Quản lý đề xuất lựa chọn sách giáo khoa, xuất bản phẩm tham khảo để sử

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 39)

7. Cấu trúc luận văn

1.4.8. Quản lý đề xuất lựa chọn sách giáo khoa, xuất bản phẩm tham khảo để sử

sử dụng trong nhà trường

Định kì vào đầu năm học, Hiệu trưởng thành lập Hội đồng để xem xét, lựa chọn, đề xuất danh mục sách giáo khoa, xuất bản phẩm tham khảo trên cơ sở đề xuất của các tổ chuyên môn. Thành phần tối thiểu của Hội đồng gồm: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn, tổ phó chuyên môn, giáo viên có cốt cán và nhân viên phụ trách thư viện trong cơ sở giáo dục.

Hiệu trưởng quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa, xuất bản phẩm tham khảo tối thiểu để có kế hoạch mua sắm và sử dụng hàng năm trong nhà trường trên cơ sở đề xuất của hội đồng lựa chọn sách giáo khoa, xuất bản phẩm tham khảo, cân đối nguồn kinh phí, quy mô của nhà trường, số lượng và chất lượng sách giáo khoa, xuất bản phẩm tham khảo đã có tại trường mình.

Danh mục sách giáo khoa, xuất bản phẩm do nhà trường đề xuất lựa chọn có chữ ký của Hiệu trưởng và các tổ chuyên môn.

Tiểu kết chương 1

Hoạt động trong bất cứ một lĩnh vực nào muốn thành công đều phải làm tốt công tác quản lý. Giáo dục cũng không nằm ngoài quy luật đó. Quản lý giáo dục vừa là khoa học vừa là một nghệ thuật đòi hỏi người quản lý cần phải nắm vững những vấn đề cơ bản về khoa học quản lý và quản lý GD. Đồng thời, cần vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương.

Trong công tác quản lý giáo dục nói chung và nhà trường nói riêng thì quản lý hoạt động TCM ở các trường là một hoạt động trọng tâm, hết sức quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và chất lượng giáo dục. Để quản lý hoạt động TCM có hiệu quả thì cần phải xây dựng TCM theo hướng đổi mới tích cực hơn, phát huy được sự năng động, vai trò tự chủ của TCM trong thực hiện nhiệm vụ. Cùng với đó cũng cần có những biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với TCM để nâng cao được hiệu suất, hiệu quả giảng dạy

Trong chương 1 chúng tôi đã trình bày khái quát những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến đề tài “Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường PTDTBT

THCS huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam” Trên cơ sở phân tích, tham khảo các

công trình nghiên cứu đồng thời theo góc nhìn của riêng bản thân, phần nào đã làm sáng tỏ các khái niệm về: Quản lý, Quản lý giáo dục, Tổ chuyên môn, Hoạt động TCM, Quản lý hoạt động của TCM ở trường trung học cơ sở, làm sáng tỏ tầm quan trọng của hoạt động dạy học và hoạt động quản lý của tổ chuyên môn.

Các luận điểm lý thuyết đã nêu ở trên là các vấn đề lý luận cốt lõi mà người nghiên cứu cần tìm hiểu, cần nắm vững để làm cơ sở khoa học, là cơ sở để chúng tôi đi vào tìm hướng giải quyết những vấn đề thực tiễn, định hướng cho công tác nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động TCM; tiếp tục nhiệm vụ nghiên cứu đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các hoạt động của TCM ở những chương tiếp theo của công trình này.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ

HUYỆN NAM TRÀ MY TỈNH QUẢNG NAM 2.1. Khái quát về quá trình khảo sát

2.1.1. Mục đích khảo sát

Điều tra, khảo sát về thực trạng hoạt động của TCM và việc quản lý hoạt động TCM ở các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, thu thập thông tin, nắm được các số liệu chính xác về hoạt động của TCM và công tác quản lý hoạt động TCM

Đánh giá thực trạng, phân tích xu hướng thay đổi, xây dựng kế hoạch, chiến lược về quản lý hoạt động TCM trên phạm vi huyện Nam Trà My.

