7. Cấu trúc luận văn
2.4.10. Thực trạng quản lý đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn
nghề nghiệp giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam
Qua khảo sát 22 CBQL, 11 TTCM và 131 GV kết quả cụ thể thu được thể hiện
Bảng 2.23. Thực trạng quản lý đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam.
TT Nội dung Mức độ đánh giá Điểm TB Rất quan trọng Ít quan trọng Quan trọng Không quan trọng SL TL SL TL SL TL SL TL 1 Phổ biến đến các TCM, toàn thể GV quy định về đánh giá, xếp loại GV theo quy định
164 100 4.0
2
Triển khai, xây dựng kế hoạch đánh giá, xếp loại GV trong các TCM
164 100 4.0
3 Chỉ đạo các TCM triển
khai đánh giá, xếp loại GV 98 59.8 20 12.2 46 28.0 3.3
4
Kiểm tra, giám sát các TCM thực hiện đánh giá, xếp loại GV theo quy định
55 33.5 47 28.7 62 37.8 3.0
5
Quản lý sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại GV trong công tác thi đua, khen thưởng, bồi dưỡng, bổ nhiệm
40 24.4 44 26.8 80 48.8 2.8
Kết quả khảo sát ở bảng 2.24, các nội dung được đưa vào khảo sát đều nhận được phiếu đánh giá cao. Điều này cho thấy100% các trường THCS của huyện Nam Trà My đã làm tốt công tác này với điểm trung bình đạt được 3,0- 4,0 điểm. Kết quả đánh giá xếp loại GV theo chuẩn nghề nghiệp đảm bảo tính trung thực khách quan, khoa học, làm cơ sở trong công tác xếp loại thi đua, bồi dưỡng, bổ nhiệm.
Vẫn còn một số trường thì chưa thực hiện được các nhiệm vụ này: Chỉ đạo các TCM triển khai đánh giá, xếp loại GV, ít quan trọng 12,2%; Kiểm tra, giám sát các TCM thực hiện đánh giá, xếp loại GV theo quy định, 28,7% ít quan trọng; Quản lý sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại GV trong công tác thi đua, khen thưởng, bồi dưỡng, bổ nhiệm, có 26,8% ít quan trọng. Việc tập huấn GV và TCM về đánh giá, xếp loại GV chưa được các trường xây dựng quan tâm thực hiện.
2.5. Đánh giá chung thực trạng
Qua tiến hành khảo sát thực trạng phát triển giáo dục, thực trạng hoạt động của tổ chuyên môn và thực trạng quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, tôi có một số nhận Xét và đánh giá như sau:
2.5.1. Điểm mạnh
- Hiệu trưởng đã thực hiện triển khai xây dựng kế hoạch theo đúng các bước, hướng dẫn TCM và giáo viên về công tác xây dựng kế hoạch của TCM và các cá nhân. - HT đã chỉ đạo TCM thực hiện tốt đổi mới PPDH; tổ chức các chuyên đề đã được triển khai, tập huấn; thường xuyên bàn bạc, thống nhất phương pháp dạy các bài khó có kiến thức trọng tâm cần khai thác sâu; GV hỗ trợ lẫn nhau về chuyên môn, tư liệu và PPDH trong các buổi sinh hoạt chuyên môn. Qua đó GV được nâng cao tay nghề, kỹ năng sư phạm cần thiết để thực hiện mục tiêu giáo dục.
- Công tác quản lý việc dự giờ, hội giảng, thao giảng được tiến hành theo kế hoạch và quyết định thực hiện theo từng tháng, từng chủ điểm. Công tác đổi mới PPDH đối với TCM được thể hiện rõ nhất qua các kỳ hội giảng, thao giảng.
2.5.2. Điểm yếu
- Công tác kiểm tra, rà soát, điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch của TCM và tổ viên trong năm học chưa được thực sự có hiệu quả.
