7. Cấu trúc luận văn
3.2.3. Biện pháp 3 Thực hiện bổ sung, điều chỉnh các nội dung, tiêu chí đánh giá
Thông tư 58, 26, 32 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và điều kiện cụ thể của nhà trường
* Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường phải đảm bảo thực hiện đúng theo các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Trong đó, quan trọng nhất là Luật giáo dục, Điều lệ nhà trường, các văn bản về đánh giá, xếp loại HS do Bộ GDĐT ban hành đã có nhiều thay đổi so với trước đây. Điều này, đòi hỏi các nhà trường cần phải bổ sung, điều chỉnh nhiều nội dung trong hoạt động giáo dục của nhà trường nói chung, hoạt động giáo dục
đạo đức HS và nội dung về GDPN TNXH cho HS nói riêng.
Giúp cho CBGV, các LLGD khác trong và ngoài nhà trường kịp thời cập nhật những đổi mới của giáo dục nước nhà, đồng thời, thay đổi về quan điểm, thái độ của mình đối với giáo dục những HS mắc phải các TNXH, cũng như cách thức tổ chức hoạt động GDPN TNXH cho HS sao cho đạt hiệu quả nhất.
Vận dụng các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành vào thực tế nhà trường để xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, xếp loại về hạnh kiểm của HS, trong đó có nội dung liên quan đến GDPN TNXH của HS.
* Nội dung của biện pháp
Tổ chức so sánh, đánh giá, những tác động đến hoạt động giáo dục của nhà trường về giáo dục đạo đức cho HS nói chung, GDPN TNXH cho HS nói riêng theo hướng dẫn nhiệm vụ năm học mới của Bộ GDĐT, Sở GDĐT hằng năm, đặc biệt là những điểm mới của Luật Giáo dục 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/7/ 2020), cũng như Điều lệ trường trung học (Thông tư 32-có hiệu lực từ 01/11/2020) và Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế đánh giá, xếp loại HS THPT của Thông tư 58 (Thông tư 26-có hiệu lục từ ngày 11/10/2020) của Bộ GDĐT.
Xây dựng quy chế thi đua trong HS với bộ tiêu chí đảm bảo quy định và phù hợp với thực trạng HS và điều kiện thực tế của nhà trường.
* Cách thức thực hiện
Trước năm học mới (chưa tổ chức khai giảng), nhà trường tổ chức cuộc họp hội đồng giáo dục để công bố công tác kiện toàn tổ chức bộ máy nhà trường, trong đó dành thời gian thảo luận/tọa đàm về những điểm mới cần quan tâm trong năm học mới từ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ GDĐT và Sở GDĐT ban hành. Trên cơ sở đó, rà soát, điều chỉnh, bổ sung để ban hành nội quy HS (những điều HS nên và không nên làm), tổ chức hệ thống pano, áp phích tại sân trường với nội dung tuyên truyền giáo dục ý thức cho HS chấp hành.
Đầu năm học mới, trong việc xây dựng kế hoạch nhiệm vụ năm học của nhà trường, phải chú ý đến công tác rà soát, điều chỉnh, bổ sung những nội dung trong các văn bản quy định của nhà trường năm học trước đó về hoạt động GDPN TNXH cho HS, tiêu chí đánh giá, xếp loại thi đua trong HS đảm bảo quy định hiện hành và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương.
Thành lập Hội đồng thi đua, khen thưởng và tiến hành cuộc họp để phân công nhiệm vụ, đồng thời xây dựng bộ tiêu chí thi đua, khen thưởng trong HS kịp thời công bố vào đầu năm học mới. Trong cuộc họp này, hiệu trưởng với chức vụ là Chủ tịch hội đồng, phân công cho một phó hiệu trưởng với chức vụ là Phó Chủ tịch hội đồng thường trực phối hợp với Đoàn trường, cùng với các thành viên trong hội đồng để xây dựng bộ tiêu chí thi đua, khen thưởng trong HS phù hợp, đúng quy định.
Công bố quy chế thi đua, khen thưởng trong HS cho toàn thể CBGVNV, HS và CMHS biết ngay từ đầu năm học, cũng như giải thích rõ ràng về ý nghĩa, vai trò, tầm
quan trọng của quy chế này tại các cuộc họp hội đồng giáo dục đầu năm, họp PHHS đầu năm, sinh hoạt tiết chào cờ của HS đầu năm.
*Điều kiện để thực hiện
Ban hoạt động ngoài giờ lên lớp có kế hoạch tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung để hoàn thành bộ tiêu chí thi đua, khen thưởng trong HS trước năm học mới. Trong đó, chú trọng việc đánh giá những HS nguy cơ hoặc đã mắc phải các TNXH, cũng như xét trường hợp HS có tiến bộ tránh được TNXH.
Huy động được CBQL, GV, LLGD có năng lực trong hoạt động GDPN TNXH cho HS trong nhà trường.
Phối hợp với CA huyện, xã và Ban đại diện CMHS trong việc đánh giá chính xác và toàn diện thực trạng về những TNXH dễ làm cho HS mắc phải để có nhận định phù hợp và tổ chức tốt việc GDPN TNXH cho HS đạt hiệu quả.
Biểu dương kịp thời những CBGV đóng góp tích cực vào việc hoàn thành bộ tiêu chí đánh giá, xếp loại thi đua, khen thưởng trong HS đạt chất lượng.
3.2.4. Biện pháp 4. Thực hiện đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT bằng phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực.