Biện pháp 5 Chỉ đạo thực hiện đổi mới, đa dạng hình thức tổ chức hoạt động

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 81 - 85)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.5.Biện pháp 5 Chỉ đạo thực hiện đổi mới, đa dạng hình thức tổ chức hoạt động

động GDPN TNXH cho HS thông qua các hoạt động giáo dục trải nghiệm

* Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo cho học sinh trong các nhà trường là một trong những nội dung mà chương trình giáo dục phổ thông 2018 đặc biệt chú trọng với thời lượng 105 tiết / năm.

Giáo dục trải nghiệm giúp HS tự nguyện tham gia các hoạt động nhằm phát triển, nâng cao các tố chất và tiềm năng của bản thân, nuôi dưỡng ý thức sống tự lập, đồng thời tham gia các hoạt động chia sẻ với cộng đồng, giúp HS hình thành những phẩm chất cao đẹp mà một công dân cần có sau này. Qua đó, nuôi dưỡng năng lực ứng phó

một cách tích cực với môi trường đang dần biến đổi và thực hiện vai trò của một thành viên cấu thành nên xã hội.

Giáo dục trải nghiệm giúp HS cơ hội phát huy theo hướng sáng tạo sở thích và năng lực đặc biệt của HS, đồng thời, nuôi dưỡng năng lực hợp tác, đoàn kết trong học tập và xây dựng một tác phong luôn tìm tòi, sáng tạo; Thông qua các hoạt động trải nghiệm của HS, nhà trường có thể đánh giá sự thay đổi về hành vi, thái độ, từ đó đánh giá nhận xét hạnh kiểm, cũng như mức độ mắc phải các TNXH của HS (nếu có) một cách chính xác, khách quan và công bằng. Qua đó, nhà trường có biện pháp hữu hiệu nhằm giáo dục từng đối tượng HS đạt được mục tiêu giáo dục.

* Nội dung của biện pháp

Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục trãi nghiệm phù hợp với đặc thù bộ môn, nội dung chương trình theo quy định. Đặc biệt, qua hoạt động trãi nghiệm đem lại GDPN TNXH tốt hơn trong HS.

Nội dung của hoạt động trải nghiệm bao gồm: Hoạt động NGLL-HN; Hoạt động tự chủ; Hoạt động tổ chức sự kiện; Hoạt động sáng tạo khoa học kỹ thuật; Hoạt động câu lạc bộ; Hoạt động văn hóa nghệ thuật; Hoạt động thể dục, thể thao; Hoạt động tình nguyện; Hoạt động trải nghiệm thực tế. Cụ thể:

+ Hoạt động giáo dục NGLL-HN: Đẩy mạnh hoạt hoạt động giáo dục NGLL ra khỏi 4 bức tường nhà trường và định hướng nghề nghiệp qua việc ứng dụng CNTT truyền thông cùng với việc trải nghiệm thực tế tại các công ty, doanh nghiệp, công trường, nông trại… để học sinh có định hướng đúng đắn về nghề nghiệp trong tương lai phù hợp với đam mê, sở thích, năng lực cá nhân, sự thịnh vượng của nghề nghiệp sẽ chọn và hiệu quả kinh tế mà nghề nghiệp mang lại cho bản thân.

+ Hoạt động tự chủ: Nhà trường đẩy mạnh phát triển các hoạt động tự chủ, lấy HS làm trung tâm; HS tự giác tham gia vào các hoạt động giáo dục của nhà trường. Cụ thể: Hoạt động thích nghi; Hoạt động tự quản; Hoạt động tổ chức sự kiện; Hoạt động sáng tạo độc đáo…

Hoạt động thích nghi:

Các hoạt động giúp HS thích nghi với môi trường mới sau khi nhập học, lên lớp, chuyển trường…

Các hoạt động giúp hình thành thói quen sinh hoạt cơ bản như trật tự trên dưới, lễ nghi, phép lịch sự, chúc mừng, tạo dựng mối quan hệ thân mật, thầy trò đồng hành…

Các hoạt động tư vấn học tập, sức khỏe, tính cách, bạn bè…

Hoạt động tự quản:

Các hoạt động phân chia mỗi người 1 vị trí, mỗi người một bộ phận trong khoa, trong lớp.

