuộc đời.
Trong tác phẩm có nhân vật Ngạn La là cô gái có vẻ đẹp tự nhiên, đầy sức sống với một tâm hồn trong trẻo, bất diệt. Lên giàn thiêu lần thứ hai, nàng không cam chịu cái chết dưới bàn tay đao phủ hay ngọn lửa hung ác, cuối cùng nàng bỗng bay lên trời như một “thiên thần bất tử”.
Cung nữ Ngạn La trong tác phẩm, là một nhân vật chịu nhiều số phận oan nghiệt, đau khổ, bị đày vào lãnh cung, bị hạ nhục, bị vu oan giá họa: “Ngạn La nằm
co ro trên nền đá lạnh. Ngón út của bàn chân phải đang rỉ máu nham nhở vết chuột cắn. Thoát khỏi biển lửa thiêu cung nữ cháy rần rật trên đảo Âm Hồn. Thoát khỏi lưỡi búa của đao phủ nhờ ân sủng bất ngờ của đức Vua, nàng lập tức bị tống giam vào lãnh cung. Một dãy hun hút những biệt phòng xây bằng đá nền đen gân trắng, cửa ra vào bằng lim khối, ngay giữa mùa hè cũng phả hơi ẩm ướt, lạnh lẽo rợn người” [18, tr.219]. Số phận của Ngạn La là một số phận đau khổ, bất hạnh, nhưng
Ngạn La vẫn kiên cường chịu đựng nhưng lại sống một cuộc đời lay lắt, và chịu những sự thảm khốc của lịch sử, những cơn trút giận, những lời xì xào bàn tán của người trong cung.
Trong buổi lễ trừ tà, Ngạn La là nhân vật bị buộc tội khiến vua hóa hổ, mỗi làn roi Ngạn La chịu đựng cũng đau nhói như chính những ngọn roi quất xuống chính người quan Thái bảo. Khi nhìn thấy vết bớt hình con thạch sùng màu tím, Lý Trác “như bị quất một roi trúng tim” [tr.308]. Ông ta sẽ sống cả đời trong nỗi dày vò khi chính người con gái mà mình hãm hại lại là con gái ruột của mình. Số phận Ngạn La thật trớ trêu và bất hạnh! Quy luật nhân quả đã hiện ra rất rõ ràng và cụ thể khiến mỗi người đọc không khỏi xót xa.
Cung nữ Ngạn La là người con gái có chiếc rốn “chu sa đỗ tể”, chiếc rốn may mắn mà các bậc đế vương hằng mong muốn. Ngạn La là nhân vật được vua Lý Thần Tông yêu quý, bảo vệ ngay cả khi đức vua hóa hổ. Cũng trong tác phẩm này, người đọc cũng bắt gặp hình ảnh sư bà chùa Trầm, người thông thạo và hiểu biết về kinh kệ, Phật pháp đã chịu một cuộc sống tu hành khổ cực mặc dù xét về tài năng sư bà không hề thua kém bất cứ ai, sư bà không nhận được sự sủng hạnh của nhà vua
nên cuối cùng trở thành cung nữ già nua trong cũng cấm, ngày đêm cầu kinh gõ mõ tụng kinh, niệm phật. Sư bà đã quen với chốn rừng thiêng nước độc. Vì vậy, khi được mời thay đổi vị trí thì sư bà từ chối: “Tâu bệ hạ! Bần ni chỉ là phận con sâu
cái kiến, có đáng kể gì đối với đấng Cửu Trùng. Xin người đừng để tâm. Chỉ có điều, bệ hạ hiểu cho rằng, với một kẻ đã rắp tâm xa lánh cõi phàm, chỉ quan ăn rau rừng, uống nước suối, nhìn ngắm dất nâu và cỏ xanh, thì việc bị bắt buộc phải ở lại nơi này, cũng không khác gì bị hãm và đọa xứ…Xin hãy cho bần ni được trở về chốn cũ” [18, Tr.289]. Đó là hình ảnh của một sư bà nhẫn nại, chịu thương chịu khó
trong cuộc sống cung đình, bởi nhân vật này quá hiểu về những đấu đá, trục lợi, bạo lực trong cung cấm, vì vậy đó la lý do vì sao sư bà không hề muốn vào cung dù đã là người lão luyện, lọc lõi trong chốn sơn son thếp vàng.