- Đội ngũ TTCM chưa qua lớp đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý. Công tác xây dựng kế hoạch của TCM còn mang nặng hình thức, đối phó, các chỉ tiêu xây dựng còn chưa sát với thực tế.
- Một số TTCM chưa gương mẫu đi đầu trong việc đổi mới phương pháp dạy học, chưa chú trọng đến công tác bồi dưỡng chuyên môn.
- Hiệu trưởng ít quan tâm tới nhu cầu bồi dưỡng của TTCM mặc dù có xây dựng kế hoạch, song việc tổ chức các hình thức bồi dưỡng chủ yếu vẫn thiên về hình thức cung cấp tài liệu cho TTCM tự nghiên cứu, tự học, tự bồi dưỡng.
- Nhận thức của giáo viên về đổi mới PPDH phát huy tính tích cực cho HS còn bộc lộ một số hạn chế.
2.5.3. Nguyên nhân
Nguyên nhân khách quan:
- Nguồn ngân sách đầu tư cho giáo dục còn hạn chế, việc xã hội hóa giáo dục huy động nguồn đóng góp của PH gặp nhiều khó khăn trên địa bàn huyện miền núi.
- Sự phối hợp trong công tác giáo dục giữa các đơn vi, ban ngành còn chưa chặt chẽ.
- Công tác giảng dạy và giáo dục hầu như giao hoàn toàn cho GV và nhà trường, PH và chính quyền địa phương chưa có sự tích cực trong công tác chăm lo CSVC gây khó khăn cho hoạt động giáo dục.
- Trong công việc điều hành hoạt động của TCM dựa vào kinh nghiệm là chính, trong chỉ đạo điều hành chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ đề ra, tính chuyên nghiệp trong quản lý chưa cao.
- Công tác bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên chưa được quan tâm đúng mức. Công tác chỉ đạo GV thực hiện phương pháp DH phát huy tính chủ động, tích cực trong hoạt động cho HS còn nhiều tồn tại.
- Tuổi đời và tuổi nghề của đội ngũ TTCM không đồng đều, vừa kiêm nhiệm công tác giảng dạy nên công tác quản lý chưa được đầu tư. Một số TTCM trình độ CNTT còn hạn chế, có tư tưởng ngại khó, ngại va chạm; không thích thay đổi, thực hiện những ý tưởng đổi mới.
- Một số CBQL còn hạn chế về năng lực và nghiệp vụ quản lý, chưa tích cực trong quá trình tự học, tự nâng cao trình độ quản lý.
- Công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho TTCM của Hiệu trưởng ở nhiều trường cũng chưa được quan tâm đúng mức. Việc tự học, tự bồi dưỡng của TTCM không được thường xuyên, đặc biệt việc chậm đổi mới phương pháp quản lý tổ chuyên môn, một số TTCM còn trẻ thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.
- Công tác bồi dưỡng các kỹ năng nhằm nâng cao năng lực quản lý choTTCM chưa được các trường quan tâm thực hiện, cũng ảnh hưởng đến chất lượng quản lý TCM.
Tiểu kết chương 2
Chương 2 của luận văn đã nêu một cách khái quát những đặc điểm về kinh tế - xã hội và tình hình phát triển giáo THCS của huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Nội dung của chương này dành cho việc khảo sát thực trạng hoạt động TCM và thực trạng quản lý hoạt động TCM ở các trường THCS Huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Qua khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động TCM của các trường trên địa bàn huyện phần nào cũng phản ánh được: hoạt động của TCM ở các nhà trường cơ bản đã đi vào quỹ đạo, theo định hướng phát triển GD&ĐT trong giai đoạn hiện nay. Hiệu trưởng các trường luôn bám sát mục tiêu, đường lối phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước để chỉ đạo sâu sát hoạt động chuyên môn ở đơn vị mình, góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng giáo dục THCS của toàn huyện.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được đó thì vẫn còn bộc lộ những hạn chế, thiếu sót và bất cập. Các kết quả nghiên cứu trên thực tiễn của đề tài cho thấy: hoạt động của TCM ở các trường vẫn còn nhiều bất cập và chưa thật sự mang lại hiệu quả; phong trào đổi mới PPDH còn chậm so với các huyện khác; việc tự học, tự bồi dưỡng của một bộ phận CBQL, TTCM và GV chưa cao, còn mang tính hình thức; công tác tổ chức sinh hoạt chuyên môn còn nhiều hạn chế về một số nội dung. Trong sinh hoạt chuyên môn chưa có sự chỉ đạo sâu sát, chưa nắm vững các nội dung yêu cầu của chương trình GDPT mới sẽ áp dụng cho năm 2022. Các biện pháp chỉ đạo và quản lý
nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của TCM có lúc chưa đồng bộ, một số TTCM còn chưa được bồi dưỡng về năng lực quản lý, đôi lúc chưa phát huy hết năng lực trong điều hành hoạt động TCM.
Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào cho đội ngũ CBQL, TTCM và GV ở các trường THCS trên địa bàn huyện nhận thức rõ được tầm quan trọng của hoạt động TCM. Những vấn đề đã nghiên cứu ở trên đây là cơ sở quan trọng cho việc đặt ra một nhiệm vụ tất yếu mà luận văn sẽ giải quyết ở chương 3 là đề xuất một số biện quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của TCM ở các trường THCS huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN NAM TRÀ MY TỈNH QUẢNG NAM 3.1. Nguyên tắc chung đề xuất các biện pháp
3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu
Nhằm đảm bảo tính mục tiêu, mọi hoạt động đều phải đảm bảo tính pháp quy, mọi hoạt động của nhà trường đều phải căn cứ Luật Giáo dục, Điều lệ trường THCS và các văn bản của Bộ, Ngành, Sở GD&ĐT, Phòng GDĐT. Việc xác lập các biện pháp quản lý hoạt động TCM nhằm mục đích đề ra phương hướng và lập kế hoạch thực hiện để đạt được mục tiêu của giáo dục THCS.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đồng thời trên cơ sở mục tiêu định hướng, tìm ra các biện pháp thực hiện cụ thể. Theo
đó mục tiêu của đề tài “Một số biện pháp quản lý hoạt động TCM ở các trường THCS
trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam” chính là tìm ra các biện pháp quản lý hiệu quả hoạt động TCM, chủ yếu là tác động đến TTCM và tập thể giáo viên trong TCM để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình giảng dạy và giáo dục học sinh, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, đạt được mục tiêu đã đề ra. Đảm bảo sau thời gian thực hiện, các biện pháp quản lý hoạt động TCM ở các trường THCS trên địa bàn huyện phát triển theo hướng tích cực, đáp ứng với yêu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay.
3.1.2. Đảm bảo tính khoa học
Căn cứ vào lý luận quản lý, lý luận dạy học, khoa học quản lý trường học, quản lý trường THCS, vị trí vai trò hoạt động của TCM trong các nhà trường. Chúng tôi thấy rằng muốn nâng cao chất lượng dạy - học, người CBQL đồng thời phải nắm vững lý luận về khoa học quản lý nói chung, quản lý trường học nói riêng và phải là những chuyên gia về giáo dục trong quá trình chỉ đạo quản lý đơn vị, tránh tình trạng quản lý theo kinh nghiệm cá nhân mà phải biết đổi mới cách nghĩ, cách làm, phân cấp trong quản lý hoạt động TCM một cách khoa học và phù hợp với tình hình cụ thể của đơn vị mình. Có như vậy thì công tác quản lý hoạt động TCM mới thực sự đem lại hiệu quả thúc đẩy, nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục ở các trường THCS trong giai đoạn hiện nay.
