Bồi dưỡngnăng lực nghề nghiệp cho giáo viên thông qua các hoạt động

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 30 - 31)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.6. Bồi dưỡngnăng lực nghề nghiệp cho giáo viên thông qua các hoạt động

của tổ chuyên môn

Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ yếu, giữ vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu và kế hoạch đào tạo, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả giáo dục của nhà trường. Trình độ và năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên là yếu tố mang tính chất quyết định đến chất lượng, uy tín của nhà trường. Để có được đội ngũ giáo viên có đủ phẩm chất và năng lực chuyên môn nghề nghiệp, góp phần đưa chất lượng giáo dục của nhà trường đi lên thì việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên là một công tác hết sức cần thiết.

Kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn được lập một cách chi tiết, cụ thể về các nội dung:

- Phương pháp dạy học tích cực.

- Tự rèn luyện, học hỏi qua sách vở, qua dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp; qua hội thi, thao giảng của trường.

- Nhà trường tổ chức các lớp bồi dưỡng, tổ chức sinh hoạt chuyên đề hoặc sinh hoạt Cụm, nhóm chuyên môn.

- Có đội ngũ cốt cán vững vàng, đầu tư cho mũi nhọn và làm nòng cốt trong chuyên môn.

Thực hiện sinh hoạt TCM theo đúng kế hoạch, nội dung sinh hoạt cụ thể cho từng tháng và từng tuần. Trong sinh hoạt TCM, tổ trưởng chú ý đi sâu vào nội dung một cách cụ thể như: xây dựng kế hoạch, phân công giáo viên nghiên cứu các chuyên đề, nghiên cứu chuyên sâu các môn học phù hợp với khả năng của từng giáo viên và yêu cầu của TCM; xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh tiếp thu chậm, chưa hoàn thành chuẩn KTKN các môn học, bồi dưỡng học sinh năng khiếu và từng giáo viên có kế hoạch cụ thể, sát với từng đối tượng học sinh của lớp mình phụ trách, giảng dạy.

Tổ chức phong trào tự làm đồ dùng giảng dạy, huy động sự sáng tạo linh hoạt của giáo viên để đáp ứng với điều kiện thực tế hoàn cảnh của nhà trường, sử dụng các đồ dùng hiện có và đồ dùng tự làm trong việc cải tiến phương pháp giảng dạy.

Thực hiện tốt việc chia sẻ, truyền thông, cung cấp thông tin để mọi người chọn lọc thông tin cần thiết cho công việc của mình.

Xây dựng tốt các tiết thao giảng, hội giảng theo hướng nghiên cứu bài học để giáo viên trong tổ và toàn trường dự giờ, thảo luận, góp ý rút kinh nghiệm.

Tổ chức các hội thi tay nghề trong đơn vị trường như: hội thi GVG; hội thi viết sáng kiến; tổ chức bình chọn GVCN lớp giỏi,…đây là dịp để GV nâng cao tay nghề và khẳng định mình qua quá trình tự bồi dưỡng.

Tổ chức các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất thư viện có chất lượng, bổ sung các thiết bị dạy học sách tham khảo, nâng cao.

Giao lưu với các đơn vị bạn trong và ngoài địa bàn để các thành viên trong TCM có cơ hội được tiếp cận, trao đổi, chia sẻ, học tập, học hỏi, ... góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân, phục vụ tốt hơn cho công việc của mình.

Là một mặt quản lý của hiệu trưởng, công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên cũng rất cần được kiểm tra, đánh giá. Kiểm tra, đánh giá các hoạt động theo kế hoạch đã đề ra là rất quan trọng và cần thiết.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)