Mở đầu tác phẩm Giàn thiêu là hình ảnh các cung nữ đồng loạt bị chôn sống để chết theo vua, trong số đó hình ảnh ngọn lửa là hình ảnh luôn thường trực, lửa của giàn thiêu thiêu sống các cung nữ, các cung nữ đồng loạt nhảy vào biển lửa để thể hiện sự trung thành với nhà vua: “Các đao phủ lần lượt vác từng cuộn vải đỏ đặt lên đống gỗ thông. Bàn chân nhỏ nhắn của các cung nữ đặt trên các phiến gỗ thông đẫm dầu. Họ được buộc chặt vào những chiếc cọc lớn cũng bằng gỗ thông tưới dầu đã được chôn sẵn. Chỉ chờ người cung nữ cuối cùng lọt vào giàn thiêu là sẽ bùng lên” [18, tr.35], ngọn lửa giàn thiêu thiêu sống 49 cung tần mỹ nữ đi hầu
đức Nhân Tông và 29 trinh nữ lỡ thì đi làm trọn phận đạo với Thần Tông luôn ám ảnh sự ngây thơ, tội nghiệp trong tâm thức Ngạn La và bao người khác.
Những người phụ nữ bị nhốt trong lãnh cung lâu ngày khi nghe lệnh đều đồng loạt nhảy vào lửa để chứng minh sự trung thành của mình với nhà vua:
“Chung quanh chân lầu trắng, các phiến gỗ thông đã được xếp lên từ bao giờ. Những túi da trâu căng phồng đựng đầy dầu tưới lên đám củi. Các đao phủ lần lượt vác từng cuộn vải đỏ đặt trên đống gỗ thông. Bàn chân nhỏ nhắn của các cung nữ đặt trên các phiễn gỗ thông đẫm dầu”.[42, tr.35]
1.2.3.4. Nhân vật Lê Thị Đoan - Người phụ nữ độc lập, mạnh mẽ
Thời trung đại, những người phụ nữ cầm bút không nhiều, người đọc có thể nhớ đến hình ảnh những người phụ nữ cầm bút trong văn học trung đại nổi tiếng như: Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm…Tuy nhiên con đường văn chương dành
cho những người phụ nữ này không được mở rộng, số phận của họ đầy bất hạnh, ta có thể nhớ đến Hồ Xuân Hương với hình ảnh số phận và thân phận của kiếp làm lẽ đầy bất hạnh, đau thương, với câu nói nổi tiếng: “Ví đây đổi phận làm trai được/ Thì sự anh hùng há bấy nhiêu”. Hoặc: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung”
Hình ảnh của các nhân vật như Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm khiến người đọc liên tưởng đến nhân vật Lê Thị Đoan trong tác phẩm “Giàn thiêu” của Võ Thị Hảo đây là một người phụ nữ dám cả gan giả trai đi thi, và phải chịu trọng tội, bị chơi xỏ trong các cuộc thi. Đây là một nhân vật dũng cảm nói thẳng, nói thật về những sai phạm của triều đình, những tội ác mà triều đình đã phạm phải, bà lên án cường quyền và nam quyền cưỡng chế quyền lợi của người phụ nữ, ngăn cản không cho họ phát triển khiến họ bị vùi dập dưới đáy xã hội. Vì vậy, khi Lê Thị Đoan chết đi, bà vẫn là hình ảnh đẹp sống mãi trong lòng mọi người.
Nhân vật Lê Thị Đoan là một nhân vật khá tiêu biểu trong tác phẩm Giàn Thiêu cuả Võ Thị Hảo, đây là một nhân vật có nội tâm phức tạp, và nhiều suy tư
trăn trở. Số lần nhân vật này xuất hiện rất ít trong tác phẩm, đóng vai phụ làm nền cho nhân vật chính. Đây là một người phụ nữ tài giỏi, khí phách - dũng cảm nói thẳng, nói thật, lên án những quy định vô nhân đạo và sai lầm của triều đình, lên án cường quyền và nam quyền. Bà dù cắn lưỡi tự vẫn nhưng linh hồn bà vẫn sống mãi trong lòng mọi người. Tìm được mẫu người phụ nữ này không hề dễ bởi thời đại phong kiến là thời đại của chuyên chế, áp bức và thống trị của thần quyền và nam quyền, bởi vậy để nói lên sự thật thì người phụ nữ này phải rất dũng cảm và nghị lực. Đối với Lý Trác, Lê Thị Đoan là cái gai trong mắt ông, bởi vì đây là nhân vật nữ xuất sắc và tài giỏi, có chí khí. Khi Lê Thị Đoan viết xong cuốn sách được cho là tà thư trong dân gian, Lý Trác giận dữ hét lên: “Cuốn tà thư này, thật đáng phỉ nhổ,
lại do một kẻ mũ mãng cân đai sưu tầm mà thành. Đám người ăn lộc vua mà cũng vụng trộm truyền tay nhau. Thật là mầm họa nuôi tự trong triều..!” [18, tr.504].
