Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho giáo viên, cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 70 - 73)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho giáo viên, cán bộ quản lý

lý về vai trò, nhiệm vụ của tổ chuyên môn trong thực hiện nhiệm vụ

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

môn ở trường THCS, để họ thấy rõ sự cần thiết của việc quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THCS nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia hoạt động nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường nói chung.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Một trong những nhiệm vụ quản lý của Hiệu trưởng trong nhà trường đó là quản lý hoạt động TCM. Hiệu trưởng nào cũng ý thức được TCM là một bộ phận cấu thành trong bộ máy quản lý của nhà trường, có chức năng giúp HT điều hành các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến dạy và học; TCM trực tiếp quản lý giáo dục theo nhiệm vụ quy định; là đầu mối để Hiệu trưởng quản lý nhiều mặt, trong đó, chủ yếu vẫn là hoạt động dạy học trong nhà trường. Tuy nhiên, nhận thức đầy đủ những quy định như trên tuy đúng nhưng vẫn mới chỉ dừng lại ở khuôn mẫu nặng tính công thức, máy móc được định chế hóa trong các văn bản quy định của cấp trên, chưa thể hiện được sự năng động, sáng tạo cũng như chưa in được dấu ấn riêng trong năng lực quản lý của người lãnh đạo. Muốn nâng cao chất lượng hoạt động của các TCM trong nhà trường thì CBQL phải nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của vấn đề này. Sự nhận thức đó, chung quy thể hiện như sau:

Trước hết, nếu mỗi trường học được xem như một đơn vị sản xuất, thì mỗi TCM là một đội sản xuất trực tiếp làm ra sản phẩm đặc thù, một sản phẩm không thể hoàn trả, không thể sản xuất lại - sản phẩm giáo dục. Cũng như nhiều hoạt động khác trong xã hội, giáo dục phải là hoạt động có tổ chức, có bộ máy, mỗi đơn vị trong bộ máy giữ những chức năng nhất định, không thể thay thế cho nhau. Hơn nữa, các thành viên trong TCM mới có khả năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa của môn học.

Công tác xây dựng kế hoạch là nhiệm vụ rất quan trọng của tổ trưởng, việc xây dựng kế hoạch chi tiết cụ thể cho từng nhiệm vụ sẽ quyết định đến hiệu quả hoạt động của TCM. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch của TCM trong năm học gồm có hai loại kế hoạch cơ bản sau:

- Kế hoạch năm học của TCM;

- Kế hoạch hoạt động trong năm học của giáo viên tương ứng với nhiệm vụ họ phải thực hiện.

Để quản lý TCM, HT phải chú ý hai phương diện: vừa phải rất sâu sát hoạt động của từng tổ, vừa phải tôn trọng đặc thù, những cá biệt về chuyên môn của các tổ. Hiệu trưởng phải luôn nhìn nhận rằng thành tích về chuyên môn và giáo dục toàn diện của nhà trường là kết quả chung của tất cả các TCM trong nhà trường. Có nhận thức rõ ràng điều đó, HT mới có những tìm tòi, sáng tạo trong quản lý hoạt động của các tổ chuyên môn trong nhà trường.

quan trọng của TCM là yếu tố có tính chất then chốt. Các văn bản được ban hành dù là kết quả của sự nghiên cứu rất kỹ lưỡng của các chuyên gia, thì đó cũng mới chỉ mang tính gợi dẫn, ban hành, lí thuyết. Do vậy, muốn nâng cao chất lượng hoạt động của TCM trong nhà trường thì việc nhận thức sâu sắc của CBQL về tầm quan trọng của TCM là điều cốt lõi. Sự nhận thức đó, được thể hiện ở những điểm như sau:

- Hiệu quả hoạt động TCM quyết định hiệu quả giáo dục của nhà trường.

- Nâng cao chất lượng hoạt động TCM trong nhà trường sẽ phát huy tinh thần nỗ lực sáng tạo của GV trong tập thể sư phạm, tính đoàn kết nội bộ, phát huy năng lực điều hành hoạt động của TTCM, đồng thời tạo một động lực thôi thúc GV trong TCM phát huy nhiều sáng kiến, kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực giảng dạy và giáo dục. - TCM còn có vai trò quan trọng trong việc góp phần bồi dưỡng đội ngũ GV, giúp giáo viên trau dồi, học hỏi các phương pháp và kĩ năng sư phạm, thông qua hoạt động dự giờ, trao đổi rút kinh nghiệm các tiết dạy, sinh hoạt chuyên đề, thao giảng, hội giảng … để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

3.2.1.3. Tổ chức thực hiện

Có kế hoạch hoạt động TCM đảm bảo chưa đủ cần phải tổ chức thực hiện như thế nào cho có hiệu quả cũng là vấn đề cần chú tâm. Vậy nên muốn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của TCM cho CBQL và TTCM về hoạt động TCM cần phải tổ chức thực hiện theo các bước sau:

- Thường xuyên phổ biến đến toàn thể CBQL, GV các văn bản quy định về nội dung, quyền hạn và nhiệm vụ của TCM trong nhà trường THCS. Đồng thời triển khai nhiệm vụ cụ thể trong năm học của tổ, chú trọng các nhiệm vụ mang tính điều chỉnh, khắc phục những hạn chế của hoạt động chuyên môn năm học trước.

- Phải tuyên truyền vận động, tổ chức các buổi học các văn bản của ngành và các buổi hội thảo về vị trí, vai trò của TCM trong toàn Hội đồng sư phạm.

- Tạo điều kiện để TTCM phát huy cao nhất năng lực, vai trò của mình trong việc quản lý hoạt động của tổ mình.

- Đáp ứng ở mức cao nhất trong hoàn cảnh cụ thể của nhà trường những yêu cầu về điều kiện hoạt động cho các TCM.

- Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ của TCM theo định hướng chung của toàn ngành và của phòng GD&ĐT huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam; phương hướng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của tổ phù hợp với tình hình thực tế của tổ và của nhà trường và phù hợp với đặc điểm học sinh.

- Tuyên truyền về tầm quan trọng và tác dụng các hoạt động của TCM đối với GV, nhà trường và đối với HS, đặc biệt là tác dụng đối với công tác dạy học là nhiệm vụ chính của nhà trường.

- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên như: tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, các buổi sinh hoạt chuyên môn, viết thu hoạch các nội dung bồi dưỡng; thực hiện bồi dưỡng thông qua

các sinh hoạt tập thể...

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá đúng thực chất về chất lượng của các TCM. Phát hiện và xử lý kịp thời những bất cập nảy sinh ở các TCM, tránh đánh giá chung chung, hình thức, chiếu lệ về các cá nhân cũng như về các TCM. Bên cạnh đó cần quán triệt, phổ biến tinh thần tự do, dân chủ gắn với trách nhiệm và quyền lợi của TTCM, có chế độ khen thưởng kịp thời cho những TTCM hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhưng đồng thời cũng có những biện pháp kỉ luật đối với TTCM không có tinh thần trách nhiệm.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)