Tăng cường đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 81 - 84)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.5. Tăng cường đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn

3.2.5.1. Mục đích của biện pháp

Sinh hoạt chuyên môn là một hoạt động hết sức quan trọng trong tất cả các hoạt động của trường học nói chung và trường THCS nói riêng, nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho GV, góp phần tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ, là cơ hội để giáo viên giao lưu, trao đổi những kinh nghiệm bản thân trong quá trình giảng dạy.

Hình thức sinh hoạt chuyên môn theo lối cũ mòn đã không còn mang lại hiệu quả trong xu thế đổi mới toàn diện nền giáo dục. Chính vì vậy cần đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn, chẳng hạn theo hướng nghiên cứu bài học giúp cho giáo viên tập trung phân tích được các vấn đề liên quan đến bài học, xây dựng được kế hoạch bài

học phù hợp với kế hoạch dạy học, nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, giúp họ có thêm những kiến thức về các phương pháp, mô hình dạy học hiện đại. Chỉ đạo nâng cao chất lượng, đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên môn là quá trình tác động của Hiệu trưởng đến TCM và GV, giúp GV hợp tác với nhau nhằm tìm ra các giải pháp cải tiến quá trình dạy học, giáo dục để tạo điều kiện tốt nhất phát triển năng lực học tập của học sinh, dạy học lấy học sinh làm trung tâm.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

Đổi mới nội dung sinh hoạt TCM với nội dung cốt lõi là GV tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến người học (HS). Không tập trung vào việc đánh giá giờ học, xếp loại GV mà nhằm khuyến khích GV tìm ra nguyên nhân tại sao HS chưa đạt kết quả như mong muốn và có biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học, tạo cơ hội cho HS được tham gia vào quá trình học tập; giúp GV chủ động trong quá trình điều chỉnh nội dung, PPDH sao cho phù hợp với từng đối tượng HS. Đảm bảo cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia vào quá trình học tập. GV quan tâm đến khả năng học tập của HS, đặc biệt là HS có khó khăn trong quá trình tiếp nhận kiến thức. Sinh hoạt chuyên môn cần đổi mới các nội dung như: các hoạt động của GV, quan sát hoạt động HS là trong các tiết dự giờ, chuyển từ đánh giá trình độ, cách dạy của GV sang suy ngẫm và chia sẻ về việc học của HS, đánh giá cách xử lý tình huống, các hoạt động của HS; cùng suy đoán các nguyên nhân khiến hiệu quả tiết học thấp và đưa ra những cách giải quyết khắc phục. Đổi mới trong nội dung sinh hoạt chuyên môn phải thực hiện theo từng bước, có kế hoạch cụ thể và đảm bảo tính mới, tính hiệu quả trong quá trình thực hiện.

Để nâng cao chất lượng, đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên môn ở trường THCS, Hiệu trưởng cần:

- Chỉ đạo TCM lập kế hoạch hoạt động đổi mới nội dung sinh hoạt TCM.

- Chỉ đạo TCM triển khai hoạt động nghiên cứu, tìm tòi đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên môn. Phát huy vai trò đội ngũ giáo viên cốt cán trong hoạt động nghiên cứu các nội dung cần đổi mới trong sinh hoạt TCM.

- Chỉ đạo TCM tổ chức hoạt động nghiên cứu bài học đồng thời thường xuyên giám sát việc thực hiện đúng qui trình nghiên cứu bài học trong sinh hoạt TCM.

- Chỉ đạo TCM chú trọng nâng cao chất lượng các buổi thảo luận về nội dung, PPDH cho từng bài học được nghiên cứu nhằm tìm ra PP tối ưu nâng cao chất lượng dạy học.

- Kiểm tra, đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu bài học của các TCM.

- Chỉ đạo các TCM tạo dựng và phát triển các thành viên trong tổ theo tinh thần “Tổ chức biết học hỏi”.

- Quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, địa phương về giáo dục, nhằm nâng cao nhận thức của GV về nhiệm vụ cao cả trong sự nghiệp trồng người.

trình GDPT 2018, sách giáo khoa mới, các quy định, quy chế chuyên môn...

- Tổ chức cho các thành viên trong tổ cùng bàn bạc, xây dựng kế hoạch tổ và kế hoạch cá nhân; thống nhất nội dung chương trình giảng dạy, thống nhất mục đích yêu cầu của từng chương, bài dạy cụ thể theo khối lớp; thống nhất thực hiện và sử dụng đồ dùng dạy học hoặc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy; thống nhất được nội dung tổ chức hoạt động chuyên môn nội - ngoại khóa cũng như nội dung bồi dưỡng, phụ đạo HS, thống nhất chương trình ôn tập, hệ thống kiến thức cho HS và nội dung kiểm tra, đánh giá HS.

- Tổ chức tốt các hoạt động thăm lớp, dự giờ của TCM cần được đi vào nền nếp, được sự tham gia nhiệt tình của các thành viên trong tổ.