2.1.2. Nội dung khảo sát

Tại mỗi trường, chúng tôi tiến hành khảo sát 3 đối tượng: CBQL (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng), tổ trưởng chuyên môn (TTCM) và giáo viên (GV) theo các nội dung:

- Thực trạng hoạt động tổ chuyên môn ở các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.

- Thực trạng công tác quản lý hoạt động TCM của Hiệu trưởng ở các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. - Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động TCM ở các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. - Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động TCM ở các trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.

2.1.3. Phương pháp khảo sát

Sử dụng phiếu khảo sát đối với HT, Phó HT, GV ở các trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.

Phỏng vấn trực tiếp các HT, Phó HT, GV. Quan sát thực tiễn công việc tại các nhà trường. Thu thập các hồ sơ liên quan.

2.1.4. Đối tượng, địa bàn khảo sát

Đối tượng khảo sát, bao gồm: Hiệu trưởng (11 người), các phó Hiệu trưởng (11 người), tổ trưởng chuyên môn (11 người), giáo viên (131 người) ở các trường PTDTBT THCS. Tổng số đối tượng khảo sát là 164 người.

Địa bàn khảo sát: tại 11 trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.

2.1.5. Tổ chức khảo sát

và các phiếu trưng cầu ý kiến đến các đối tượng đã nêu trên. Thời gian khảo sát từ tháng 3/2021 đến hết tháng 04/2021

2.1.6. Xử lý số liệu và viết báo cáo kết quả khảo sát

Các số liệu điều tra khảo sát sẽ được trình bày, sắp xếp và xử lý để rút ra những kết luận khoa học, khách quan bằng các phương pháp sau

- Phương pháp tính tỉ lệ phần trăm (%) - Phương pháp tính điểm trung bình.

Trên cơ sở tổng hợp các ý kiến tôi sẽ có những nhận định nhất định về thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường và đây cũng sẽ là cơ sở để tôi đưa ra các biện pháp về quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.

2.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, Giáo dục và Đào tạo huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam

2.2.1. Khái quát về huyện Nam Trà My. (Vị trí địa lý, dân cư, tình hình phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội). triển kinh tế, văn hóa - xã hội).

2.2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam

Huyện Nam Trà My là huyện miền núi cao nằm phía tây tỉnh Quảng Nam có vị trí địa lý: Phía Tây giáp huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam; phía Đông giáp huyện Sơn Tây tỉnh Quảng Ngãi, huyện Kon Plong tỉnh Kon Tum; phía Bắc giáp huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam; phía Nam, Tây Nam, Đông Nam giáp các huyện Đắk Glei, huyện TuMơRông tỉnh Kon Tum. Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 82.546,04 ha. Nam Trà My có địa hình đồi núi cao, có độ dốc lớn rất khó khăn trong việc phát triển kinh tế xã hội.

Dân số toàn huyện năm 2019 là 31.306 người, mật độ dân số 38 người/km2, thành phần dân cư đa số là người dân tộc thiểu số chiếm hơn 98%, gồm người Cadong, Xê đăng, M’nông, Kor; toàn huyện có 10 đơn vị hành chính cấp xã gồm: Trà Cang, Trà Don, Trà Dơn, Trà Leng, Trà Linh, Trà Mai, Trà Nam, Trà Tập, Trà Vân, Trà Vinh. Huyện chưa có thị trấn, trung tâm hành chính huyện đặt tại xã Trà Mai.

2.2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội

Về kinh tế huyện Nam Trà My chủ yếu là kinh tế nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, trình độ sản xuất, thâm canh của người dân còn khá lạc hậu. Tỉ lệ hộ nghèo còn khá cao, 2.754 hộ chiếm 37%. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của Trung ương, Tỉnh kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện được xây dựng, mở rộng tạo điều kiện lưu thông thuận tiện.

Xuất phát điểm của nền kinh tế huyện rất thấp; trình độ dân trí không đồng đều, đời sống đại bộ phận nhân dân còn khó khăn, thiếu thốn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân mỗi năm hơn 10%; cơ cấu giá trị sản xuất theo giá hiện hành tăng dần ở 2 lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và nông - lâm nghiệp.

Các tiềm năng, thế mạnh của địa phương được khơi dậy, phát huy, nhất là cây Sâm Ngọc Linh, quế Trà My và các loại dược liệu. Hiện, thu nhập bình quân đầu người của Nam Trà My ước đạt 15,5 triệu đồng/năm. Kết cấu hạ tầng được đầu tư khá đồng bộ; đến nay 10/10 xã có đường ô tô về đến trung tâm xã. Ngoài ra, 10/10 xã với 35/35 thôn có điện lưới quốc gia, tỷ lệ hộ sử dụng điện hơn 69%.

Lĩnh vực văn hóa xã hội được chú trọng đầu tư phát triển. Cấp ủy chính quyền huyện đặc biệt quan tâm đến công tác phát triển giáo dục, nâng cao dân trí. Theo đó, mạng lưới trường, lớp của huyện không ngừng đầu tư xây dựng, phát triển. Hiện đã có 3 trường đạt chuẩn quốc gia cấp độ 1; duy trì phổ cập giáo dục 10/10 xã.

2.2.2. Tình hình giáo dục bậc trung học cơ sở huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam Nam

2.2.2.1. Về quy mô trường lớp, học sinh

Trong bối cảnh khó khăn chung của toàn huyện, giáo dục và đào tạo huyện Nam Trà My đã và đang đối mặt với rất nhiều khó khăn thử thách. Nguồn lực đầu tư cho giáo dục còn hạn chế; điều kiện giao thông, thông tin liên lạc còn khó khăn, bất cập; đội ngũ giáo viên trẻ thiếu kinh nghiệm; dân số chủ yếu là người dân tộc thiểu số nhận thức còn hạn chế nên chưa quan tâm đến vấn đề giáo dục con; khả năng tiếp thu, vận dụng kiến thức của học sinh rất hạn chế… Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, sự quản lý điều hành của chính quyền và sự nổ lực của lãnh đạo, cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục, giáo dục và đào tạo huyện Nam Trà My đã có nhiều đổi thay tích cực. Cơ sở vật chất, hạ tầng, trang thiết bị phương tiện dạy học được quan tâm đầu tư, trang bị; mạng lưới trường, lớp của huyện không ngừng phát triển. Hiện đã xây dựng được 03 trường PTDTBT THCS đạt chuẩn quốc gia cấp độ 1; duy trì phổ cập giáo dục 10/10 xã.

Bảng 2.1. Tổng hợp quy mô trường lớp, số lượng học sinh, số lượng, tỉ lệ GV

Năm học Số trường Số lớp Số học sinh Số giáo viên Tỉ lệ GV/lớp

2018 -2019 10 67 2113 148 2.2

2019 -2020 11 68 2240 142 2.1

2020-2021 11 72 2378 142 2.0

(Nguồn: Phòng GDĐT huyện Nam Trà My)

Qua số liệu ở bảng 2.1 cho thấy: Số lượng học sinh có chiều hướng tăng nhẹ, số lớp cũng tăng lên theo từng năm, trong khi đó tỷ lệ giáo viên/lớp ngày càng giảm và chưa đảm bảo theo quy định. Có 142 giáo viên, tỷ lệ bình quân đạt 2,0 giáo viên/lớp. Trong đó, nữ: 79 người chiếm 55,6%; dân tộc: 17 người, chiếm 12,0%; trình độ đào tạo: Trung cấp: 0, Cao đẳng: 16 chiếm 11,27%, Đại học: 126 chiếm 88,73%.

Mặc dù số lượng nhà giáo đạt chuẩn về trình độ đào tạo là rất cao, nhưng năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhiều nhà giáo còn hạn chế.

Về nghiệp vụ sư phạm: phần lớn nhà giáo đều đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ chưa đạt yêu cầu về năng lực sư phạm, trình độ tin học và ngoại ngữ.

Về cơ bản đội ngũ nhà giáo có ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một số ít nhà giáo do thiếu tu dưỡng, rèn luyện, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân và học sinh.