3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa
Các biện pháp đưa ra trong đề tài cần phải hướng đến mục đích là nhằm phát huy những mặt mạnh, những điểm mới, khắc phục những điểm yếu, những mặt còn hạn chế của hoạt động TCM và công tác quản lý hoạt động TCM của các trường THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam hiện nay. Trên cơ sở đó xây dựng, bổ sung phát triển công tác quản lý hoàn thiện hơn; khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý hoạt động TCM nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của nhà trường trong
giai đoạn giáo dục mới.
3.1.4. Đảm bảo tính khả thi
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp quản lý hoạt động các tổ chuyên môn ở các trường PTDTBT THCS được tăng cường và đổi mới so với thực trạng quản lý và hoạt động tổ chuyên môn hiện nay nhưng phải phù hợp với thực tiễn, phát huy hiệu quả trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn, nếu không các biện pháp sẽ trở nên vô nghĩa. Tính khả thi còn đòi hỏi các biện pháp đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn quản lý TCM các trường THCS trên địa bàn huyện và trở thành hiện thực và có hiệu quả cao trong các khâu, các chức năng quản lý.
Chính vì vậy các biện pháp quản lý hoạt động các trường PTDTBT THCS huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam phải đảm bảo tính khả thi.
3.1.5. Đảm bảo tính thực tiễn
Xuất phát từ kết quả khảo sát và việc phân tích thực trạng quản lý hoạt động TCM của hiệu trưởng ở các trường THCS huyện Nam Trà My, chúng tôi thấy rằng: đội ngũ CBQL đã có nhiều cố gắng để quản lý hoạt động TCM. HT các nhà trường đã đề ra được nhiều biện pháp thiết thực. Một số biện pháp có hiệu quả cao, mang lại tác động tích cực trong công tác quản lý. Song cũng có biện pháp hiệu quả còn thấp, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là chưa có các biện pháp đồng bộ, hạn chế trong công việc tổ chức thực hiện và phối hợp các biện pháp tác động một cách toàn diện.
3.1.6. Đảm bảo tính hiệu quả
Trên cơ sở thực trạng quản lý hoạt động TCM ở các trường THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, các biện pháp đề xuất phải đảm bảo có khả năng áp dụng phổ biến trên địa bàn huyện, đem lại hiệu quả tốt, nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động TCM. Đảm bảo sau thời gian thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động TCM ở các trường THCS trên địa bàn huyện phát triển theo hướng tích cực, đáp ứng với yêu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay nhưng đồng thời cũng phù hợp với đặc thù các huyện miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Hiệu quả của công tác quản lý hoạt động TCM được xét trên tiêu chuẩn nhận thức của CBQL, GV và tầm quan trọng của hoạt động TCM, thực trạng quản lý hoạt động TCM ở các trường THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Hiệu quả của biện pháp quản lý hoạt động TCM còn thể hiện ở kết quả chất lượng giáo dục và dạy học của TCM ở các trường THCS địa bàn huyện.
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường phổ thông dân tộc bán trú huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam tộc bán trú huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam
3.2.1. Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho giáo viên, cán bộ quản lý về vai trò, nhiệm vụ của tổ chuyên môn trong thực hiện nhiệm vụ lý về vai trò, nhiệm vụ của tổ chuyên môn trong thực hiện nhiệm vụ
3.2.1.1. Mục đích của biện pháp
môn ở trường THCS, để họ thấy rõ sự cần thiết của việc quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THCS nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia hoạt động nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường nói chung.
3.2.1.2. Nội dung biện pháp
Một trong những nhiệm vụ quản lý của Hiệu trưởng trong nhà trường đó là quản lý hoạt động TCM. Hiệu trưởng nào cũng ý thức được TCM là một bộ phận cấu thành trong bộ máy quản lý của nhà trường, có chức năng giúp HT điều hành các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến dạy và học; TCM trực tiếp quản lý giáo dục theo nhiệm vụ quy định; là đầu mối để Hiệu trưởng quản lý nhiều mặt, trong đó, chủ yếu vẫn là hoạt động dạy học trong nhà trường. Tuy nhiên, nhận thức đầy đủ những quy