Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá chất lượng hoạt động của các tổ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 84 - 87)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá chất lượng hoạt động của các tổ

chuyên môn trong nhà trường

3.2.6.1 Mục đích của biện pháp

Mục tiêu công tác kiểm tra đánh giá chất lượng hoạt động TCM là để điều chỉnh hoạt động TCM đi đúng hướng, đúng với kế hoạch đã đề ra, làm cho hoạt động của TCM đáp ứng mục tiêu của tổ và của nhà trường; giúp cho Hiệu trưởng quản lý hoạt động TCM hiệu quả, đồng thời bổ sung, điều chỉnh những vấn đề phát sinh theo chỉ đạo của cấp trên kịp thời; đưa ra các tác động tích cực đến việc xây dựng môi trường sư phạm nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TCM, phát triển năng lực dạy học cho giáo viên.

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động của TCM giúp cho Hiệu trưởng kiểm định và đánh giá được chất lượng dạy học trong nhà trường một cách

khoa học, chính xác và linh hoạt, phù hợp với thực tiễn hoạt động, góp phần thúc đẩy hoạt động của TCM nói riêng và hoạt động giảng dạy của GV nói chung. Tránh những lối mòn trong kiểm tra, đánh giá sẽ tác động mạnh mẽ đến tư duy làm việc của TTCM, các thành viên trong tổ cũng như hoạt động của TCM.

3.2.6.2. Nội dung của biện pháp

Trong quản lý nhà trường, việc kiểm tra, đánh giá toàn diện mọi hoạt động là công việc diễn ra thường xuyên, là một trong những hoạt động cần thiết của nhà trường, giúp HT nhanh chóng nắm bắt được thực trạng các TCM, những khúc mắc trong hoạt động của tổ, để có biện pháp xử lý, giải quyết những hiện tượng mới nảy sinh, hoặc phát huy những nhân tố tích cực mới xuất hiện.

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, để vừa có được những thông tin cơ bản, chính xác, tập trung thời gian và trí tuệ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, để các TCM có sự năng động trong sinh hoạt chuyên môn. Điều này đồng nghĩa với sự tin tưởng và thúc đẩy sự nỗ lực của TTCM trong quản lý các tổ viên. Hơn nữa, càng tin tưởng, giao cho các tổ quyền tự chủ trong xây dựng kế hoạch và phương thức hoạt động bao nhiêu, thì càng phải tăng cường giám sát và nắm bắt thông tin về kết quả hoạt động bấy nhiêu.

Từ trước đến nay, ở các trường THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My, nhiều HT có kinh nghiệm trong việc kiểm tra, đánh giá đã thực hiện tốt công tác này. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội và mục tiêu hướng tới thay đổi căn bản, toàn diện nền giáo dục thì việc kiểm tra, đánh giá cần có được chú trọng tăng cường để đáp ứng yêu cầu của thời đại mới. Vì vậy, nội dung kiểm tra, đánh giá của HT cần chủ yếu tập trung vào các mặt:

- Nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn.

- Việc thực hiện quy chế chuyên môn ở các tổ chuyên môn. - Việc thực hiện kế hoạch hoạt động của các tổ chuyên môn

- Vấn đề tự học, tự bồi dưỡng của các thành viên trong tổ chuyên môn. - Công tác thi đua của tổ chuyên môn...

Về hình thức, có thể là kiểm tra nội bộ hoặc kết hợp với các đợt kiểm tra, thanh tra chuyên môn của Sở.

Tuy nhiên, có thể thấy một điều, với cách quản lý như thường thấy, HT thường bị vướng rất chặt vào các công việc sự vụ. Trong cương vị của mình, HT phải bao quát nhiều hoạt động, xử lý nhiều mối quan hệ đối nội cũng như đối ngoại... Với khối lượng công việc “khổng lồ” như thế, HT cần sắp xếp thời gian để làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá, để vừa có được những thông tin cơ bản, chính xác, vừa tập trung thời gian và trí tuệ cho những việc hệ trọng.

3.2.6.3. Tổ chức thực hiện

Một điều không thể thiếu trong quản lý hoạt động TCM là kiểm tra hoạt động TCM. Qua kiểm tra HT thấy được toàn bộ bức tranh hoạt động sư phạm của tập thể

giáo viên, trong đó bộc lộ tất cả các mảng màu khác nhau trong quá trình dạy học và giáo dục học sinh. Việc kiểm tra toàn diện các mặt của HT đối với TCM như bấy lâu vẫn được áp dụng trong các trường THCS ở huyện Nam Trà My cũng như các trường khác trên toàn tỉnh dẫu sao vẫn nằm trong mô hình chế độ chỉhuy, trên bảo dưới làm.

