Mô tả quá trình khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 90 - 143)

7. Cấu trúc luận văn

3.4.2. Mô tả quá trình khảo nghiệm

Khảo nghiệm đối với 07 biện pháp đề xuất gồm:

- Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức cho GV, CBQL về vai trò, nhiệm vụ của tổ chuyên môn trong thực hiện nhiệm vụ.

- Đổi mới việc xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn.

- Bồi dưỡng năng lực đội ngũ tổ trưởng chuyên môn.

- Phát huy năng lực của TCM trong việc đề xuất, lựa chọn sách giáo khoa, xuất bản phẩm tham khảo để sử dụng trong nhà trường.

- Tăng cường đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn

- Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá chất lượng hoạt động của các tổ chuyên môn trong nhà trường

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn

Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của 22 CBQL, 11 TTCM và 131 GV của 11 trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện, tổng số phiếu trưng cầu ý kiến là 164. Phiếu trưng cầu đề nghị đánh giá ở 4 mức độ: Rất cấp thiết/rất khả thi, cấp thiết/khả thi, ít cấp thiết/ít khả thi và không cấp thiết/không khả thi. Qua quá trình khảo sát, kết quả thu được thể hiện ở bảng như sau:

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết các biện pháp quản lý hoạt động TCM ở các trường PTDTBTTHCS trên địa bàn huyện Nam Trà My

Các biện pháp quản lý hoạt động TCM

Mức độ đánh giá Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức cho GV, CBQL

về vai trò, nhiệm vụ của tổ chuyên môn trong thực hiện nhiệm vụ.

139 25 Đổi mới việc xây dựng và tổ chức thực hiện các kế

hoạch hoạt động tổ chuyên môn. 150 14

Bồi dưỡng năng lực đội ngũ tổ trưởng chuyên môn 160 3 1 Phát huy năng lực của TCM trong việc đề xuất, lựa chọn

sách giáo khoa, xuất bản phẩm tham khảo để sử dụng trong nhà trường.

127 37 Tăng cường đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn. 121 43 Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá chất lượng hoạt

động của các tổ chuyên môn trong nhà trường 135 29 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công

tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn 147 17

Qua số liệu khảo sát được trong thực tế các trường trên địa bàn huyện, thấy rõ đa số nhất trí cao các biện pháp quản lý hoạt động của TCM mà chúng tôi đề xuất. Hầu hết các đối tượng được khảo sát đều cho rằng các biện pháp đề xuất ở trên đều rất cấp

thiết và khả thi.

Các biện pháp được đánh giá cao là: “Bồi dưỡng năng lực đội ngũ tổ trưởng chuyên môn.” với 160 ý kiến cho rằng rất cấp thiết, có 150 ý kiến cho rằng rất cấp thiết đối với nội dung “Đổi mới việc xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn.” Đối tượng khảo sát là GV cho rằng phải bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ TTCM đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Biện pháp này được đánh giá ở mức độ rất cấp thiết cao nhất so với các biện pháp khác. Ở biện pháp “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn” có 147 ý kiến cho là rất cấp thiết xếp hạng thứ 3. Rõ ràng trong thời đại 4.0, CNTT vẫn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà giáo dục. Qua trao đổi, đa số ý kiến đều cho rằng đây là biện pháp cấp thiết và khả thi trong thực tiễn hoạt động của nhà trường.

Biện pháp “Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức cho GV, CBQL về vai trò, nhiệm vụ của tổ chuyên môn trong thực hiện nhiệm vụ.” đạt 139 phiếu với ý kiến cho rằng rất cấp thiết. Kết quả này cho thấy mặc dù có những khó khăn tại các trường PTDTBT THCS nhưng vấn đề này vẫn được quan tâm và đề cao. Tất cả các biện pháp đề xuất còn lại đều có phiếu đánh giá rất cấp thiết cao.

Với kết quả thăm dò như trên, bước đầu đã khẳng định, để quản lý hoạt động TCM ở các trường PTDTBT THCS huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đạt hiệu quả cao, cần phải phối hợp cả 07 biện pháp trên, mỗi biện pháp đều có thế mạnh riêng và hỗ trợ chặt chẽ lẫn nhau để đạt chất lượng cao trong dạy học và giáo dục, hướng tới mục tiêu chung toàn ngành.

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi các biện pháp quản lý hoạt động TCM ở các trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My

Các biện pháp quản lý hoạt động TCM

Mức độ đánh giá Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức cho GV, CBQL về

vai trò, nhiệm vụ của tổ chuyên môn trong thực hiện nhiệm vụ.

131 31 2

Đổi mới việc xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch

hoạt động tổ chuyên môn. 124 40 Bồi dưỡng năng lực đội ngũ tổ trưởng chuyên môn 121 35 9 Phát huy năng lực của TCM trong việc đề xuất, lựa chọn

sách giáo khoa, xuất bản phẩm tham khảo để sử dụng trong nhà trường.

