Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo chương trình môn học, các

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 28 - 29)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.3. Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo chương trình môn học, các

hoạt động của tổ chuyên môn

Nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn triển khái yêu cầu tới các giáo viên, dựa vào khung chương trình do Bộ GD-TT ban hành và sách giáo khoa môn học hiện hành, xác định và lựa chọn những nội dung kiến thức cơ bản và thiết yếu theo hướng giảm tải, xuất phát từ điều kiện, hoàn cảnh thức tế và đặc biệt là năng lực của học sinh nhà trường, mỗi giáo viên đề xuất các nội dung chưa hợp lí như : thời lượng cho bài học, xác định những nội dung dạy học trùng lặp của bộ môn trong cùng cấp học, những kiến thức khó hoặc chưa cần thiết, những thông tin đã cũ bị lạc hậu...Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp khắc phục.

Thống nhất xây dựng kế hoạch dạy học

Sau khi hoàn thành đề xuất cho môn học, tổ chuyên môn sẽ tổ chức hợp GV cùng bộ môn, dựa trên đề xuất để thống nhất xây dựng kế hoạch dạy học của môn học theo nguyên tắc:

- Đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng. - Không gây xáo trộn quá lớn.

- Phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và năng lực tổ chức dạy – học (đảm bảo tính khả thi).

- Tạo được hứng thú và đồng thuận của GV và HS.

Tổ trưởng, trưởng nhóm bộ môn báo cáo kế hoạch môn học đã được thống nhất trong tổ chuyên môn với Hiệu trưởng. Yêu cầu nắm chắc và giải trình được lí do của những thay đổi, điều chỉnh so với chương trình và SGK hiện hành.

Hiệu trưởng phê duyệt kế hoạch dạy học, phó Hiệu trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học đã xây dựng.

Đánh giá kết quả, tiếp tục rà soát điều chỉnh nếu thấy chưa hợp lí.

- Phó Hiệu trưởng, tổ chuyên môn chịu trách nhiệm thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch dạy học đã được nhà trường phê duyệt của các giáo viên.

- Nhà trường chỉ đạo các GV bộ môn trong quá trình thực hiện phân phối chương trình môn học đã dược điều chỉnh theo tự chủ của nhà trường cần có đánh giá tính hiệu quả ngày sau khi thực hiện từng nội dung được điều chỉnh, nếu có vướng mắc, phát sinh bất cấp hoặc chưa hợp lí sẽ ghi chép lại.

- Cuối năm học, phó Hiệu trưởng cùng tổ trưởng chuyên môn tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả, và điều chỉnh nội dung và kế hoạch dạy học mới cho phù hợp trình Hiệu trưởng để áp dụng vào năm học tiếp theo.

Xây dựng kế hoạch hoạt động của TCM trong nhà trường là xác định một cách có căn cứ khoa học những mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu của TCM và định ra những phương hướng cụ thể, cơ bản để thực hiện có kết quả những nhiệm vụ, chỉ tiêu đó. Khi xác định được các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, cần đưa ra những chỉ tiêu, xác định mức độ, các chỉ tiêu phải được định lượng.

Bản chất của việc xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn là xác định xem trong năm học, TCM hướng đến những mục tiêu phát triển nào; muốn thực hiện các mục tiêu đó cần phải làm gì, làm thế nào, khi nào làm và ai sẽ làm.

Như vậy, kế hoạch TCM được xây dựng trên cơ sở cụ thể hóa kế hoạch năm học, kế hoạch chuyên môn, kế hoạch bồi dưỡng của nhà trường. Khi xây dựng cần căn cứ vào điều kiện thực tiễn của nhà trường, tình hình đội ngũ giáo viên, điều kiện về cơ sở vật chất và thực tiễn học sinh trong tổ. Trong kế hoạch hoạt động của TCM thì nội dung sinh hoạt TCM là một phần quan trọng. Nội dung này phải thể hiện được những công việc cần làm cho cả năm học và bổ sung những vấn đề nhà trường chỉ đạo hoặc nảy sinh.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)