Mặc dù có những ý kiến trái chiều về nhân vật Lê Thị Đoan nhưng những đóng góp của Lê Thị Đoan cho nước nhà không thể phủ nhận, bởi đây là người con gái thông minh, chính trực, thích làm việc nghĩa, làm việc một cách rõ ràng, minh bạch chứ không phải làm việc bừa bãi thiếu sự liêm chính. Dù có bị giết chết, hay bị đốt mất sách thì những gì Lê Thị Đoan viết cho đời cho dân gian đều in sâu trong tâm trí
của người dân khiến họ biết kiêng nể, dè chừng những thế lực “xám” trong xã hội, đó là thế lực chỉ biết ăn tàn phá hoại của dân, chỉ biết đe dọa, dọa nạt, chém giết nhân dân và người tài không thương tiếc. Vì vậy, khi nghe tin Lý Trác tố cáo Lê Thị Đoan, đòi dọa giết bà, thì có một bậc trí giả là Nam sử Thị đi đến tâu rằng “Dù chúng ta có giết Lê Thị Đoan, giết con cháu mụ ta, thậm chí tru di tam tộc như ngài nói, chém nát cuốn sách dưới đoạn đầu đài, thì việc thật triều ta vẫn còn đó” [18,
tr.517]
Trong tác phẩm Giàn thiêu của Võ Thị Hảo, mỗi nhân vật nữ mang một số phận khác nhau. Họ đều có điểm chung là yêu say đắm và trung thành với tình yêu của mình, sẵn sàng làm tất cả mọi thứ vì tình yêu, thậm chí hi sinh, hiến dâng vì tình yêu đó. Có những nhân vật tuy phải chịu đau khổ, bất hạnh nhưng sẵn sàng chấp nhận sự đau khổ đó. Nhân vật nữ trong tác phẩm của Võ Thị Hảo rất đa dạng, và muôn màu. Độc giả bắt gặp Nhân vật Ngạn La là nhân vật chịu nhiều thăng trầm trong cuộc sống, trong số 49 cung nữ lên giàn thiêu, nàng là cung nữ duy nhất phản kháng lại lệnh vua. Sau đó, nhà văn đã lồng ghép yếu tố kì ảo vào tác phẩm khi đưa ra chi tiết: Phút cuối nàng bỗng bay lên trời như một vị thần bất tử.
Những nhân vật nữ trong các tác phẩm của Võ Thị Hảo và Từ Dụ Thái hậu mỗi người đều mang một số phận khác nhau, và sứ mệnh khác nhau, xuất thân và địa vị khác nhau, nhưng tất cả đều hi sinh cho người đàn ông mình yêu thương. Tuy nhiên, để có được hạnh phúc và may mắn trong cuộc sống mỗi nhân vật đó phải chấp nhận sự đánh đổi sức lực, tuổi trẻ và tuổi thanh xuân của mình để có thể đạt được những mục đích mình đã đề ra. Và trên mỗi chặng hành trình đó, mỗi người phải có nhiệm vụ tự quyết định cuộc đời mình bẻ lái theo hướng nào, bởi chỉ cần trật đường ray cuộc đời tất cả mọi thứ sẽ nằm ngoài tầm kiểm soát.
CHƯƠNG 2
KẾT CẤU KHÔNG GIAN, THỜI GIAN VÀ HỆ THỐNG BIỂU TRONG HAI
TÁC PHẨM TỪ DỤ THÁI HẬU CỦA TRẦN THÙY MAI VÀ GIÀN THIÊU
CỦA VÕ THỊ HẢO
2.1. Kết cấu không gian trong hai tác phẩm Từ Dụ thái hậu của Trần Thùy Mai và Giàn thiêu của Võ Thị Hảo Mai và Giàn thiêu của Võ Thị Hảo
Thế giới nghệ thuật của nhà văn được tạo nên bởi cặp phạm trù không gian và thời gian. Không gian trong tác phẩm văn học khác với không gian hiện thực. Không gian trong tác phẩm là không gian nghệ thuật hay không gian trần thuật được xây dựng, nhằm thể hiện những ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Không gian trần thuật là “hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của
nó” [34, tr.84]. Theo I.U.Lotman “Không gian nghệ thuật là sự kết hợp của các tiểu không gian, phân biệt nhau bằng các đường ranh giới mà con người luôn có khát vọng vượt qua chúng để đến miền mơ ước của đời mình” [37, tr.84]. Các nhà thi pháp học cho rằng: “Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm
biểu hiện con người và thể hiện một quan điểm nhất định về cuộc sống” [41, tr.84].
