B. PHẦN NỘI DUNG
2.2.1. Thời gian tuyến tính trong Từ Dụ thái hậu của Trần Thùy Mai
Thời gian trong tác phẩm là thời gian tuyến tính, trải dài 30 năm qua 3 đời vua: Gia Long, Minh Mạng, Triệu Thị. Trong lịch sử các triều đại phong kiến, mỗi lần có sự thay đổi các đời vua là mỗi lần có sóng gió triều chính ập đến, dù đó là sóng ngầm, sóng nổi, dù âm ỉ hay cuồn cuộn thét gào. Đó là cuộc đấu đá tranh giành quyền lực chính trị giữa các phe phái trong triều đình. Xoay quanh các đời vua đó là cuộc tranh giành đấu đá trong hậu cung của các phi tần, mỹ nữ, danh tiếng, tiền bạc, đất đai.
Vua Gia Long khi lập quốc, người vợ đầu tiên của ngài là Nhị Phi Trần Thị Đang, Nhị Phi xuất thân thấp kém, nhưng lại yêu Gia Long hết mực và cùng Gia Long lập nghiệp. Khi bình định xong đất nước, vua lập thêm thiếp mới là Tam Phi Ngọc Bình, Tam Phi Ngọc Bình trước đây vốn là hoàng hậu của hoàng đế Quang Toản. Quang Toản thua trận cả nhà anh em con cháu đều bị tru diệt thê thảm trước cửa kinh thành. Chỉ riêng hoàng hậu Ngọc Bình được tha chết vì có nhan sắc xinh đẹp. Tuy nhiên, khi Ngọc Bình vào cung có rất nhiều người dị nghị, bàn tán ra vào với lời lẽ không hay. Tình yêu của vua Gia Long dành cho Ngọc Bình là thứ tình yêu “bệnh hoạn” bởi mối thâm thù lịch sử với vua Quang Toản, đêm đêm nằm
cạnh Tam phi nhưng Gia Long chỉ muốn thỏa mãn nhu cầu xác thịt mục đích là nhắm vào người đã chết để có thể thỏa mãn thú vui của chính mình, trả thù kẻ thù trên thân xác của người vợ của kẻ thù. Thời của vua Gia Long, có quan Phạm Đăng Hưng là quan chép sử trong triều đình, nổi tiếng sống thanh liêm, thanh bạch, không ăn hối lộ của bất cứ ai, tuy nhiên, ông lại rất ghét những chuyện chướng tai gai mắt trong triều đình. Trương Đăng Quế là cậu thư sinh tài cao, học rộng, thông minh, nhưng lại không gặp thời, khi đi thi lại bị đánh tráo bài, chính vì vậy, quan Phạm Đăng Hưng đã phải dùng quyền lực của mình lật lại bài của Trương Đăng Quế để
đưa vào cung, dâng lên cho nhà vua xem xét.
Thời Minh Mạng, nhà vua đưa ra chính sách triều đình không tể tướng khiến cho lòng dân hoang mạng, đất nước rơi vào tình cảnh trì trệ. Bên cạnh đó, nhị phi Trần Thị Đang chủ trương gả công chúa Ngọc Ngôn cho con trai nuôi của Lê Văn Duyệt để củng cố quyền lực và địa vị. Vua Minh Mạng phong tước cho người đã mất đó là cung tần Hồ Thị Hoa được phong làm Chiêu Nghi. Vào thời Minh Mạng xảy ra vụ án oan tại kho thóc, Phạm Đăng Hưng bị vu oan, nhưng sau đó khi được điều tra thì vụ án oan được giải quyết trọn vẹn.
Thời vua Triệu Thị, nhà vua có hai bà vợ đó là Phạm Thị Hằng và Cam Lộ. Cả hai bà vợ đều giúp vua trị vị đất nước. Riêng Phạm Thị Hằng là vợ chính được vua yêu chiều bởi tính cách cương nghị, trung thực thẳng thắn lại xuất thân từ con nhà quyền quý. Phạm Thị Hằng đã giúp vua Triệu Thị rất nhiều trong việc giữ gìn, điều hòa mối quan hệ tốt đẹp giữa hậu cung và việc triều chính. Bà còn siêng năng đi làm từ thiện, lập ra các nơi giáo dưỡng đón nhận những trẻ mồ côi vào để nuôi dưỡng.
Từng sự kiện trong tác phẩm được sắp xếp theo trình tự tuyến tính, có trước có sau nhằm tăng thêm sức hấp dẫn cho câu chuyện cung đình vốn dã rất li kì và nhiều bí ẩn thú vị. Sử dụng kĩ thuật thời gian đã cũ nhưng Trần Thùy Mai tập trung vào việc xây dựng cốt truyện li kì đế làm tăng thêm sức nặng cho tác phẩm.