7. Cấu trúc luận văn
1.5.2. Các yếu tố chủ quan
* Công tác quản lý giáo dục của nhà trường
Nhà trường có cả một hệ thống giáo dục được tổ chức quản lý chặt chẽ, với một đội ngũ cán bộ, giáo viên bộ môn, GVCN được đào tạo cơ bản có đủ phẩm chất và năng lực tổ chức lớp; với hệ thống chương trình giáo dục khoa học, các tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo phong phú, các phương tiện hỗ trợ giáo dục ngày càng hiện đại là yếu tố quan trọng nhất, có tính chất quyết định hiệu quả hoạt động GDPN TNXH cho HS. Vì vậy, nếu cán bộ quản lý, giáo viên có định kiến, thiếu thiện cảm, sử dụng các biện pháp hành chính thái quá, sự lạm dụng quyền lực của các thầy cô giáo, nhà quản lý; sự thiếu gương mẫu trong mô phạm giáo dục, việc đánh giá kết quả thiếu khách quan, công bằng…đều có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giáo dục đạo đức cho HS, trong đó có GDPN TNXH.
* Năng lực quản lýcủa người thực hiện chương trình GDPN TNXH
Các chủ trương, chính sách của Nhà nước hay mỗi địa phương (theo đặc thù từng địa phương) có ý nghĩa là tiền đề cho việc huy động nguồn lực xã hội trong thực hiện giáo dục phòng ngừa TNXH có được thực hiện và thực hiện một cách thuận lợi hay không. GDPN TNXH cho HS chỉ có thể thực hiện thành công khi có sự lãnh đạo trực tiếp, thường xuyên của Đảng, sự quản lí chặt chẽ của Nhà nước. Ngoài ra, ngành GDĐT đóng vai trò nòng cốt trong việc huy động sự tham gia phát triển giáo dục. Năng lực huy động sự tham gia phát triển giáo dục của ngành GDĐT quyết định việc huy động nguồn lực xã hội trong phát triển giáo dục có được hay không; thực hiện có đúng chủ trương, chính sách của Nhà nước, tuân thủ pháp luật và đảm bảo nguyên tắc không. Năng lực huy động sự tham gia phát triển giáo dục của ngành GDĐT thể hiện qua công tác tham mưu, đề xuất của ngành với Nhà nước, chính quyền địa phương; ở việc phối hợp với các ngành trong tổ chức thực hiện, ở kết quả thực hiện.
Nhận thức và tham gia phát triển giáo dục của các tổ chức (các ngành như Y tế, Công an, Lao động thương binh và xã hội, các tổ chức đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Khuyến học, các tổ chức tôn giáo, tổ chức từ thiện…) có ý nghĩa quan trọng đối với việc huy động nguồn lực xã hội GDPN TNXH. Nhận thức đúng của các tổ chức xã hội sẽ có tác động lan tỏa tới hội viên, đoàn viên, thành viên của mỗi tổ chức. Khi có nhận thức đúng, các tổ chức, mỗi đoàn viên, hội viên, thành viên của tổ chức sẽ có hành động thiết thực cùng với ngành GDĐT, nhà trường đóng góp và huy động nhân lực, vật lực, tài chính… làm cho hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT đạt hiệu quả.
Hoạt động GDPN TNXH đa dạng và phong phú với nhiều nội dung khác nhau và luôn ở trạng thái động từ nội dung đến hình thức, do đó đòi hỏi người thực hiện phải có
năng lực đặc trưng; hiểu biết nhiều lĩnh vực, năng lực thiết kế bài học (lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp), tìm kiếm các biện pháp thực hiện chương trình, năng lực tổ chức hoạt động, tiếp cận và huy động các lực lượng giáo dục cùng tham gia, khả năng diễn đạt tốt, năng động, sáng tạo luôn có ý thức tìm kiếm cái mới… Năng lực tổ chức điều hành các hoạt động của giáo viên là yếu tố quan trọng trong hoạt động GDPN TNXH, đồng thời cần có sự kết hợp với tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Hoạt động GDPN TNXH với đặc trưng là các giờ học “lồng ghép”, tích hợp và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhưng lại khó ép các thành viên tham gia nên đòi hỏi người thực hiện ngoài việc thực hiện đúng chương trình còn phải biết vận dụng linh hoạt kiến thức của nhiều môn học để tạo cho tiết học sinh động, phong phú cuốn hút các thành viên tham gia. Muốn làm được điều đó, người thực hiện cần phải có năng lực, có kinh nghiệm, có uy tín. Trong thực tế hiện nay, giáo viên chưa được đào tạo bài bản để thực hiện chương trình hoạt động GDPN TNXH, vì vậy, nhiều người còn hạn chế trong kinh nghiệm tổ chức các hoạt động cho HS THPT. Nhiều giáo viên chưa coi trọng hoạt động GDPN TNXH, dẫn tới tư tưởng ngại làm, ngại suy nghĩ tìm tòi.