Như vậy, không gian nghệ thuật không chỉ biểu hiện tính cách, số phận, chiều sâu tâm lý nhân vật trong cấu trúc văn bản nghệ thuật, mà còn biểu hiện thế giới quan của tác giả. Không gian nghệ thuật là một phương thức để nhà văn chiếm lĩnh thực tại, thể hiện cảm xúc và khái quát tư tưởng thẩm mĩ, từ đó lý giải khả năng phản ánh hiện thực.
Trong hai tác phẩm Từ Dụ thái hậu của Trần Thùy Mai và Giàn thiêu của Võ Thị Hảo. Tác giả đã xây dựng những chiều kích không gian khác nhau, nhằm thể hiện ý đồ sáng tác của mình.
2.1.1. Không gian trong tác phẩm Giàn thiêu của Võ Thị Hảo
Một không gian đặc biệt quan trọng được Võ Thị Hảo tái hiện là diện mạo văn hóa - tư tưởng của giai đoạn lịch sử ấy. Ở đó, các thế lực chính trị - tư tưởng và các nhân vật đại diện nắm tay nhau thật chặt để bảo vệ đặc quyền của bản thân trong khi các dòng chảy văn hóa vẫn lặng lẽ theo con đường riêng của nó. Trên chính trường, vua quan và sư tăng bắt tay nhau thật chặt với sự pha trộn một ít Nho
giáo, một ít Đạo giáo xoay quanh trung tâm Phật giáo, cố vươn tầm ảnh hưởng đến mọi ngõ ngách của đời sống, thì lặng lẽ ở nơi thôn dã, nhân dân vẫn say sưa với niềm đam mê của mình bằng những tín ngưỡng dân gian, những lễ hội đẫm chất carnaval - sào huyệt cuối cùng cũng là khởi thủy tinh - thần - người.
2.1.1.1. Không gian của những bất hạnh nữ giới
Mở đầu tác phẩm là không gian khắc nghiệt, chết chóc của cung đình với hình ảnh Giàn thiêu. Hình ảnh những cung nữ sẵn sàng nhảy vào biển lửa để chết theo vua, những cung nữ này được miêu tả trong bộ dạng đáng thương: “Hai bầu vú
trần đen sạm trĩu nặng. Từ đầu vú run rẩy rỏ xuống những giọt mồ hôi đặc quánh dưới ánh mặt trời. Những nữ nô lệ này tuổi chỉ vừa đôi tám, tóc vấn cao hình tháp quấn những chuỗi hoa đại trắng, ngang lưng ván xoáy màu vàng lơ lửng đến bụng chân” [18, tr.24]. Đây không phải là không gian chết chóc trên chiến trận của binh
lính mà là không gian chết chóc bởi sự tự nguyện, hi sinh của các cung nữ trên giàn thiêu, các cung nữ vì yêu vua nên chết theo vua một cách mù quáng.
Bao phủ bởi không gian đó là hình ảnh “máu đỏ” trong tác phẩm, đó là màu sắc của sự chết chóc, của sự sợ hãi, của sự kinh hoàng. Hình ảnh đảo Âm hồn - hòn đảo địa ngục được mô tả là nơi các cung nữ sắp đến để bước lên giàn thiêu: “Màu
đỏ chết chóc của sạn đạo đâm thẳng vào ngôi lầu tám mái trắng lợp bằng chín tầng vải sô, trang điểm bằng những búi xơ tre nhuộm đen mang hình âm dương nửa đen nửa trắng” [18, tr.31]- màu đỏ là màu sắc tượng trưng cho chiến tranh, cho tình dục, cho sự tranh chấp về cuộc tranh giành địa vị trong hoàng cung.
Trong lịch sử, lãnh cung là nơi giam cầm những cung nữ, thứ phi thất sủng hoặc phạm tội. Cung nữ, thứ phi là những nhân vật bị đày vào lãnh cung, hình ảnh Ngạn La nằm “co ro” trong lãnh cung thật đáng thương. Ngạn La là cô gái có xuất thân là con của thái sử Lý Trác, nhưng lại có sức cuốn hút riêng đối với những người ở địa vị cao như vua chúa, bởi vì nàng có một dấu hiệu may mắn dành cho tất cả các bậc đế vương trên đời đó là chiếc rốn “chu sa đỗ tể” . Tương truyền rằng ai có được người con gái có chiếc rốn “chu sa đỗ tể” thì sẽ trở thành một người may mắn, hạnh phúc. Đó chỉ là “huyền thoại”. Tuy nhiên, nếu lật lại truy tìm nguồn gốc, người đọc sẽ thấy Ngạn La là nhân vật đã cưu mang anh học trò nghèo khi đi