Phát huy năng lực của tổ chuyên môn trong việc đề xuất, lựa chọn sách

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 79 - 81)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Phát huy năng lực của tổ chuyên môn trong việc đề xuất, lựa chọn sách

giáo khoa, xuất bản phẩm tham khảo để sử dụng trong nhà trường

3.2.4.1 Mục đích của biện pháp

Nghiên cứu, lựa chọn sách giáo khoa thuộc danh mục sách giáo khoa đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt để. Mỗi môn học, hoạt động giáo dục ở mỗi khối lớp chọn 01 đầu sách giáo khoa.

Lựa chọn được bộ sách giáo khoa có hình thức, nội dung sinh động, tạo cảm hứng học tập cho học sinh; đảm bảo tính chính xác, khoa học, thực tiễn gắn với cuộc sống; phù hợp với đặc điểm của địa phương và năng lực của học sinh; nội dung thể hiện tính sáng tạo, tính tự học và hội nhập.

Khi lựa chọn sách, thực hiện đúng quy trình chọn sách theo Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT, công khai, minh bạch. Mỗi môn học, hoạt động giáo dục ở mỗi khối lớp lựa chọn 01 đầu sách giáo khoa phù hợp.

3.2.4.2 Nội dung biện pháp

Sách giáo khoa phải đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ và cách thức thể hiện phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương. Nội dung đảm bảo tính linh hoạt, có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng và phong cách học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh. Cấu trúc, nội dung sách giáo khoa tạo cơ hội để nhà trường, tổ chuyên môn và giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế. Chất lượng giấy tốt, không có lỗi in ấn và có giá thành hợp lý.

Sách giáo khoa phù hợp với việc học của học sinh, phù hợp với cơ sở vật chất và việc lập kế hoạch dạy học tại các trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện, thuận tiện, hiệu quả đối với giáo viên. Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, gây hứng thú với học sinh. Kênh chữ chọn lọc, kênh hình gần gũi, trực quan, phù hợp với nội dung bài học, có tính thẩm mỹ và tính giáo dục cao.

Nội dung mỗi bài học trong sách giáo khoa trình bày sinh động, lôi cuốn, thúc đẩy học sinh học tập tích cực, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập. Nội dung bài học, chủ đề trong mỗi môn học cần đảm bảo tính liên môn với các môn học khác và có những hoạt động học tập thiết thực, giúp học sinh biết cách định hướng để đạt được mục tiêu học tập.

Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học phải hướng đến việc phát triển kỹ năng nhận thức, kỹ năng tư duy, rèn khả năng tích hợp, vận dụng kiến thức mới cho học sinh. Cấu trúc sách linh hoạt, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục. Cấu trúc sách giáo khoa thuận lợi, hợp lý để tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo triển khai tốt, phù hợp với cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác.

Cách thiết kế bài học, chủ đề trong sách giáo khoa phải hỗ trợ, tạo điều kiện để giáo viên dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực, phù hợp với năng lực của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý.

Sách giáo khoa phải có nhiều nội dung, chủ đề kiến thức phong phú, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn.

Nội dung sách đảm bảo mục tiêu phân hóa, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của học sinh. Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, dễ khai thác.

3.2.4.3. Tổ chức thực hiện

Định kì vào đầu năm học, Hiệu trưởng cung cấp cho các tổ chuyên môn tài liệu tham khảo về các danh mục sách giáo khoa, xuất bản phẩm tham khảo trên cơ sở đó các tổ chuyên môn tiến hành nghiên cứu lựa chọn, đề xuất danh mục sách giáo khoa, xuất bản phẩm tham khảo cho nhà trường trong năm học.

giáo khoa của môn học thuộc chuyên môn phụ trách theo tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa; bỏ phiếu kín lựa chọn ít nhất 01 (một) sách giáo khoa cho mỗi môn học; báo cáo Hiệu trưởng danh mục sách giáo khoa do tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn. Danh mục sách giáo khoa do tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn có chữ ký của tổ trưởng tổ chuyên môn và các giáo viên tham gia lựa chọn;

Nhà trường tổ chức cuộc họp với thành phần dự họp gồm Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tổ trưởng tổ chuyên môn và đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh để thảo luận, đánh giá sách giáo khoa trên cơ sở danh mục sách giáo khoa do các tổ chuyên môn đề xuất; lựa chọn 01 (một) sách giáo khoa cho mỗi môn học; báo cáo về Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở) danh mục sách giáo khoa do nhà trường đề xuất lựa chọn. Danh mục sách giáo khoa do nhà trường đề xuất lựa chọn có chữ ký của người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông và các tổ trưởng tổ chuyên môn.

Ngoài ra để đảm bảo việc lựa chọn sách giáo khoa, xuất bản phẩm tham khảo phù hợp hơn với tình hình thực tế tại địa phương thì nhà trường hằng năm qua quá trình đưa vào sử dụng để giảng dạy và học tập cần phải thực hiện tốt các những công việc sau:

- Giáo viên có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, nhận định và đề xuất đúng, khách quan, tin cậy cho nhà trường để lựa chọn được những sách giáo khoa, xuất bản phẩm tham khảo có chất lượng và sử dụng có hiệu quả trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu; kịp thời phản ánh với cán bộ quản lý về những sách giáo khoa, xuất bản phẩm tham khảo không đúng với các quy định tại.

- Nhà trường có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về danh mục sách giáo khoa, xuất bản phẩm tham khảo mà trường đã lựa chọn cho học sinh, và cha mẹ học sinh.

- Giáo viên không được sử dụng những nội dung vượt quá chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình, sách giáo khoa trong các xuất bản phẩm tham khảo để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình dạy học.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)