Quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia vào hoạt động GDPN

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 38)

7. Cấu trúc luận văn

1.4.4. Quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia vào hoạt động GDPN

Lực lượng giáo dục trong nhà trường là GV, các tổ chức đoàn thể như Đoàn thanh niên, Công đoàn…Lực lượng giáo dục ngoài nhà trường là Ban đại diện CMHS, chính quyền và các ban, ngành đoàn thể của địa phương như Ủy ban nhân dân, Công an, Y tế, Hội chữ thập đỏ, Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội người cao tuổi…

Các lực lượng giáo dục nêu trên dựa vào thế mạnh của mình để hoạt động một cách hiệu quả nhất trong công tác phòng ngừa TNXH. Tuy nhiên, để tạo sức mạnh tổng hợp thì các lực lượng trên phải có sự thống nhất về quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục và có sự phối kết hợp chặt chẽ, kịp thời, cộng đồng trách nhiệm, trong đó nhà trường, gia đình là hai lực lượng quan trọng, cơ bản, thì mới thực sự đem lại hiệu quả.

Để kết nối, phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường đạt hiệu quả trong việc cùng nhau tổ chức hoạt động GDPN TNXH cho HS, nhà trường (đứng đầu là hiệu trường) phải triển khai đảm bảo các nội dung cơ bản sau:

- Xây dựng và ban hành các quy định nội bộ, cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường về công tác GDPN TNXH cho HS, như quy chế phối hợp giữa chính quyền nhà trường với công đoàn, giữa nhà trường với công an địa phương, giữa nhà trường với Ban đại diện CMHS trường…

- Lãnh đạo các lực lượng phối hợp theo dõi sát diễn biến mọi hoạt động của lực lượng mình phụ trách, quản lý tốt mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, hình thức phối hợp nhằm giáo dục, ngăn ngừa HS vi phạm TNXH của các bên thuộc trách nhiệm theo quy chế phối hợp đã ban hành.

- Lãnh đạo các lực lượng phối hợp cần cùng nhau tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, rút kinh nghiệm đối với công tác phối hợp giữa các LLGD trong việc tổ chức hoạt động GDPN TNXH cho HS một cách thường xuyên, hoặc định kỳ hàng tháng, quý, học kỳ, cuối năm học nhằm kịp thời điều chỉnh các hoạt động phối hợp nhằm đem lại hiệu quả công tác giáo dục. Đồng thời vào cuối năm học, các lực lượng phối hợp tổ chức họp tổng kết, đánh giá và nêu được những mặt mạnh, mặt yếu trong công tác phối hợp để từ đó, phát huy những mặt tốt, có kế hoach cải tiến biện pháp phối hợp nhằm khắc phục mặt yếu và nâng cao hiệu quả công tác phối hợp cho năm học đến.

- Các lực lượng phối hợp trong việc tổ chức hoạt động GDPN TNXH cho HS cần chú ý xây dựng các điều kiện về cơ sở dữ liệu chung lưu thông tin cá nhân của HS, hệ thống thông tin liên lạc giữa các LLGD đảm bảo kết nối mọi lúc, CSVC, thiết bị đảm bảo yêu cầu tối thiểu theo nội dung cam kết, đặc biệt là tài chính dành cho các hoạt động phối hợp để tổ chức GDPN TNXH cho HS.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)