Với mô hình quản lý đã bộc lộ những lạc hậu, bất cập như thế, dù người lãnh đạo có năng nổ đến mấy cũng khó có được những sáng tạo và mang lại hiệu quả cao.

Trong nội dung đánh giá chất lượng hoạt động TCM, không thể thiếu là đánh giá chất lượng GV. Một trong các việc quen thuộc mà GV phải thực hiện hằng năm là tự bồi dưỡng, tích luỹ chuyên môn. Nhưng, vấn đề là căn cứ vào đâu để nhận biết GV đã thực hiện công việc này có hiệu quả? Thao tác quen thuộc lâu nay: kiểm tra và cuối năm thu bài thu hoạchbồi dưỡng thường xuyên. Rõ ràng, kiểm tra như vậy chỉ mới là nhìn bề ngoài, không biết được thực hư việc tích luỹ chuyên môn của GV và nhất là không thể nắm bắt được tác dụng của nó. Thêm một ví dụ khác, hằng năm, các TCM phải lên kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi và bồi dưỡng học sinh thi vào các trường nội trú, thi tuyển lớp 10. Kế hoạch bồi dưỡng và thời gian thực hiện nên để các tổ chủ động. HT chỉ cần quan tâm sâu hơn đến một số vấn đề có liên quan như đảm bảo hài hoà về nghĩa vụ và quyền lợi giữa HS và GV, động viên được tinh thần của GV và HS trong các cuộc thi là điều cần đặc biệt quan tâm. Nhưng ở khâu quan trọng nhất là kết quả cụ thể thì HT phải nắm thật chắc, bởi vì chỉ ở đó, chất lượng của hoạt động này mới được phản ánh đầy đủ.

Từ những vấn đề đã phân tích ở trên, trong việc kiểm tra, đánh giá, CBQL cần chú trọng thực hiện những công việc sau:

- Thành lập tổ kiểm tra gồm các thành viên kiểm tra đủ uy tín, đủ thành phần và có sức thuyết phục cao đối với giáo viên trong trường, giao nhiệm vụ cho từng thành viên, bên cạnh đó cần tổ chức bồi dưỡng cho các thành viên tham gia kiểm tra nắm vững nguyên tắc, ý nghĩa, nội dung và phương pháp thực hiện kiểm tra hoạt động TCM theo quy chế chuyên môn.

- Triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá, tổ chức thực hiện việc kiểm tra các hoạt động TCM: Hoạt động dạy học theo kế hoạch, sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề, đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.

- Chia kế hoạch kiểm tra nội bộ thành các phần việc cụ thể để tiện việc theo dõi, có thể thực hiện dễ dàng và mang lại hiệu quả cao:

+ Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch chuyên môn và dạy học, công việc này phải diễn ra hằng ngày.

+ Kiểm tra chuyên đề, kiểm tra hồ sơ chuyên môn (giáo án, báo giảng), nghiệp vụ, kiểm tra đột xuất, ... thực hiện theo kế hoạch tuần, tháng.

+ Kiểm tra, đánh giá thông qua các hoạt động quan sát giờ dạy thực tế, qua các đợt tham quan học tập do nhà trường tổ chức tại các đơn vị trong và ngoài địa bàn huyện.

+ Tổ chức họp rút kinh nghiệm sau mỗi lần thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá để giáo viên có biện pháp khắc phục những tồn tại và phát huy những ưu điểm, kết quả đánh giá lưu vào hồ sơ để làm căn cứ đánh giá sau này.

- Để làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động của TCM, nhà quản lý cần: + Triển khai đầy đủ các văn bản quy định hoạt động TCM tới TTCM và GV. + Nắm bắt thông tin về thực hiện quy chế chuyên môn một cách thường xuyên thông qua TTCM, GV hoặc trực tiếp kiểm tra các thông tin về hoạt động của TCM.

+ Kế hoạch và nội dung kiểm tra, đánh giá phải được công khai, minh bạch, dân chủ và công bằng, phân công cụ thể trách nhiệm thực hiện.

+ Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động TCM phải đảm bảo khách quan công bằng, đánh giá dựa trên nhiều phương diện, lấy hiệu quả công việc của TCM, GV làm tiêu chuẩn và thước đo đánh giá. Có như vậy, hoạt động TCM mới phát huy được hiệu quả và thực sự nâng cao chất lượng dạy học, phát triển năng lực dạy học cho GV.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)