* Nhận thức của các lực lượng giáo dục (nhà trường, gia đình và xã hội): Hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH được diễn ra trong và ngoài nhà trường, để thực hiện hoạt động này đạt hiệu quả thì nhận thức của lực lượng giáo dục có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình tổ chức. Lực lượng giáo dục bao gồm: CBQL, GV, phụ huynh, các đoàn thể, tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường. CBQL phải là người đi đầu trong công tác tổ chức các hoạt động GDPN TNXH, nếu nhận thức không đúng đắn về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của hoạt động thì không thể điều hành các thành viên trong nhà trường thực hiện tốt công tác này. GV là những người trực tiếp chỉ đạo, điều hành, tổ chức các hoạt động GDPN TNXH cho HS, vì vậy mỗi GV cần phải nêu cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động GDPN TNXH trong giáo dục nhà trường. Đây là nhân tố cùng với quá trình dạy học để hình thành nhân cách của HS. GV không nhận thức đầy đủ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tổ chức thực hiện hoạt động GDPN TNXH, gây nhàm chán cho HS THPT. Công tác phối hợp giáo dục giữa nhà trường và CMHS là công tác thường xuyên liên tục, nhà trường và phụ huynh là cầu nối để giáo dục HS hình thành nhân cách, hình thành thái độ, ý thức, hành động. Cho nên, ở bất kỳ nhà trường nào, nếu công tác phối hợp được thực hiện tốt thì hiệu quả công tác giáo dục của nhà trường ngày càng tiến bộ và ngược lại. Hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH được tổ chức rộng rãi trong nhà trường và ngoài xã hội, chính vì vậy, để hoạt động có hiệu quả nhất thiết các nhà trường cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa các tổ chức trong nhà trường và ngoài nhà trường, đặc biệt là sự phối hợp với các tổ chức và các đoàn thể địa phương. Thực hiện tốt công tác này sẽ mang tính hiệu quả giáo dục xã hội rất cao, đồng thời tranh thủ được sự ủng hộ cả về tinh thần lẫn vật chất của đông đảo các ban ngành, hội đoàn thể của địa phương. Nhận thức của các lực lượng giáo dục trở thành yếu tố tích cực thúc đẩy việc xác định mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức phù hợp mang lại hiệu
quả giáo dục. Ngược lại, nếu nhận thức của các lực lượng giáo dục không đúng sẽ dẫn tới việc xác định mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức sai lầm hay việc thực hiện qua loa, hình thức, hiệu quả giáo dục thấp.
Tiểu kết Chương 1
Trường học là một tổ chức giáo dục, là một đơn vị cấu trúc cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân. Quản lý trường học nhằm hướng đến những tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm thúc đẩy các hoạt động của nhà trường thực hiện theo nguyên lý giáo dục tiến tới đạt mục tiêu trọng tâm là đưa hoạt động dạy và học tiến lên một trạng thái mới về chất.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay các trường học đang có nguy cơ bị TNXH xâm nhập, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục nhân cách cho HS thì vấn đề quản lý nhà trường như thế nào để ngăn chặn được các TNXH này lại trở thành vấn đề bức thiết, không chỉ ngành giáo dục mà toàn xã hội cũng phải quan tâm.
