Thực trạng quản lý phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động GDPN

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 62 - 63)

7. Cấu trúc luận văn

2.4.3. Thực trạng quản lý phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động GDPN

Để biết rõ thực trạng quản lý phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động GDPN TNXH cho HS của các trường THPT trên địa bàn huyện Núi Thành, chúng tôi tiến hành thu thập ý kiến đánh giá của CBQL, GV thông qua phiếu hỏi, phỏng vấn. Kết quả thu được thể hiện qua Bảng 2.14 như sau:

Bảng 2.14. Đánh giá thực trạng quản lý phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT

STT Các nội dung khảo sát

Mức độ quan trọng (1-Hoàn toàn KQT; 2- KQT;3-ít QT; 4-QT; 5- RQT) Mức độ thực hiện (1-Kém;2-Yếu;3-TB; 4-Khá; 5-Tốt) 1 2 3 4 5 𝑋̅ 1 2 3 4 5 𝑌̅ 1.

Hướng dẫn GV, các LLGD liên quan lựa chọn PP/HTTC HĐGD PN TNXH phù hợp với nội dung GD

0 0 0 24 345 4.93 32 82 90 47 1183.37

2.

Chỉ đạo GV, các LLGD liên quan và HS sử dụng đa dạng các PPGD, HTTC giáo dục tích cực; chủ động đổi mới PP/HTTC HĐGD

0 0 0 45 324 4.88 91 94 115 15 54 2.59

3.

PP/HTTC HĐGD của GV, các LLGD liên quan hướng đến giáo dục HS phương pháp tự rèn luyện

0 0 0 136 233 4.63 64 70 118 58 59 2.94

4.

GV, các LLGD liên quan lựa chọn PP/HTTC HĐGD tính đến đặc điểm, tâm sinh lý của HS/nhóm HS

0 0 0 79 290 4.79 33 58 110 89 79 3.33

5.

Các PP/HTTC HĐGD được lựa chọn sử dụng phù hợp với điều kiện của nhà trường và cộng đồng (CSCV, thiết bị, môi trường GD, …)

0 0 0 104 265 4.72 35 73 110 59 93 3.28

Qua kết quả từ Bảng 2.14, nhóm khảo sát cho biết các trường THPT đều đánh giá mức độ rất cao về việc cần hướng dẫn GV, các LLGD liên quan lựa chọn phương pháp (PP), hình thức tổ chức (HTTC) hoạt động giáo dục (HĐGD) PN TNXH phù hợp với nội dung giáo dục quy định hiện nay (ĐTB của các nội dung khảo sát này có giá trị từ 4.88 đến 4.93). Đồng thời, các nội dung PP/HTTC còn lại các nhà trường cũng cho là rất quan trọng, các nhà quản lý cần chú ý để triển khai thực hiện (ĐTB của các nội dung khảo sát có giá trị trên 4.6).

Tuy nhiên, kết quả khảo sát tại Bảng 2.14, cũng cho chúng ta thấy, mức độ tổ chức thực hiện một số PP/HTTC chưa đạt được hiệu quả, còn ở mức độ trung bình, yếu khi CBQL các trường THPT triển khai đến GV, HS như công tác chỉ đạo GV, các LLGD liên quan và HS sử dụng đa dạng các PPDH, HTTC giáo dục tích cực, chủ động đổi mới

PP/HTTC HĐGD hoặc hướng đến giáo dục HS phương pháp tự rèn luyện (ĐTB khi triển khai thực hiện trong thực tế của các nội dung khảo sát này chỉ đạt từ 2.59 đến 3.37).

2.4.4. Thực trạng quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia vào hoạt động GDPN TNXH cho HS THPT

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện núi thành tỉnh quảng nam (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)