Thực trạng điều kiện để tổ chức hoạt động GDPN TNXH cho HSTHPT

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 57 - 59)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.6. Thực trạng điều kiện để tổ chức hoạt động GDPN TNXH cho HSTHPT

Để nghiên cứu các điều kiện để phục vụ tốt cho hoạt động GDPN TNXH của HS THPT, chúng tôi tiến hành khảo sát các đối tượng CBGV và NV bằng phiếu hỏi với kết quả thống kê được thể hiện qua Bảng 2.10 như sau:

Bảng 2.10. Đánh giá thực trạng các điều kiện để tổ chức hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT

STT Các nội dung khảo sát

Mức độ quan trọng (1-Hoàn toàn KQT; 2- KQT;3-ít QT; 4-QT; 5- RQT) Mức độ thực hiện (1-Kém;2-Yếu;3-TB; 4-Khá; 5-Tốt) 1 2 3 4 5 𝑋̅ 1 2 3 4 5 𝑌̅ 1.

Sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật hiện đại như máy chiếu, máy tính, điện thoại, camera an ninh, Internet, mạng xã hội, nguồn dữ liệu cập nhật thông tin cá nhân HS điều tra đầu năm học, hằng quý, tháng…

0 0 0 5 3644.99 30 85118 17 1193.30

2.

Sử dụng phương tiện giáo dục truyền thống (bằng lời nói, sách, báo, truyện, phim, pano, tranh ảnh…)

0 0 0 94 2754.75 0 0 0 79 2904.79

3.

Sử dụng các thiết chế văn hóa xã hội: nhà tù, trại giam, khu tưởng niệm, nhà văn hóa…

0 0 0 8 3614.98 77 99140 11 41 2.56

4.

Sử dụng các điều kiện, phương tiện, cơ sở trong cộng đồng: các trường học, cơ quan công an địa phương, các nhân vật có ảnh hưởng đến giáo dục…

0 0 0 28 3414.92 0 33 63 64 2084.20

Qua kết quả thống kê trong Bảng 2.10, chúng ta thấy rằng tất cả các điều kiện, phương tiện đưa ra để tổ chức hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT đều rất quan trọng (ĐTB của các nội dung khảo sát đều đánh giá mức độ rất quan trọng do có giá trị trên 4.7). Trong đó, sử dụng các phương tiện, kỹ thuật hiện đại như máy chiếu, máy tính, điện thoại, Internet, mạng xã hội, mạng facebooks, Zalo, camera an ninh, nguồn dữ liệu cập nhật đầy đủ thông tin cá nhân của HS (được điều tra từ đầu năm học, cập nhật hằng quý, tháng) và

hệ thống liên lạc với gia đình HS hay cá nhân HS bất kỳ lúc nào nhờ hệ thống tin nhắn SMS là điều kiện rất thuận lợi, quan trọng nhất giúp cho mọi hoạt động GDPN TNXH cho HS đạt hiệu quả (ĐTB của các nội dung khảo sát này có giá trị 𝑋̅ =4.99).

Việc sử dụng các thiết chế văn hóa xã hội (nhà tù, trại giam, khu tưởng niệm, nhà văn hóa…) hay dùng các cơ sở cộng đồng, cơ quan công an địa phương, các nhân vật có ảnh hưởng, uy tín trong giáo dục làm điều kiện để GDPN TNXH cho HS THPT được đánh giá rất tốt, rất quan trọng (ĐTB của các nội dung khảo sát này đều đánh giá mức độ rất quan trọng có giá trị trên 4.9). Tuy vậy, việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại như máy chiếu, nguồn dữ liệu thông tin cá nhân HS, mạng Internet, camera an ninh… ở các trường học chưa được đầu tư đúng mức cho công tác GDPN TNXH cho HS (ĐTB có giá trị ở mức độ trung bình 𝑌̅= 3.3 <3.4). Đặc biệt, sử dụng các thiết chế văn hóa xã hội trong việc GDPN TNXH cho HS ở mức độ thực hiện kém vì có giá trị

𝑌̅= 2.56 <2.6).

2.3.7. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT

Để nắm bắt được thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT, chúng ta chỉ cần biết thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện của HS qua hoạt động GDPN TNXH. Điều này được tổ chức khảo sát từ CBGV và HS bằng phiếu hỏi. Kết quả được thống kê trên Bảng 2.11 như sau:

Bảng 2.11. Đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện của HS qua hoạt động GDPN TNXH

STT Các nội dung khảo sát

Mức độ quan trọng (1-Hoàn toàn KQT; 2- KQT;3-ít QT; 4-QT; 5- RQT) Mức độ thực hiện (1-Kém;2-Yếu;3-TB; 4-Khá; 5-Tốt) 1 2 3 4 5 𝑋̅ 1 2 3 4 5 𝑌̅ 1. Sử dụng các phương pháp KT-ĐG phổ biến như vấn đáp, trắc nghiệm, bài tự luận…

0 0 0 132 2374.64 0 0 22 31 3164.80

2.

Sử dụng các phương pháp KT-ĐG theo hướng KT-ĐG theo phẩm chất và năng lực người học: giải quyết tình huống ứng xử, quan sát và kiểm đếm hành vi, đánh giá qua nhận xét của các bên liên quan 0 0 0 12 3574.9797 97 102 15 58 2.57 3. Sử dụng hình thức tự KT-ĐG của HS 0 0 0 28 3414.9230 79 118 35 1073.30 4. Sử dụng hình thức KT-ĐG của nhóm/ tập thể 0 0 0 34 3354.9130 63 135 39 1033.34 5. Sử dụng hình thức KT-ĐG của gia đình

và các bên liên quan 0 0 0 76 2934.7933 85 144 46 62 3.06 6.

Quy trình KT-ĐG: chọn phương pháp đánh giá, thực hiện KT-ĐG, công bố kết quả, lưu trữ và sử dụng kết quả

Kết quả thống kê trên Bảng 2.11, chúng tôi nhận định được toàn bộ hình thức kiểm tra, đánh giá và quy trình kiểm tra đánh giá đưa ra khảo sát đều rất quan trọng (ĐTB của các tất cả nội dung khảo sát đều có giá trị 𝑋̅ trên 4.7). Trong đó, hình thức kiểm tra, đánh giá HS theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học là quan trọng nhất (ĐTB có giá trị 𝑋̅ =4.97), phù hợp với đổi mới giáo dục hiện nay (thông tư 32/2020, thông tư 26/2020, thông tư 58/2011 của Bộ GDĐT).

Tuy vậy, việc triển khai, thực hiện còn gặp nhiều khó khăn đối với sự thay đổi hình thức kiểm tra, đánh giá hiện nay ở các nhà trường như hình thức kiểm tra bằng cách giải quyết tình huống ứng xử, quan sát và kiểm đếm hành vi, đánh giá qua nhận xét của các bên liên quan hoặc hình thức tự kiểm tra, đánh giá của HS hoặc kiểm tra, đánh giá của nhóm/tập thể, gia đình (ĐTB của các nội dung khảo sát này có giá trị ở mức trung bình và yếu, 𝑌̅ từ 2.57 đến 3.40). Điều này, lãnh đạo các nhà trường cần quan tâm chỉ đạo, lưu ý GV khi kiểm tra, đánh giá HS phải bám sát yêu cầu đổi mới đảm bảo quy định hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)