2.2.2.2. Về chất lượng học sinh

Bảng 2.2. Chất lượng học lực của học sinh THCS

Năm học Tổng số HS HỌC LỰC Giỏi Khá TB Yếu Kém SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 2018 - 2019 2113 125 5.9 586 27.7 1249 59.1 139 6.6 14 0.7 2019 - 2020 2214 121 5.7 606 27.4 1308 59.1 157 7.0 22 1.0 Học kỳ I 2020 – 2021 2378 130 5.5 642 27.0 1421 59.8 167 7.0 17 0.7

(Nguồn: Phòng GDĐT huyện Nam Trà My)

Bảng 2.3. Chất lượng hạnh kiểm của học sinh THCS

Năm học Tổng số HS HẠNH KIỂM Tốt Khá TB Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL 2018 - 2019 2113 1810 85.7 266 12.6 37 1.8 2019 - 2020 2214 1890 85.4 301 13.6 23 1.0 Học kỳ I 2020 - 2021 2378 2036 85.6 317 33.3 23 1.0 2 0.1

Từ số liệu ở bảng 2.2 và 2.3 cho thấy tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt chất lượng giáo dục hai mặt trên địa bàn huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam vẫn duy trì, tỉ lệ học sinh giỏi, khá cũng như học sinh đạt hạnh kiểm tốt có xu hướng giảm nhẹ, trong khi đó loại trung bình, yếu, kém có xu hướng tăng.

2.3. Thực trạng hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam tộc bán trú trung học cơ sở huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam

2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của tổ chuyên môn và hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở của tổ chuyên môn và hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở

Tôi đã tiến hành khảo sát 22 CBQL, 11 TTCM và 131 GV, kết quả thu được cụ thể được biểu diễn ở biểu đồ 2.1

Biểu đồ 2.1. Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về vai trò của TCM

Qua kết quả thể hiện ở biểu đồ 2.1 cho thấy, đa số CBQL, TTCM, và GV được khảo sát đều có nhận thức tích cực về tầm quan trọng của TCM trong nhà trường. 81.8% CBQL, 63.6% TTCM và 52.1% GV đánh giá là rất quan trọng.

Tuy nhiên, vẫn còn 4.5% ý kiến của TTCM và 5.6% ý kiến của GV đánh giá ở mức độ không quan trọng. Điều này cho thấy vẫn còn một số ít chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động TCM trong nhà trường.

Từ thực trạng và thông qua kết quả khảo sát trên, đã đặt ra yêu cầu đối với các trường PTDTBT THCS cần phải thường xuyên bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL và GV về tầm quan trọng của hoạt động TCM ở trường PTDTBT THCS.

2.3.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo chương trình môn học, các hoạt động của tổ chuyên môn môn học, các hoạt động của tổ chuyên môn

Qua khảo sát 22 CBQL, 11 TTCM và 131 GV, kết quả cụ thể thu được thể hiện ở bảng 2.4 và 2.5

Bảng 2.4. Thực trạng xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo chương trình môn học. TT Nội dung Mức độ đánh giá Điểm TB Tốt Khá TB Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL 1

Rà soát nội dung chương trình, sách giáo khoa để loại bỏ nội dung không phù hợp và bổ sung nội dung phù hợp

120 73.2 44 26.8 3.7

2 Tổ chức thảo luận, thống

nhất nội dung điều chỉnh 90 54.9 74 45.1 3.5

3

Xây dựng kế hoạch giáo dục theo nội dung thảo luận và điều chỉnh

110 67.1 54 32.9 3.7

4 Phê duyệt kế hoạch dạy

học và giáo dục 164 100 4.0

Qua bảng khảo sát thực trạng, có thể nhận thấy một điều như sau: Nhìn chung các hoạt động trong công tác thực hiện xây dựng nội dung dạy học và giáo dục theo chương trình đảm bảo theo yêu cầu. Bên cạnh đó, vẫn còn một số vấn đề cần chú ý:

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện nam trà my tỉnh quảng nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)