Thực trạng quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia vào hoạt động

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 63 - 66)

7. Cấu trúc luận văn

2.4.4. Thực trạng quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia vào hoạt động

Quản lý tốt sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia vào hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT tại các trường THPT trong huyện Núi Thành chắc chắn giúp cho các nhà trường có được môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, giúp cho HS phát triển tối đa phẩm chất và năng lực của mình, hình thành nên con người có nhân cách tốt sau này.

Có làm được điều này hay không, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu thực trạng quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng nói trên thông qua phiếu hỏi và phỏng vấn CBQL, GV về những nội dung khảo sát và mức độ quan trọng, mức độ thực hiện qua Bảng 2.15 như sau:

Bảng 2.15. Đánh giá thực trạng quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia vào hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT

STT Các nội dung khảo sát

Mức độ quan trọng (1-Hoàn toàn KQT; 2- KQT;3-ít QT; 4-QT; 5- RQT) Mức độ thực hiện (1-Kém;2-Yếu;3-TB; 4-Khá; 5-Tốt) 1 2 3 4 5 𝑋̅ 1 2 3 4 5 𝑌̅ 1.

Xây dựng và ban hành các quy định nội bộ về công tác phối hợp các LLGD trong việc tổ chức HĐGD PN TNXH cho HS

0 0 0 5 3644.99 3386 93 10353 3.15

2.

Quản lý việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ phối hợp các LLGD trong việc tổ chức HĐGD PN TNXH cho HS

0 0 0 12 3574.97 3283 10075 79 3.23

3.

Quản lý việc xác định nội dung, hình thức phối hợp các LLGD trong việc tổ chức HĐGD PN TNXH cho HS

0 0 0 18 3514.95 2987 60 10984 3.36

4.

Quản lý việc xác định cơ chế phối hợp các LLGD trong việc tổ chức HĐGD PN TNXH cho HS

0 0 0 24 3454.93 3383 79 73 1013.34

5.

Kiểm tra, giám sát, đánh giá, rút kinh nghiệm đối với công tác phối hợp các LLGD trong việc tổ chức HĐGD PN TNXH cho HS

0 0 0 29 340 4.92 91 95 120 16 47 2.55

6.

Xây dựng các điều kiện về thông tin, cơ sở dữ liệu, CSVC, thiết bị, tài chính cho công tác phối hợp các LLGD trong việc tổ chức HĐGD PN TNXH cho HS

Qua số liệu thu thập được nêu trong Bảng 2.15, tất cả các nội dung đưa ra khảo sát bởi CBQL, GV trong công tác quản lý sự phối hợp giữa các lượng tham gia tổ chức hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT đều rất cần thiết, rất quan trọng (ĐTB của các nội dung khảo sát này có giá trị từ 4.91 đến 4.99). Trong đó, quản lý việc xây dựng và ban hành các quy định nội bộ về công tác phối hợp giữa các LLGD tham gia tổ chức hoạt động GDPN TNXH cho HS là quan trọng nhất, là yếu tố quyết định đem lại hiệu quả (ĐTB mức độ rất quan trọng có giá trị cao nhất đến 4.99).

Tuy vậy, từ kết quả Bảng 2.15, các CBQL, GV trong nhóm khảo sát cũng chỉ ra khả năng quản lý công tác phối hợp giữa các lực lượng tham gia hoạt động GDPN TNXH cho HS của các nhà trường gặp rất nhiều khó khăn, bất cập, chưa đem lại hiệu quả thật sự. Chẳng hạn, những nội dung quan trọng cần quản lý, triển khai, thực hiện trong thực tế còn mang tính hình thức, mờ nhạt tại các nhà trường như quy định nội bộ về công tác phối hợp (ĐTB mức độ thực hiện đạt giá trị trung bình: 3.15 < 3.4), việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ phối hợp (ĐTB mức độ thực hiện đạt giá trị trung bình: 3.23 <3.4), nội dung, hình thức phối hợp, cơ chế phối hợp (ĐTB mức độ thực hiện đạt giá trị trung bình: 3.34 < 3.4). Đặc biệt, các khâu kiểm tra, giám sát, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện còn yếu (ĐTB mức độ thực hiện đạt giá trị yếu: 2.55 < 2.6) và khâu quản lý xây dựng các điều kiện về thông tin, cơ sở dữ liệu, cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính cho công tác phối hợp cũng là khâu yếu (ĐTB mức độ thực hiện đạt giá trị yếu: 2.57 < 2.6).

Nguyên nhân của tồn tại: Qua ý kiến của nhóm khảo sát, nhất là các CBQL trên địa bàn huyện Núi Thành đều cho rằng nguyên nhân của các tồn tại nói trên, cơ bản đều do cơ chế, chính sách, các văn bản quy định công tác phối hợp tổ chức hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT giữa các bộ, ban, ngành từ Trung ương đến địa phương còn chồng chéo, bất cập, nhất là quy định về tài chính chi cho công tác này chưa rõ ràng, chưa được quan tâm đúng mức.