110 54

Tăng cường đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn. 109 55 Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá chất lượng hoạt động

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác

quản lý hoạt động tổ chuyên môn 147 17

Qua khảo sát thực tế trên địa bàn các trường huyện Nam Trà My, cùng với kết quả thu được tại bảng khảo nghiệm ở bảng 3.2 cho thấy, hầu hết các đối tượng được khảo sát đều cho rằng, các biện pháp quản lý hoạt động TCM mà chúng tôi đề xuất đều mang tính khả thi. Một số biện pháp có tính khả thi cao như: “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn” với 147 ý kiến đánh giá biện pháp này rất khả thi, 17 ý kiến còn lại cho rằng biện pháp này khả thi. Biện pháp “ Tăng cường đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn” có 109 ý kiến cho rằng rất khả thi, 55 ý kiến đánh giá đều cho rằng khả thi; biện pháp “Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho GV, CBQL về vai trò, nhiệm vụ của tổ chuyên môn trong thực hiện nhiệm vụ” với 131 ý kiến ở mức rất khả thi. Tất cả các biện pháp đề xuất còn lại đều đạt phiếu từ 100- 124 có tính khả thi cao. Điều này cho thấy đây là những yếu tố cần đặt ưu tiên lên hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TCM đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong bối cảnh tiến đến thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Bên cạnh đó cũng còn một số biện pháp chưa có tính khả thi cao:“Quản lý hoạt động TCM trong việc đề xuất, lựa chọn sách giáo khoa, xuất bản phẩm tham khảo để sử dụng trong nhà trường”; “ Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá chất lượng hoạt động của các tổ chuyên môn trong nhà trường”. Điều đó cũng là hiển nhiên vì không thể phủ nhận được một thực tế rằng: để triển khai một biện pháp hoạt động trong công tác QLGD còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: Điều kiện CSVC, tài chính, năng lực, thời gian và các yếu tố tâm lý trong QL của đội ngũ CBQL nhà trường nhất là HT và đội ngũ TTCM.

Kết quả khảo nghiệm thu được trên đây một lần nữa khẳng định tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp mà chúng tôi đã đề xuất trong việc quản lý hoạt động của TCM ở các trường PTDTBT THCS huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.

Tiểu kết chương 3

Dựa trên cơ sở lí luận của vấn đề được nghiên cứu, dựa trên thực trạng công tác quản lý hoạt động TCM ở các trường THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, đồng thời để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của xã hội, tôi đã đề ra 7 biện pháp quản lý hoạt động TCM ở các trường THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My. Các biện pháp luận văn đề xuất nhằm giúp HT các trường THCS thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý TCM của nhà trường. Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong các biện pháp đó, biện pháp 1

"Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức cho GV, CBQL về vai trò, nhiệm vụ của tổ chuyên môn trong thực hiện nhiệm vụ” có tính chất đòn bẩy, quyết định. Biện pháp 2 " Bồi dưỡngnăng lực đội ngũ tổ trưởng chuyên môn " mang tính định hướng. Biện pháp 3 "Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá chất lượng hoạt động của các tổ chuyên

môn trong nhà trường" mang tính chủ đạo. Biện pháp 4 "Tăng cường đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn" được coi là cột sống trong công tác QL của HT.

Các biện pháp đề xuất trong đề tài, qua khảo nghiệm cho thấy là rất cần thiết và mang tính khả thi cao phù hợp với đặc điểm của huyện Nam Trà My. Thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý trên sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động TCM góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THCS huyện Nam Trà My.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Về lý luận

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận đồng thời qua quá trình khảo sát thực trạng thực tiễn có liên quan đến đề tài, tôi đã xác đinh được những vấn đề cốt lõi trong quản lý hoạt động TCM. Đặc biệt, nhận thấy được vai trò, tầm quan trọng của TCM trong trường THCS. TCM là tổ chức quan trọng nhất đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường. Cũng có thể nói TCM trong nhà trường là đơn vị cơ sở thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trong giai đoạn đổi mới giáo dục nhằm công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. TCM là nơi triển khai toàn bộ các hoạt động giáo dục chung của nhà trường đến học sinh các lớp. Đây là vấn đề lý luận cơ bản, là cơ sở hết sức quan trọng soi rọi công tác quản lý TCM. Để TCM hoạt động đúng vai trò và chức năng của mình, nhà trường cần có một sự chỉ đạo và quản lý tốt đơn vị cơ sở này. Chính vì vậy, nếu HT quản lý tốt hoạt động của TCM trong nhà trường thì sẽ nâng cao chất lượng giáo dục của trường.

