Tình hình giáo dục bậc trung học cơ sở huyện Nam Trà My tỉnh Quảng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 43 - 45)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Tình hình giáo dục bậc trung học cơ sở huyện Nam Trà My tỉnh Quảng

Vinh. Huyện chưa có thị trấn, trung tâm hành chính huyện đặt tại xã Trà Mai.

2.2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội

Về kinh tế huyện Nam Trà My chủ yếu là kinh tế nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, trình độ sản xuất, thâm canh của người dân còn khá lạc hậu. Tỉ lệ hộ nghèo còn khá cao, 2.754 hộ chiếm 37%. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của Trung ương, Tỉnh kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện được xây dựng, mở rộng tạo điều kiện lưu thông thuận tiện.

Xuất phát điểm của nền kinh tế huyện rất thấp; trình độ dân trí không đồng đều, đời sống đại bộ phận nhân dân còn khó khăn, thiếu thốn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân mỗi năm hơn 10%; cơ cấu giá trị sản xuất theo giá hiện hành tăng dần ở 2 lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và nông - lâm nghiệp.

Các tiềm năng, thế mạnh của địa phương được khơi dậy, phát huy, nhất là cây Sâm Ngọc Linh, quế Trà My và các loại dược liệu. Hiện, thu nhập bình quân đầu người của Nam Trà My ước đạt 15,5 triệu đồng/năm. Kết cấu hạ tầng được đầu tư khá đồng bộ; đến nay 10/10 xã có đường ô tô về đến trung tâm xã. Ngoài ra, 10/10 xã với 35/35 thôn có điện lưới quốc gia, tỷ lệ hộ sử dụng điện hơn 69%.

Lĩnh vực văn hóa xã hội được chú trọng đầu tư phát triển. Cấp ủy chính quyền huyện đặc biệt quan tâm đến công tác phát triển giáo dục, nâng cao dân trí. Theo đó, mạng lưới trường, lớp của huyện không ngừng đầu tư xây dựng, phát triển. Hiện đã có 3 trường đạt chuẩn quốc gia cấp độ 1; duy trì phổ cập giáo dục 10/10 xã.

2.2.2. Tình hình giáo dục bậc trung học cơ sở huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam Nam

2.2.2.1. Về quy mô trường lớp, học sinh

Trong bối cảnh khó khăn chung của toàn huyện, giáo dục và đào tạo huyện Nam Trà My đã và đang đối mặt với rất nhiều khó khăn thử thách. Nguồn lực đầu tư cho giáo dục còn hạn chế; điều kiện giao thông, thông tin liên lạc còn khó khăn, bất cập; đội ngũ giáo viên trẻ thiếu kinh nghiệm; dân số chủ yếu là người dân tộc thiểu số nhận thức còn hạn chế nên chưa quan tâm đến vấn đề giáo dục con; khả năng tiếp thu, vận dụng kiến thức của học sinh rất hạn chế… Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, sự quản lý điều hành của chính quyền và sự nổ lực của lãnh đạo, cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục, giáo dục và đào tạo huyện Nam Trà My đã có nhiều đổi thay tích cực. Cơ sở vật chất, hạ tầng, trang thiết bị phương tiện dạy học được quan tâm đầu tư, trang bị; mạng lưới trường, lớp của huyện không ngừng phát triển. Hiện đã xây dựng được 03 trường PTDTBT THCS đạt chuẩn quốc gia cấp độ 1; duy trì phổ cập giáo dục 10/10 xã.

Bảng 2.1. Tổng hợp quy mô trường lớp, số lượng học sinh, số lượng, tỉ lệ GV

Năm học Số trường Số lớp Số học sinh Số giáo viên Tỉ lệ GV/lớp

2018 -2019 10 67 2113 148 2.2

2019 -2020 11 68 2240 142 2.1

2020-2021 11 72 2378 142 2.0

(Nguồn: Phòng GDĐT huyện Nam Trà My)

Qua số liệu ở bảng 2.1 cho thấy: Số lượng học sinh có chiều hướng tăng nhẹ, số lớp cũng tăng lên theo từng năm, trong khi đó tỷ lệ giáo viên/lớp ngày càng giảm và chưa đảm bảo theo quy định. Có 142 giáo viên, tỷ lệ bình quân đạt 2,0 giáo viên/lớp. Trong đó, nữ: 79 người chiếm 55,6%; dân tộc: 17 người, chiếm 12,0%; trình độ đào tạo: Trung cấp: 0, Cao đẳng: 16 chiếm 11,27%, Đại học: 126 chiếm 88,73%.

Mặc dù số lượng nhà giáo đạt chuẩn về trình độ đào tạo là rất cao, nhưng năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhiều nhà giáo còn hạn chế.

Về nghiệp vụ sư phạm: phần lớn nhà giáo đều đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ chưa đạt yêu cầu về năng lực sư phạm, trình độ tin học và ngoại ngữ.

Về cơ bản đội ngũ nhà giáo có ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một số ít nhà giáo do thiếu tu dưỡng, rèn luyện, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân và học sinh.

2.2.2.2. Về chất lượng học sinh

Bảng 2.2. Chất lượng học lực của học sinh THCS

Năm học Tổng số HS HỌC LỰC Giỏi Khá TB Yếu Kém SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 2018 - 2019 2113 125 5.9 586 27.7 1249 59.1 139 6.6 14 0.7 2019 - 2020 2214 121 5.7 606 27.4 1308 59.1 157 7.0 22 1.0 Học kỳ I 2020 – 2021 2378 130 5.5 642 27.0 1421 59.8 167 7.0 17 0.7

(Nguồn: Phòng GDĐT huyện Nam Trà My)

Bảng 2.3. Chất lượng hạnh kiểm của học sinh THCS

Năm học Tổng số HS HẠNH KIỂM Tốt Khá TB Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL 2018 - 2019 2113 1810 85.7 266 12.6 37 1.8 2019 - 2020 2214 1890 85.4 301 13.6 23 1.0 Học kỳ I 2020 - 2021 2378 2036 85.6 317 33.3 23 1.0 2 0.1

Từ số liệu ở bảng 2.2 và 2.3 cho thấy tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt chất lượng giáo dục hai mặt trên địa bàn huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam vẫn duy trì, tỉ lệ học sinh giỏi, khá cũng như học sinh đạt hạnh kiểm tốt có xu hướng giảm nhẹ, trong khi đó loại trung bình, yếu, kém có xu hướng tăng.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)