3.2.5.3. Tổ chức thực hiện

HT giao nhiệm vụ cho TTCM chịu trách nhiệm về nội dung sinh hoạt TCM trong tuần của tổ mình để thống nhất trong toàn tổ.

Chỉ đạo và giám sát được các khâu soạn giảng, chấm, chữa bài, đánh giá của GV đối với HS một cách thường xuyên, có chất lượng, đúng và phù hợp với chương trình. Thực hiện các chuyên đề đổi mới PPDH, lựa chọn các PPDH phù hợp với đặc thù từng môn của khối lớp, đối tượng HS, điều kiện trường, lớp cụ thể.

Tăng cường sử dụng hợp lý công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp giảng dạy, khuyến khích GV soạn giảng, ứng dụng CNTT trong giảng dạy và tham gia cuộc thi soạn giáo án điện tử E-Learning; coi trọng thực hành, thí nghiệm; chú trọng liên hệ thực tế, giáo dục mang tính thực tiễn gắn với đời sống trong giảng dạy phù hợp với nội dung từng bài học.

Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” nhằm trang bị kĩ năng sống, đảm bảo tính linh hoạt về hình thức dạy học, hình thức kiểm tra, đánh giá, rèn luyện kĩ năng hoạt động xã hội cho HS.

Tổ chức, chỉ đạo chặt chẽ công tác đổi mới phương pháp dạy học thông qua công tác bồi dưỡng GV và dự giờ thăm lớp của GV; tổ chức trao đổi kinh nghiệm ở các tổ chuyên môn, hội thảo cấp trường, cụm trường, hội thi GV giỏi các cấp; chú trọng phát hiện, nhân rộng gương điển hình về đổi mới phương pháp dạy học.

Thường xuyên tổ chức hội thảo chuyên đề để tổ chức hình thức dạy học sinh động, hiệu quả như dạy học trên lớp, dạy học ngoài trời, để phát huy tính tích cực học tập của HS.

Lồng ghép các buổi toạ đàm trong phiên họp Hội đồng sư phạm, để GV có dịp trao đổi kinh nghiệm về đổi mới phương pháp giảng dạy, công tác chủ nhiệm, biện pháp duy trì sĩ số học sinh.

Hoạt động quan trọng không thể thiếu trong sinh hoạt chuyên môn là dự giờ thăm lớp và nội dung sinh hoạt CM chủ yếu là đóng góp ý kiến sau tiết dự giờ để giáo viên học hỏi, rút kinh nghiệm trong giảng dạy từ đó nâng cao chất lượng giáo dục.

Chính vì vậy đổi mới nội dung sinh hoạt CM không thể bỏ qua việc đổi mới trong công tác dự giờ, thăm lớp và nhận xét, rút ra bài học sau mỗi tiết dự giờ.

Chỉ đạo TCM thảo luận các nội dung trọng tâm, các chỉ tiêu cần phấn đấu phù hợp với chỉ tiêu trường đăng ký thi đua trong năm học, bàn biện pháp để thực hiên, thông qua hội nghị cán bộ công chức để thảo luận thống nhất.

Khi tiến hành công tác chỉ đạo đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên môn , HT cần chú trọng thực hiện các nội dung sau:

- Tổ chức các buổi toạ đàm, hội thảo chuyên đề về sinh hoạt chuyên môn.

- Chỉ đạo cho TTCM giúp cho đội ngũ giáo viên trong tổ của mình hiểu rõ mục tiêu của đổi mới sinh hoạt chuyên môn.

- Chỉ đạo TTCM tổ chức cho các giáo viên trong TCM được tiếp cận, học tập, nắm vững nội dung, nhiệm vụ năm học, nắm vững các mục tiêu chuyên môn trong nội dung sinh hoạt chuyên môn, quy chế chuyên môn và những quy định mới của Ngành.

- Việc thống nhất chương trình giảng dạy, thống nhất mục đích yêu cầu của từng chương, từng bài cụ thể của từng môn của từng khối lớp là hoạt động quan trọng không thể thiếu, HT cần chỉ đạo cho TCM thực hiện thao tác này.

- Tăng cường hoạt động bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng định kỳ cho giáo viên về sinh hoạt chuyên môn.

- Chỉ đạo các TCM xây dựng và phát triển tổ theo tinh thần “Tổ chức biết học hỏi”, tạo động lực cho đội ngũ TTCM và giáo viên, tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích đổi mới PPDH, học hỏi tinh thần đồng đội, giúp cho giáo viên rèn luyện kỹ năng hướng dẫn đồng nghiệp.

- Chỉ đạo TTCM xây dựng các tiêu chí đánh giá sinh hoạt chuyên môn theo một cách khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Kế hoạch đánh giá cụ thể, rõ ràng và công bố cho giáo viên ngay từ đầu năm học.

- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn. - Xây dựng các chính sách động viên, khen thưởng và phê bình kịp thời, công bằng, khách quan đối với việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn của các TCM.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)