2.4.5. Thực trạng quản lý các điều kiện tổ chức hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT

Chúng ta biết rằng, các trường học, nơi nào có đủ điều kiện để tổ chức tốt mọi hoạt động GDPN TNXH cho HS thì ở đó chắc chắn sẽ đẩy lùi TNXH xâm nhập vào trong học đường hiệu quả. Các điều kiện đó là gì? Mức độ quan trọng như thế nào? Mức độ triển khai thực hiện ra sao trong thực tế? Chúng ta cần tìm hiểu qua việc thu thập ý kiến đánh giá của CBQL, GV tại các trường THPT huyện Núi Thành bằng phiếu hỏi, phỏng vấn thể hiện qua Bảng 2.16 như sau:

Bảng 2.16. Đánh giá thực trạng quản lý các điều kiện tổ chức hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT

STT Các nội dung khảo sát

Mức độ quan trọng (1-Hoàn toàn KQT; 2- KQT;3-ít QT; 4-QT; 5- RQT) Mức độ thực hiện (1-Kém;2-Yếu;3-TB; 4-Khá; 5-Tốt) 1 2 3 4 5 𝑋̅ 1 2 3 4 5 𝑌̅ 1.

Môi trường tinh thần cho HĐGD có tính thân thiện, khuyến khích GV và HS sáng tạo, chủ động trong rèn luyện và tự rèn luyện

0 0 0 14 355 4.96 30 66 99 23 1523.55

2.

Môi trường vật chất được thiết kế an toàn, thân thiện và có tính giáo dục, thẩm mỹ cao

0 0 0 69 300 4.81 26 94 85 38 126 3.39

3.

Trang thiết bị, tài liệu phục vụ HĐGD được trang bị theo chuẩn, phù hợp nội dung, yêu cầu đổi mới GD

0 0 0 93 276 4.75 90 92 11910 58 2.60

4.

Các mối quan hệ hợp tác, chia sẽ nguồn lực trong tổ chức HĐGD PN TNXH với các bên liên quan được tổ chức đa dạng, hợp lý

0 0 0 132 237 4.64 89 92 12319 46 2.57

5.

Nguồn lực tài chính ổn định, đảm bảo các yêu cầu chi phí cho HĐGD theo chuẩn

0 0 0 27 342 4.93 90 93 13113 41 2.51

6.

Chính sách nội bộ (quy chế chi tiêu nội bộ) có tính khuyến khích, ưu đãi đối với GV, NV, LLGD, HS có thành tích trong GD

0 0 0 32 337 4.91 91 96 12020 42 2.53

Qua số liệu đánh giá của Bảng 2.16, chúng ta nhận thấy CBQL, GV đều yêu cầu rất cao trong công tác quản lý các điều kiện có nội dung khảo sát tại các trường THPT trên địa bàn huyện Núi Thành để tổ chức tốt hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT (ĐTB của các nội dung khảo sát này có giá trị từ 4.64 đến 4.96). Trong đó, số liệu chỉ ra rằng, CBQL các tường THPT phải chú trọng các điều kiện về môi trường tinh thần có tính thân thiện, khuyến khích GV và HS sáng tạo; môi trường vật chất được thiết kế an toàn, thân thiện và có tính giáo dục, thẩm mỹ cao; nguồn lực tài chính ổn định, bảo đảm các yêu cầu chí phí cho hoạt động giáo dục theo chuẩn; quy chế chi tiêu nội bộ có tính khuyến khích, ưu đãi, động viên đối với GV, NV, LLGD, HS có thành tích tốt.

Tuy nhiên, số liệu trong Bảng 2.16 cũng chỉ ra rằng, mong muốn của mỗi nhà trường về điều kiện tốt nhất để tạo được môi trường giáo dục đảm bảo an toàn, chất lượng, nhưng thực tế việc tổ chức triển khai, thực hiện gặp nhiều khó khăn, bất cập,

không có tính khả thi. Thứ nhất, là nguồn tài chính không thể đảm bảo chi phí cho hoạt động GDPN TNXH cho HS (ĐTB mức độ thực hiện đạt giá trị yếu thấp nhất

𝑌̅ = 2.51). Thứ hai, khó có chính sách nội bộ có đủ kinh phí để khuyến khích, ưu đãi, động viên GV, LLGD, HS có thành tích tốt (ĐTB mức độ thực hiện đạt giá trị yếu thấp thứ hai 𝑌̅ = 2.53). Thứ ba, khi tổ chức các mối quan hệ hợp tác, chia sẻ nguồn lực trong tổ chức hoạt động GDPN TNXH cho HS với các bên liên quan khó đảm bảo tính đa dạng và hợp lý (ĐTB mức độ thực hiện đạt giá trị yếu thấp thứ ba 𝑌̅ = 2.57).

2.4.6. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả GDPN TNXH cho HS THPT

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)