Việc nghiên cứu lý luận đã định hướng và xác lập những tiền đề vững chắc cho việc khảo sát thực trạng và đề ra biện pháp quản lý hoạt động TCM của Hiệu trưởng ở các trường THCS huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.

1.2. Về thực trạng

Để thể hiện tính thực tiễn của để tài, tôi đã khảo sát một cách khá đầy đủ thực trạng hoạt động chuyên môn ở 11 trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Các nội dung đã được đề cập như: Thực trạng hoạt động của TCM ở các PTDTBT THCS; thực trạng công tác quản lý hoạt động TCM.

Qua kết quả khảo sát thu được có thể nhận xét:

Trong những năm qua, công tác quản lý hoạt động TCM ở các trường PTDTBT THCS huyện Nam Trà My được thực hiện tốt từ khâu xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát từ các cấp QLGD thuộc Sở GD&ĐT, phòng GD huyện Nam Trà My. Các TCM của các trường đã thực sự là nơi thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, của ngành, của địa phương và nhà trường về giáo dục. Hoạt động TCM cơ bản đã đi vào nề nếp, ổn định và mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và hoạt động giáo dục. Công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho TTCM cũng được thực hiện thường xuyên. Bên cạnh đó, cũng không quên phải đảm bảo đầy đủ các chế độ, chính sách ưu đãi cho TTCM mới giúp nhà quản lý có được sự toàn tâm toàn ý trong công việc của TTCM và các thành viên. Một nội dung quan trọng trong quản lý hoạt động TCM là quản lý việc đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên môn. Bởi đây chính là yếu tố then chốt nâng cao chất lượng giáo dục. Công tác này các CBQL cũng đã dành sự quan tâm nhiều nhất thông qua sự chỉ đạo các TTCM tổ

chức các buổi chuyên đề, hội thảo chuyên môn, báo cáo sáng kiến kinh nghiệm, đổi mới PPDH... Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động TCM cũng được thực hiện thường xuyên thông qua công tác dự giờ, thăm lớp, kiểm tra chất lượng thực của HS, kiểm tra hồ sơ sổ sách GV. Việc quản lý các hoạt động nói chung và quản lý hoạt động của TCM nói riêng ở các trường trên địa bàn huyện đã góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới trong quản lý và mục tiêu giáo dục trong thời kỳ mới.

Trong luận văn đã nêu rõ và đánh giá một cách khá đầy đủ đặc điểm tình hình phát triển GD&ĐT và tình hình phát triển giáo dục Trung học cơ sở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam; những điểm mạnh, những mặt tồn tại bất cập về thực trạng hoạt động TCM và thực trạng quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động TCM.

Bên cạnh những điểm mạnh về hoạt động của TCM và quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động TCM ở các trường THCS trên địa bàn huyện, vẫn còn bộc lộ những hạn chế, thiếu sót và bất cập như: hoạt động của TCM ở các trường còn chưa thật sự hiệu quả, phong trào đổi mới PPDH vẫn “đi sau” các huyện khác; việc tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của một bộ phận CBQL, TTCM và GV chưa cao, còn mang tính đối phó; chưa nắm vững các nội dung yêu cầu của chương trình GDPT mới năm 2018. Các biện pháp chỉ đạo và quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của TCM có lúc chưa thống nhất, TTCM còn chưa được bồi dưỡng về năng lực quản lý, đa số chủ yếu sử dụng kinh nghiệm của bản thân nhiều hơn, đôi lúc chưa phát huy hết năng lực trong điều hành hoạt động TCM, các chế độ chính sách đối với TTCM còn chưa được quan tâm. HT quản lý đôi lúc còn mang nặng tính ban hành, chưa có sự chia sẻ, thiếu sự tin tưởng để cùng nhau bàn bạc thống nhất công việc.

Quản lý các mặt hoạt động của TCM là một tất yếu khách quan để đảm bảo nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục trong nhà trường hiện nay. Do đó, HT cần phải làm tốt công tác quản lý các hoạt động, nề nếp sinh hoạt và phải thường xuyên củng cố, chấn chỉnh hoạt động của các TCM trong nhà trường. Đây là một yêu cầu tất yếu, không thể xem nhẹ, nhằm thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, của ngành Giáo dục để nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập, nâng cao hiệu quả đào tạo trong nhà trường, góp phần đưa sự nghiệp giáo dục vươn tầm thế giới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn; từ việc khảo sát thực trạng, phân tích những ưu điểm và hạn chế của những biện pháp đã áp dụng trước đó, đồng thời trong quá trình nghiên cứu, tôi đã khảo sát thực tế tại 11 điểm trường trên địa bàn huyện, từ đó đề xuất được 08 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động TCM ở các trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Các biện pháp được đề xuất tuân thủ các nguyên tắc: đảm bảo tính mục tiêu, tính khả thi, tính kế thừa, khoa học, thực tiễn. Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 90 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)