Mục tiêu của hoạt động GDPN TNXH cho HSTHPT

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 27 - 28)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.3. Mục tiêu của hoạt động GDPN TNXH cho HSTHPT

Chuyển hóa những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội thành những phẩm chất đạo đức nhân cách cho HS, hình thành ở HS thái độ đúng đắn, ý thức tự giác thực hiện các chuẩn mực của xã hội, thói quen chấp hành các quy định của pháp luật.

luật, chuẩn mực đạo đức xã hội, sống và làm việc theo pháp luật, sống có kỷ cương, nền nếp, có văn hóa, rèn luyện kỹ năng, hành vi theo các chuẩn mực đó và hình thành thái độ, ý thức trong HS.

Để HS có được những phẩm chất nói trên, các nhà trường cần quan tâm một số nội dung cơ bản như sau:

- Người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ nâng cao phẩm chất GDPN TNXH cho HS không ai khác chính là GV. Do đó, GV phải là người xác định chính xác, rõ ràng mục tiêu chung, cũng như mục tiêu từng hoạt động của hoạt động GDPN TNXH cho HS.

- GV là người có nhiệm vụ truyền tải đến tất cả HS mục tiêu của hoạt động GDPN TNXH đã được xác lập. Đồng thời, các hoạt động này trong quá trình giáo dục của GV cho HS của mình phải bám sát mục tiêu bài học.

- Ngoài ra, cả GV và HS đều đánh giá mức độ đạt được của mục tiêu sau từng hoạt động hoặc sau khi kết thúc chuỗi các hoạt động và có sự điều chỉnh, cải tiến cần thiết.

Nếu chúng ta thực hiện đảm bảo các yêu cầu nêu trên thì chắc chắn rằng công tác GDPN TNXH cho HS ở các nhà trường sẽ đem lại hiệu quả. Mọi công tác từ việc phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh phòng chống các TNXH ảnh hưởng đến HS của LLGD phải được chú ý từ sớm và kịp thời chặn đứng, đồng thời có biện pháp kiểm soát các hoạt động có thể lây lan hoặc dẫn đến TNXH. Thực hiện tốt điều này có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.

- Đối với cá nhân, qua công tác GDPN TNXH sẽ giúp cho mỗi người có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về tác hại của các TNXH đối với chính mình, với gia đình và xã hội. Từ đó, mỗi cá nhân sẽ có thái độ, hành vi lánh xa các TNXH, đồng thời là một tuyên truyền viên tích cực trong công tác GDPN TNXH, góp phần xây dựng xã hội an toàn, tốt đẹp.

- Đối với gia đình, nếu làm tốt công tác GDPN TNXH sẽ góp phần đem lại cho mọi gia đình yên vui, hạnh phúc, kinh tế ổn định và ngày càng phát triển.

- Đối với xã hội, thực hiện hiệu quả công tác GDPN TNXH sẽ góp phần đảm bảo cho một xã hội an ninh, an toàn, trật tự, ổn định; kinh tế không ngừng phát triển và đất nước ngày càng văn minh, hạnh phúc và thịnh vượng.

Như vậy, có thể hiểu, mục tiêu hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT là nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết cho HS về tác hại, nguy hiểm của TNXH. Từ đó, các em thấy rõ trách nhiệm của mình, chủ động tích cực phòng ngừa, không bị cám dỗ, lôi kéo vào con đường TNXH, góp phần xây dựng nhà trường không có TNXH, giúp nhà trường đảm bảo an toàn, môi trường sư phạm luôn được giữ vững.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)