Để đảm bảo trường học là môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, trong sạch, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giáo dục toàn diện, trước hết người hiệu trưởng cần nắm vững những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý và quản lý giáo dục trong việc điều hành và quản lý nhà trường; cần phải trang bị những kiến thức lý luận về TNXH, tác hại, nguyên nhân TNXH xâm nhập vào trường học…trên cơ sở đó, hiệu trưởng xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo bộ máy giáo dục nhà trường một cách sáng tạo, linh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường và địa phương nhằm đạt hiệu quả nhất.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA TỆ NẠN XÃ HỘI CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG HUYỆN NÚI THÀNH TỈNH QUẢNG NAM 2.1. Khái quát quá trình khảo sát
2.2.1. Mục tiêu khảo sát
Thông qua kết quả điều tra, khảo sát, thu thập số liệu cần thiết nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động GDPN TNXH cho HS ở các trường THPT trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, từ đó đánh giá những ưu điểm, hạn chế, làm cơ sở để đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDPN TNXH cho HS THPT trên địa bàn huyện.
2.1.2. Nội dung khảo sát
Nội dung điều tra, khảo sát tập trung vào các vấn đề sau:
- Khảo sát thực trạng về nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi TNXH của HS THPT tại các trường THPT trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
- Khảo sát thực trạng về hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
- Khảo sát thức trạng về quản lý hoạt động GDPN TNXH cho HS tại các trường THPT trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
2.1.3. Phương pháp khảo sát
Chúng tôi đã lựa chọn và phối hợp sử dụng đồng thời một số phương pháp nghiên cứu dưới đây:
- Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến để tiến hành điều tra, khảo sát. - Quan sát các hoạt động quản lý, dạy học.
- Phỏng vấn, trao đổi với CBQL, GV, HS, CMHS và các lực lượng khác tại địa phương liên quan.
- Nghiên cứu các văn bản đánh giá kết quả giáo dục. - Quy trình thực hiện:
Bước 1. Xác định những nội dung cần điều tra, khảo sát.
Bước 2. Xây dựng bộ phiếu hỏi theo các nội dung nêu trên.
Bước 3. Xác định thành phần điều tra khảo sát.
Bước 4. Thực hiện việc điều tra, khảo sát.
Bước 5. Thu thập các phiếu điều tra và xử lý các phiếu điều tra.
- Việc khảo sát thực hiện theo tiến trình: phát phiếu (trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua hệ thống Google Sheet, goole form, goole biểu mẫu), phỏng vấn, thu thập số liệu, tính số lượng người tham gia chọn cho từng mức độ.
2.1.4. Tổ chức khảo sát
- Sử dụng phương pháp điều tra, trưng cầu ý kiến (trực tiếp hoặc trực tuyến qua hệ thống Google sheet, goole from, goole biểu mẫu…) để thu thập thông tin, đánh giá thực trạng hoạt động GDPN TNXH và quản lý hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT thuộc địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam; Quan sát, phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia… nhằm tổng kết, đúc rút những bài học kinh nghiệm từ đội ngũ CBQL và những người làm công tác giáo dục ở các trường THPT trên địa bàn huyện.
- Để thực hiện việc thu thập các dữ liệu, thông tin hỗ trợ, đề tài tiến hành khảo sát tại 03 trường THPT công lập trong 3 năm học gần đây tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Đề tài tập trung khảo sát 369 người (100 GV, 9 CBQL, 60 CMHS, 200 HS) trên địa bàn huyện Núi Thành.
- Quy ước cách thức xử lý số liệu:
Sử dụng các phép toán để thống kê, tổng hợp và xử lý các số liệu thu thập được. Chúng tôi đã sử dụng phiếu tự đánh giá có 05 mức độ, với quy ước như sau:
+ Khảo sát về mức độ quan trọng: Rất quan trọng (RQT), quan trọng (QT), Ít quan trọng (ít QT), không quan trọng (KQT), hoàn toàn không quan trọng (hoàn toàn KQT)
+ Khảo sát về mức độ thực hiện: Tốt, Khá, TB, Yếu, Kém + Tính điểm theo mỗi mức độ:
RQT, Tốt : 5 điểm
QT, Khá : 4 điểm
Ít QT, TB : 3 điểm
KQT, Yếu : 2 điểm
Hoàn toàn KQT, Kèm : 1 điểm
- Công thức tính điểm trung bình: X̅ = ∑ 𝑋𝑖𝐾𝑖 5
𝑖 = 1
𝑛 , 1 ≤ 𝑋 ≤ 5
+ 𝑋 : Điểm trung bình + Xi : Điểm ở mức độ i
+ Ki : Số người tham gia chọn (tham gia) ở mức độ Xi + n : Số người tham gia đánh giá (khảo sát).