Các hoạt động bàn bạc, chỉ đạo tổ chức, các buổi thảo luận, các buổi hội ý…

Hoạt động tổ chức sự kiện:

Các buổi triển lãm, buổi giới thiệu, hội thảo khoa học, nghệ thuật, hội thi đấu, đại hội tranh tài…

Các hoạt động đánh giá thể lực, kiểm tra thể hình, thể chất của cho HS, đại hội thể dục thể thao, hội thi đấu giao hữu, rèn luyện một đời sống sinh hoạt an toàn…

Các hoạt động huấn luyện, học tập thực tế, du lịch khảo sát thực tế, điều tra học thuật, tìm hiểu về di sản văn hóa, chuyến đi khám phá đất nước, trải nghiệm văn hóa nước ngoài…

Hoạt động sáng tạo độc đáo:

Các hoạt động độc đáo, đặc trưng của từng HS, từng lớp, từng khóa, từng trường và từng địa phương…

Các hoạt động nghiên cứu khoa học, làm đồ dùng học tập,… Các hoạt động kế thừa, phát huy truyền thống nhà trường …

+ Hoạt động câu lạc bộ: HS tự nguyện tham gia vào các hoạt động câu lạc bộ để bồi dưỡng tinh thần đoàn kết, hợp tác; phát huy sở thích và năng lực đặc biệt của bản thân. Chẳng hạn: Hoạt động học thuật; Hoạt động văn hóa nghệ thuật; Hoạt động thể thao; Hoạt động thực tập siêng năng; Hoạt động đoàn hội thanh thiếu niên.

Hoạt động học thuật:

Hội thoại bằng tiếng nước ngoài, nghiên cứu khoa học, tìm hiểu, nghiên cứu xã hội, nghiên cứu đa văn hóa…

Phát minh, sử dụng hiệu quả máy tính, internet, báo chí …

Hoạt động văn hóa nghệ thuật:

Văn nghệ, sáng tác, hội họa, điêu khắc, thư pháp, nghệ thuật truyền thống, nghệ thuật hiện đại…

Thanh nhạc, nhạc cụ, nhạc kịch, ô pê ra…

Diễn kịch, phim, phát thanh truyền hình, chụp ảnh…

Hoạt động thể dục, thể thao:

Các môn thể thao dùng bóng, điền kinh, bơi lội, thể dục nhịp điệu, cầu lông, trượt băng, đi bộ, cắm trại…

Các trò chơi dân gian, môn vật, Taekwondo, Taekkyon, võ thuật…

Hoạt động thực tế (gia đình):

Nấu ăn, thêu thùa, may vá, cắm hoa… Chăn nuôi, trồng trọt, tạo cảnh … Thiết kế, làm mộc, chế tạo rô bốt …

Hoạt động đoàn thể thanh niếu niên

Liên đoàn hướng đạo, đoàn thanh niên, hội liên hiệp thanh niên, hội chữ thập đỏ,…

+ Hoạt động tình nguyện: HS tham gia vào các hoạt động chia sẻ quan tâm tới những người xung quanh, bảo vệ môi trường. Cụ thể: Hoạt động tình nguyện trong trường; Hoạt động tình nguyện địa phương; Hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên; Hoạt

động chiến dịch… (theo chủ đề, theo thời điểm)

Hoạt động tình nguyện trong nhà trường

Giúp đỡ các bạn học kém, các bạn là người khuyết tật, ốm yếu, bệnh tật, các bạn HS con em gia đình đa văn hóa…

Hoạt động tình nguyện tại địa phương

Giúp đỡ công việc tại các công trình phúc lợi, công trình công cộng, bệnh viện, nông thôn, làng chài, …

Giúp đỡ những người nghèo khó xung quanh, làm các công việc mang tính chất động viên, giúp đỡ tại các cô nhi viện, viện dưỡng lão, bệnh viện, doanh trại quân đội…

Cứu hộ thiên tai, hợp tác quốc tế cứu hộ dân tị nạn…

Hoạt động bảo vệ môi trường, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp, bảo vệ tự nhiên, hoạt động trồng cây gây rừng, tạo thói quen sinh hoạt ít gây ô nhiễm môi trường…

Bảo vệ công trình công cộng, di sản văn hóa, di tích lịch sử…

Hoạt động chiến dịch

Các hoạt động chiến dịch về trật tự xã hội, chiến dịch an toàn giao thông, chiến

dịch làm trong sạch môi trường xung quanh trường học, chiến dịch bảo vệ môi trường, chiến dịch hiến máu, chiến dịch khắc phục các định kiến…

+ Hoạt động định hướng: Thông qua các hoạt động phát triển bản thân phù hợp với năng lực, đặc điểm và sở thích của mình, HS sẽ tìm hiểu và lên kế hoạch cho hướng đi tương lai của mình. Cụ thể: Hoạt động khám phá bản thân; Hoạt động tìm hiểu thông tin về hướng phát triển tương lai; Hoạt động lập kế hoạch cho định hướng tương lai; Hoạt động trải nghiệm …

Hoạt động khám phá bản thân

Các hoạt động giúp hiểu về bản thân, bồi dưỡng, phát triển tâm hồn, khám phá phong cách cá tính riêng biệt của bản thân, hình thành giá trị sống và tìm hiểu các hướng đi khác nhau.

Hoạt động tìm hiểu thông tin cho hướng đi tương lai

Hoạt động tìm hiểu thông tin về học tập, thông tin thi đầu vào, tìm hiểu thông tin, tới tham quan ngôi trường đang hướng tới…

Hoạt động tìm hiểu thông tin về công việc, tư cách và tiêu chí lựa chọn của công ty mà mình hướng tới, đến tham quan nơi làm việc, tìm hiểu về đào tạo, học việc và xin việc…

Hoạt động lập kế hoạch cho tương lai

Hoạt động xây dựng các bước lập kế hoạch cho hướng đi tương lai về học tập hoặc công việc…

Hoạt động trải nghiệm thực tế công việc

Hoạt động thực tập, làm thêm, làm thử, trải nghiêm thực tế công việc …

Sau khi thành lập Ban chuyên môn của nhà trường, Trưởng ban chuyên tổ chức xây dựng kế hoạch đổi mới, đa dạng hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trãi nghiệm phù hợp với hoạt động GDPN TNXH cho HS và có khả năng ngăn ngừa tốt nhất việc HS vi phạm các TNXH.

Ban hoạt động ngoài giờ, các tổ chuyên môn nghiên cứu, lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động trãi nghiệm phù hợp nhất cho công tác GDPN TNXH cho HS trong nhà trường vào đầu năm học mới.

Nhà trường họp với thường trực Ban đại diện CMHS trường xây dựng kế hoạch giám sát, hỗ trợ GVCN, HS tổ chức các hoạt động trãi nghiệm cho HS đảm bảo an toàn, vui tươi, lành mạnh, đạt hiệu quả giáo dục cao.

Ban hoạt động ngoài giờ tổ chức kiểm tra, đánh giá, tổng kết công tác GDPN TNXH cho HS thông qua các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trãi nghiệm hằng tháng, quý, cuối học kỳ, cuối năm để kịp thời điều chỉnh, cải tiến cách làm phù hợp, hiệu quả.

* Điều kiện để thực hiện

Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục trãi nghiệm của nhà trường phải được xây dựng sớm từ đầu năm học, được sự thống nhất của hội đồng giáo dục và mang tính thiết thực và khả thi. Đồng thời, các điều kiện về CSVC, trang thiết bị, kinh phí đảm bảo cho các hoạt động giáo dục trãi nghiệm này diễn ra đúng kế hoạch.

Đội ngũ CBQL, CB Đoàn, GVCN, GVBM đều được trang bị đầy đủ kiến thức về nội dung và kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục trãi nghiệm cho HS của trường.

Tất cả HS đều hưởng ứng, hăng hái tham gia các hoạt động giáo dục trãi nghiệm hướng đến việc ngăn ngừa tốt các TNXH trong HS do nhà trường tổ chức.

Hội đồng thi đua và khen thưởng nhà trường kịp thời biểu dương CBGVNV, LLGD khác, HS có thành tích tốt, sáng tạo, tích cực tham gia và đem lại hiệu quả giáo dục đối với HS khi nhà trường triển khai các hoạt động giáo dục trãi nghiệm cho HS.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 81 - 85)