- Giá trị khoảng cách (thang đo): (5 – 1) / 5 = 0.8
- Kết quả:
𝑿 1.0 → 1.8 1.9 → 2.6 2.7 → 3.4 3.5 → 4.2 4.3 → 5.0 Giá trị Hoàn toàn KQT
Kém KQT Yếu Ít QT TB QT Khá RQT Tốt
2.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội, giáo dục đào tạo tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam tỉnh Quảng Nam
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam * Vị trí địa lý * Vị trí địa lý
Huyện Núi Thành nằm ở phía Nam của tỉnh Quảng Nam, phía Bắc giáp thành phố Tam Kỳ, phía Nam giáp huyện Bình Sơn và huyện Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi, phía Tây giáp huyện Bắc Trà My, phía Đông giáp Biển Đông. Tổng diện tích tự nhiên là 55.583,42 ha (số liệu đến 31/12/2016). Địa hình huyện Núi Thành có độ nghiêng lớn từ Tây Nam sang Đông Bắc, có thể chia làm 3 dạng: Trung du và miền núi, đồng bằng, ven biển. Nơi cao nhất tại vùng Trung du và miền núi là 1.132 m (núi Hú tại xã Tam Trà), ở đồng bằng là 69 m. Vùng văn biển có địa hình bằng phẳng và thấp, có nhiều cồn cát ổn định; một phần đồng bằng do các sông ngòi bồi đắp trên nền cát biển. Đây là vùng hạ lưu có nhiều đầm phá. Ngoài ra, vùng này còn có nhiều bãi đá trầm tích nhô lên khỏi mặt biển từ 10 đến 12 m thuộc xã Tam Tiến, Tam Hải, Tam Quang như đảo hòn Mang, Hòn Dứa, Bàn Than...Huyện Núi Thành nằm phía Đông dãy Trường Sơn và phía nam đèo Hải Vân, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa.
* Dân số, dân tộc
Dân số của Núi Thành đạt 147.721 người (01/4/2019), trong đó nam giới chiếm 48,6%, nữ giới chiếm 51,8%, người Kinh chiếm đại bộ phận dân số (98%), phần còn lại là người Kor với dân số khoảng 1.085 người sống chủ yếu tại xã Tam Trà. Đa phần dân cư sống tại các xã đồng bằng ven biển, các xã vùng núi có diện tích lớn nhưng dân cư thưa thớt.
Phần đông dân cư hoạt động trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp. Năm 2006, trong tổng số 68.896 người trong độ tuổi lao động, số lao động trong khu vực I đạt 50.478 người (chiếm 73,26%). Các ngành công nghiệp, xây dựng thu hút 7.351 lao động (chiếm 10,66%). Khu vực III dịch vụ thu dụng 7.479 người (chiếm 11,07%). Tuy nhiên quá trình dịch chuyển kinh tế kéo theo sự dịch chuyển lao động rất nhanh từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ.
* Phân chia hành chính
Huyện Núi Thành được thành lập vào ngày 03/12/1983, khi huyện Tam Kỳ được chia thành huyện Núi Thành và thị xã Tam Kỳ (nay là thành phố Tam Kỳ và huyện Phú Ninh). Khi mới thành lập, huyện gồm thị trấn Núi Thành và 13 xã (Tam Anh, Tam Giang, Tam Hải, Tam Hiệp, Tam Hòa, Tam Mỹ, Tam Nghĩa, Tam Quang, Tam Sơn, Tam Thạnh, Tam Tiến, Tam Trà, Tam Xuân). Đến ngày 29/8/1994, chia xã Tam Xuân thành 2 xã Tam Xuân I và Tam Xuân II. Đến ngày 07/7/2005, chia xã Tam Mỹ thành 2 xã Tam Mỹ Đông và xã Tam Mỹ Tây; chia xã Tam Anh thành 2 xã Tam Anh Bắc và xã Tam Anh Nam. Từ đó, huyện Núi Thành có 1 thị trấn và 16 xã như hiện nay.
* Kinh tế, xã hội
càng lớn và phát triển toàn diện. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng định hướng, theo đó tỷ trọng các ngành kinh tế phi nông nghiệp chiếm gần 95% tổng giá trị của nền kinh tế. Đến hết năm 2020, tổng quy mô nền kinh tế của Huyện đạt 80.095 tỷ đồng, tăng gấp 02 lần so